Thầy giáo làm thơ chậm lương, chủ tịch tỉnh phản hồi

Ngày 31/1, một thầy giáo ở huyện miền núi Nghệ An đăng bài thơ về chậm nhận lương lên Facebook. Cùng ngày, chủ tịch UBND tỉnh này lập tức có phản hồi tích cực.

Ngày 31/1, một thầy giáo ở huyện miền núi Nghệ An đăng bài thơ về chậm nhận lương lên Facebook. Cùng ngày, chủ tịch UBND tỉnh này lập tức có phản hồi tích cực.

Bài thơ được cho là của thầy giáo Phan Thúc Định gửi ông Nguyễn Xuân Đường - Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An - đăng trên tài khoản Facebook của thầy Định.

Bài thơ như sau:

“MẤY KHÚC TÂM TÌNH!

(Kính gửi anh Nguyễn Xuân Đường, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An)

Em chẳng hiểu vì lẽ gì anh nhỉ
Ba mốt rồi vẫn chẳng thấy lương đâu?
Từng trong nghề chắc anh hiểu vì sao
Người dạy học trễ lương thường bối rối...

Em được biết ở miền xuôi lương đã tới
Sao đến giờ các huyện miền núi vẫn im hơi?
Cứ nghĩ đường xa nên chắc chậm it́ hôm thôi
Nay hết tháng vẫn bặt vô âm tín.

Nghề chúng em thường quen câm nín
Phận mỏng cánh chuồn nên ngại lắm phong ba
Giật gấu vá vai cũng chẳng dám nói ra
Sợ trăm mối đành âm thầm chịu đựng...

Là đồng hương nay là người đầu tỉnh
Cũng đã từng ''giáo án dán áo'' rồi
Xin anh xét cho chút tình khó nói
Gọi xuống huyện nhà xem có trả hay thôi???

P/s, anh ơi em ở huyện Quỳ Hợp anh nhé!
31/12/2018.
PTĐ.

Sau khi bài thơ trên đăng lên Facebook cá nhân của thầy Định, hơn 50 lượt chia sẻ, hơn 330 lượt like (thích) và nhiều bình luận đồng cảm với nỗi niềm giáo viên miền núi chậm lương.

Thay giao lam tho cham luong, chu tich tinh phan hoi hinh anh 1
Thầy Phan Thúc Định. Ảnh: FBNV.

Thầy Phan Thúc Định là giáo viên dạy môn Ngữ văn, trường THPT Quỳ Hợp 2, tỉnh Nghệ An.

Thầy Định chia sẻ giáo viên miền núi khó khăn, tết cận kề rồi nhưng chưa thấy lương đâu. Sáng nay, nam giáo viên có lên trường hỏi thì cũng chưa có lương. Bây giờ, lương trả qua thẻ rút tiền tự động mà ở miền núi đi ra ATM rất vất vả. Cả vùng miền núi có một cọc ATM để rút tiền, có khi ngồi chờ mấy ngày mới rút được tiền tiêu.

"Nhiều năm, chúng tôi ngày 28, 29 Tết cứ ngồi sắp hàng ở cọc ATM mà không rút được tiền mà tiêu. Có những năm, vợ, chồng thay nhau sắp hàng túc trực rút tiền. Cứ nghĩ đến ngày sát tết mới có lương, đi xếp hàng rút tiền rất buồn, tôi mới cảm tác làm bài thơ nêu nỗi niềm chung giáo viên miền núi", thầy Định nói.

Theo thầy giáo này, cuộc sống giáo viên miền núi khó khăn nên mong muốn có lương sớm để trang trải trong cuộc sống.

Thay giao lam tho cham luong, chu tich tinh phan hoi hinh anh 2
Bài thơđăng trên trang Facebook cá nhân. Ảnh chụp màn hình.

Được biết, trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, nhiều đơn vị chưa có lương chứ không chỉ giáo viên.

Ông Hồ Bình Minh, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Quỳ Hợp, chia sẻ không chỉ bậc THPT, giáo viên mầm non đến THCS cũng chưa có lương. Năm 2017, lương nhanh hơn, năm nay hơi chậm.

"Tiền thì có rồi nhưng chưa rút được bởi muốn rút lương là phải giao chỉ tiêu biên chế. Nguyên nhân chậm lương là chuyển thời giữa năm cũ và năm mới. Tiền phía tài chính đã chuyển rồi, nhưng vì bên ngành nội vụ chưa có số liệu cụ thể chỉ tiêu biên chế nên chưa rút được ở kho bạc", ông Minh cho hay.

Trao đổi với PV qua điện thoại, ông Nguyễn Xuân Đường, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, cho biết tỉnh không thiếu nguồn trả lương và chế độ chính sách. Có thể đơn vị đó làm thế nào dẫn đến chậm rút lương cho giáo viên.

"Tôi đã cho giám đốc Sở Tài chính kiểm tra rồi, đã có kế hoạch, dự toán rồi, cứ ngày đến tháng ra kho bạc rút tiền lương cho giáo viên chứ không có vấn đề gì. Đây không phải là cơ chế xin cho…”, ông Đường khẳng định.

Ông Đường cũng cho biết ông đã điện cho chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp đến ngay nhà thầy giáo gặp gỡ, xem tình hình và làm rõ lý lo chậm lương.


Theo Pháp luật TP.HCM



giáo viên

lương giáo viên


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.