Vợ cũ Huy Khánh dạy các con cách tránh bị xâm hại

Gần đây, nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em bị phanh phui khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Cũng như bao bậc làm cha mẹ khác, vợ cũ diễn viên Huy Khánh - doanh nhân Lương Hoàng Anh đã trang bị cho con những kiến thức cần thiết để tránh bị xâm hại.

Gần đây, nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em bị phanh phui khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Cũng như bao bậc làm cha mẹ khác, vợ cũ diễn viên Huy Khánh - doanh nhân Lương Hoàng Anh đã trang bị cho con những kiến thức cần thiết để tránh bị xâm hại.

Chị dạy con "cần tránh xa đàn ông lạ mặt muốn đụng vào người mình". Nếu dùng nhà vệ sinh công cộng, các bé được mẹ dặn quan sát xung quanh và bên trong, không có ai mới được vào. Trước khi ra ngoài, bé phải nhìn qua khe cửa đề phòng người lạ rình và ập vào có hành vi xâm hại. Trong mối quan hệ với bạn bè, các bé cũng được dạy "không ai được đụng vào người con" hay có hành động gần gũi như ôm, hôn, kể cả bạn trai lẫn bạn gái. Chỉ được phép nắm tay khi tham gia một trò chơi tập thể.

Ngoài ra, chị Hoàng Anh chia sẻ bài viết về: "Làm gì khi biết con bị xâm hại?". Đây là những lời khuyên của tổ chức Parents Protect đối với các bậc cha mẹ khi có trẻ bị xâm hại tình dục.

sao việt, huy khánh, vợ cũ huy khánh, xâm phạm trẻ em, ấu dâm, dạy con tránh bị xâm hại

Vợ cũ diễn viên Huy Khánh chia sẻ bài viết về: "Làm gì khi biết con bị xâm hại?"

Nội dung như sau:

"Cách bạn phản ứng với trẻ là cực kỳ quan trọng

3/4 số trẻ bị xâm hại tình dục không nói cho bất kỳ ai và nhiều người trong số họ giữ bí mật đó cho tới tận lúc nhắm mắt xuôi tay. Những kẻ xâm hại tình dục nhiều khả năng là người chúng ta biết, thậm chí có thể là người chúng ta quý mến.

8/10 đứa trẻ bị xâm hại tình dục biết thủ phạm là ai. Đó là người trong gia đình, bạn bè, hàng xóm, người trông trẻ – nhiều người giữ những vị trí cao trong xã hội. Mối quan hệ giữa thủ phạm và nạn nhân càng gần gũi thì họ càng ít nói về điều đó.

Trẻ em thường tìm cách cho chúng ta thấy điều đang làm nó lo lắng và sợ hãi hơn là nói cho chúng ta biết. Vậy nên hãy để ý đến những dấu hiệu đó. Tuy nhiên, trẻ cũng có thể đưa ra vài gợi ý mơ hồ rằng có điều gì đó không ổn đang diễn ra. Thông tin trẻ đưa ra có thể không được rõ ràng hoặc trẻ có thể không đủ vốn từ vựng để giải thích được điều gì đang xảy ra với chúng. Cách người lớn phản ứng với trẻ là cực kỳ quan trọng.

Phản ứng với trẻ kịp thời với lòng yêu thương

Nếu bạn thấy trẻ đang cố nói cho bạn biết hoàn cảnh của nó, hãy đáp lại một cách nhanh chóng với tất cả sự thương yêu và săn sóc của mình.

Hãy đặt trọn niềm tin vào đứa trẻ

Khi một đứa trẻ tin bạn đến mức kể cho bạn về việc nó bị xâm hại tình dục, bạn hãy luôn nhớ rằng rất hiếm khi chúng nói dối. Mặc dù thật khó để tin rằng một người bạn tin tưởng lại có thể xâm hại đứa trẻ, khả năng trẻ vu khống về hành vi tình dục của người lớn là rất ít.

