“Bệnh” nghiện mua sắm

Hoàng Oanh, cô gái 26 tuổi, hiện là một công chức trong ngành giáo dục tại Bình Dương. Cô có một thói quen là thường xuyên đi mua sắm quá mức. Điều này làm cuộc sống của cô hoàn toàn bị đảo lộn và gây cho cô những khó khăn về cảm xúc.

Hoàng Oanh, cô gái 26 tuổi,hiện là một công chức trong ngành giáo dục tại Bình Dương. Cô có một thóiquen là thường xuyên đi mua sắm quá mức. Điều này làm cuộc sống của cô hoàntoàn bị đảo lộn và gây cho cô những khó khăn về cảm xúc.

Vấn đề của cô bắt đầu từ cáchđây ba năm, khi cô ra trường và đi làm. Lúc đầu cuộc sống của cô rất bìnhthường, tập trung cho công việc với một niềm yêu thích, thường giải trí vớibạn bè một cách điều độ, có người yêu và cuộc sống tình cảm hoàn toàn bìnhthường. Tuy nhiên, sau đó cô có một thói quen là thường xuyên đi mua sắm quámức. Điều này làm cuộc sống của cô hoàn toàn bị đảo lộn và gây cho cô nhữngkhó khăn về cảm xúc.

“Bệnh” nghiện mua sắm

Có nhiều người có thói quen là thường xuyên đi mua sắm quá mức

Thôi thúc cảm giác phải đimua

Hầu như tuần nào Oanh cũng đisiêu thị 2-3 lần, lúc đầu do sự thôi thúc phải đi, trong đầu cô nghĩ chỉ đếnxem qua cho biết. Tuy nhiên, lần nào ra về cô cũng mua một túi đồ lớn, nhiềumón cô mua không phải do nhu cầu mà vì không thể cưỡng lại được ham muốnphải mua bằng được món đồ cô thích.

#

Tháng nào cô cũng có vài giaiđoạn thay đổi tính tình nghiêm trọng mỗi khi hết tiền. Không có tiền đi siêuthị, cô không thể tập trung vào công việc, hay ngồi im lặng một mình, khóngủ, ăn không ngon miệng, chán nản và mệt mỏi, thờ ơ với các hoạt động xungquanh...

Điều này càng ngày càng làmgiảm sút hoạt động xã hội bình thường của cô, cô ít tiếp xúc với mọi người,ít quan tâm đến công việc, thậm chí mối quan hệ của cô với bạn trai cũngthường xuyên có khó khăn...

Những trường hợp như HoàngOanh được chẩn đoán là rơi vào trạng thái bị cưỡng bức bởi xung động mua sắmquá mức mà nhiều nhà chuyên môn hay gọi là trường hợp nghiện mua sắm(addiction shoping) - một tình trạng rối loạn hành vi được điều khiển bởicác xung động cưỡng chế mà người mắc phải không thể kiểm soát được.

Người mắc xung động mua sắmthường bị thôi thúc bởi cảm giác phải đi mua những món đồ mà đôi khi khôngthật sự cần thiết cho bản thân họ và những người xung quanh. Khởi đầu củaquá trình đi mua sắm bao giờ cũng giống nhau. Lúc đầu họ bị thôi thúc bởi ýnghĩ phải đến siêu thị, và họ chỉ nghĩ mình đến để xem hoặc mua 1-2 món đồvới những mục đích rõ rệt. Tuy nhiên, khi ra về họ thường mang theo rấtnhiều thứ mua được mà đôi khi họ cũng không biết mua với mục đích gì và cóthể họ sẽ chẳng bao giờ sử dụng chúng.

Hậu quả của những xung độngcưỡng chế mua sắm thường làm kế hoạch chi tiêu bị đảo lộn, nhiều người nợnần chồng chất hoặc phá sản. Đời sống xã hội khó khăn và thường mâu thuẫntrong gia đình và những người xung quanh.

Như một rối loạn hành vi

“Bệnh” nghiện mua sắm

Nghiện mua sắm là vấn đề vẫn còn nhiều tranh cãi

Hiện nay, nghiện mua sắm làvấn đề vẫn còn nhiều tranh cãi, các tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội Tâm thầnhọc Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế thế giới đều chưa có tiêu chuẩn chẩn đoán cho rốiloạn này. Tuy nhiên, đây là một rối loạn từ lâu (có nguồn dẫn từ đầu thế kỷ19) và ngày càng gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho nhiều người với số người mắcngày càng tăng. Vì thế, nhiều nhà tâm thần và tâm lý học đã nghiên cứu sâuhơn về vấn đề này.

Viện quốc gia về lạm dụngchất của Mỹ đã coi rối loạn nghiện mua sắm như một rối loạn hành vi bởichúng có những nguyên nhân như các cưỡng chế hành vi khác mà “chất” gâynghiện ở đây không giống các chất khác (rượu, thuốc lá, ma túy). Tuy nhiên,nó đều có chung một đặc điểm là có một cảm giác kích thích trước khi có hànhvi mua sắm, theo sau là cảm giác hạnh phúc và hài lòng khi mua sắm, và sẽnảy sinh cảm giác có lỗi, lo âu sau khi mua sắm.

Bên cạnh đó, xung động muasắm thường là nguyên nhân tiềm tàng của các cảm xúc và hành vi bất lợi nhưphản ứng thất vọng, căng thẳng, tức giận hoặc lo hãi do mua sắm; một cảmgiác phá vỡ thói quen sinh hoạt và chi tiêu theo tiêu chuẩn kiểm soát của cánhân và gia đình - điều này gây căng thẳng hoặc xung đột trong gia đình vàcác mối quan hệ khác, có một cảm giác lo âu khi mua sắm, trải nghiệm vớinhững cảm giác bỏ qua những cấm kỵ trong nhận thức của bản thân khi mua sắm,có cảm giác tội lỗi hoặc hối lỗi sau khi mua sắm bởi phá vỡ những lời hứacủa bản thân, mua những thứ mà đôi khi không bao giờ sử dụng và vượt quá quyđịnh chi tiêu bởi nằm ngoài mục đích sử dụng, lo lắng về tài chính của giađình và bản thân bởi dành nhiều kinh phí đi mua sắm.

Nguyên nhân

Khai thác trên các yếu tố lâm sàng, các nhà tâm lý và tâm thần đều thừa nhận một số nguyên nhân sau:

- Nghiện mua sắm có thể là một hình thức phóng chiếu sự thiếu thốn về mặt tình cảm;

- Việc cá nhân không có khả năng đối phó đúng cách với các vấn đề khó khăn của bản thân như là sự cô đơn, tức giận hoặc trống vắng;

- Một trong những cách phân tâm cảm xúc của vấn đề xung đột và khủng hoảng;

- Mua sắm như một cách loại bỏ trầm cảm và lo âu;

- Là phương pháp để tìm kiếm sự mạo hiểm và hứng thú bản thân;

- Mua sắm là cách để kiểm soát những cơn bốc đồng mà không thể kiểm soát bằng cách khác...

Theo Tuổi Trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.