Áp lực khiến cho trẻ giấu diếm chuyện bị lạm dụng tình dục là rất lớn. Phải cực kỳ can đảm thì trẻ mới chịu nói. Việc trẻ chối hay rút lại lời đã nói cũng khá phổ biến. Đôi khi, cách trẻ đánh giá về sự việc có thể thay đổi theo thời gian. Điều này là bình thường và không nên là lý do khiến bạn không tin lời trẻ nữa.

Luôn ủng hộ trẻ

Bạn phải cho trẻ thấy là bạn luôn luôn ủng hộ chúng. Đừng bao giờ làm ngơ với những gì chúng nói.

Hãy bình tĩnh

Nếu trẻ nói với bạn về chuyện bị xâm hại tình dục, đừng nổi nóng. Hãy giữ bình tĩnh và vững vàng. Nếu bạn nổi nóng, trẻ có thể nghĩ là bạn sẽ phạt chúng – bạn vô tình phản ứng đúng như những gì kẻ thủ ác mong muốn.

Luôn săn sóc trẻ

Luôn làm cho trẻ biết rằng bạn yêu chúng và chúng không làm gì sai cả. Luôn nói với trẻ như vậy. Trẻ sẽ muốn thấy rằng người lớn tin chúng và sẽ làm mọi thứ để bảo vệ chúng. Hãy chắc chắn là trẻ biết rằng việc chúng nói với bạn là hoàn toàn đúng đắn và bạn rất vui vì trẻ đã tìm đến nói với bạn.

Đối mặt với thực tế

Khi biết được sự việc, người lớn phải đối mặt với nó và bảo vệ đứa trẻ bằng mọi giá.

Làm tất cả những gì có thể để tránh cho trẻ khỏi những mối nguy hại khác.

Nhờ giúp đỡ

Liên hệ với chuyên gia để nhờ họ chỉ cho bạn cách bảo đảm an toàn và hàn gắn vết thương này. Bạn cũng cần sự trợ giúp của cảnh sát để bảo vệ trẻ và đưa thủ phạm ra ánh sáng.

Đừng tuyệt vọng và buông xuôi

Trẻ có thể phục hồi được sau khi bị xâm hại tình dục. Rất đau đớn khi biết người bạn yêu thương bị xâm hại nhưng việc trẻ phục hồi là hoàn toàn có thể.

Trẻ có thể cảm thấy như thế nào?

Sợ hãi

Sợ kẻ xâm hại sẽ làm hại mình hoặc người thân.

Sợ rằng sẽ không có ai tin chúng.

Lo lắng về những gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Hoang mang và giằng xé.

Không chắc chắn có thể tin được ai.

Cảm thấy muốn bảo vệ và/hoặc thương người đã xâm hại mình.

Hối tiếc vì đã nói ra chuyện này (và có thể rút lại lời đã nói).

Tội lỗi và xấu hổ

Tin rằng bản thân phải chịu trách nhiệm cho việc bị xâm hại.

Cảm thấy tội lỗi vì đã kể ra và làm gia đình đau khổ.

Cảm thấy xấu hổ nếu có khoái cảm sinh lý khi bị xâm hại.

Hy vọng và thanh thản

Cảm thấy nhẹ nhõm khi trút được gánh nặng giữ bí mật.

Cảm thấy hy vọng rằng việc xâm hại sẽ chấm dứt từ đây.

Trường hợp việc xâm hại xảy ra trong gia đình

Nhờ người ngoài giúp đỡ

Nếu đứa trẻ bị người trong gia đình xâm hại, mỗi người trong gia đình đều sẽ cảm thấy bị ảnh hưởng. Thông thường, gia đình sẽ cần người ngoài trợ giúp để vượt qua được những cảm xúc này và để hướng dẫn họ cách hàn gắn vết thương gia đình.

Những cảm xúc mâu thuẫn

Khi sự việc xảy ra trong nội bộ gia đình, nỗi đau chúng ta phải trải qua có thể là những cảm xúc vừa hoang mang, vừa giằng xé. Bạn có thể cảm thấy đau khổ tột cùng về những gì xảy ra với đứa trẻ, vừa vẫn thương yêu và lo lắng cho thủ phạm.

Cha mẹ và người thân cảm thấy như thế nào?

Tức giận

Lên cơn thịnh nộ với kẻ đã hãm hại đứa trẻ, kẻ phản bội lại sự tin tưởng của bạn và lừa dối bạn.

Nổi nóng với trẻ vì nó đã không nói cho bạn sớm hơn.

Tội lỗi

Cảm thấy tội lỗi vì đã không trông chừng để bảo vệ trẻ đúng lúc (ngay cả khi bạn biết rằng kẻ xâm hại đã làm việc này một cách hết sức kín kẽ).

Cảm thấy tội lỗi vì đã trót yêu thương và quan tâm tới kẻ xâm hại đứa trẻ.

Sợ hãi

Sợ hãi về chuyện việc này sẽ ảnh hưởng thế nào tới đứa trẻ.

Sợ hãi về tương lai của gia đình và hậu quả xảy ra với kẻ xâm hại.

Mất mát và cô độc

Đau lòng vì đã vĩnh viễn mất cuộc sống ta từng có.

Cảm thấy cực kỳ cô độc.

Tiếp cận thủ phạm

Nếu bạn không muốn ai khác trợ giúp, bạn có thể cân nhắc tiếp cận trực tiếp với người mà bạn nghi là kẻ xâm hại. Khi đó, bạn cần phải nhớ mấy điều sau:

Đừng vội quy kết hay đối đầu với họ. Làm như vậy sẽ giúp giảm khả năng người đó tự vệ và phản ứng ngược lại.

Đi vào vấn đề cụ thể và nói rõ phản ứng của bạn cho họ.

Hỏi những câu đơn giản và thẳng thắn.

Cho người đó biết là họ có thể được giúp đỡ nếu cần, ai cũng có thể làm lại cuộc đời, trước hết bằng cách chịu trách nhiệm với những tai ương mình gây ra, trả giá cho nó, và cam kết thay đổi.

Nếu bạn quan tâm đến họ, hãy cho họ biết điều đó. Tình thương là một yếu tố quan trọng khiến cho thủ phạm thú nhận và chịu trách nhiệm với việc làm của mình.

Có thể bạn sẽ phải nói chuyện với họ nhiều lần.

Khi sự việc vỡ lở, thủ phạm sẽ cảm thấy như thế nào?

Tức giận

Tức giận vì đứa trẻ đã nói ra chuyện này.

Xấu hổ và ăn năn

Cảm thấy cực kỳ căm ghét bản thân, có thể muốn huỷ hoại bản thân.

Ăn năn vì việc đã làm.

Sợ hãi

Sợ hậu quả pháp lý.

Sợ mất gia đình và người thân, mất nhà, mất danh dự, uy tín và việc làm.

Sợ cái nhìn khinh thường của mọi người.

Nếu người xâm hại cũng là trẻ nhỏ hoặc trẻ mới lớn, chúng sẽ sợ bị mang ra khỏi nhà hoặc mất bạn bè.

Khước từ

Cảm thấy có động cơ để khước từ và biện minh cho việc làm của mình.

Nhẹ nhõm và hy vọng

Cảm thấy nhẹ nhõm vì trút được gánh nặng phải giữ bí mật.

Hy vọng rằng sẽ được giúp đỡ vượt qua vấn đề mà họ đã phải âm thầm chịu đựng bấy lâu nay".

sao việt, huy khánh, vợ cũ huy khánh, xâm phạm trẻ em, ấu dâm, dạy con tránh bị xâm hại

sao việt, huy khánh, vợ cũ huy khánh, xâm phạm trẻ em, ấu dâm, dạy con tránh bị xâm hại

Chị Lương Hoàng Anh bên các con

Theo An Nhiên / Gia đình Việt Nam


bạo lực học đường

Nữ sinh đánh nhau

cô giáo

xâm hại tình dục


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.