Bi hài chuyện "mợ nó lái xe"

“Hễ lên xe là vợ em đòi lái. Và hễ gặp tình huống nào phía trước là nàng phanh đánh hự một cái, rồi cứ ỳ ra đó khiến em bị người qua lại lườm rát cả mặt”.

“Hễ lên xe là vợ em đòi lái.Và hễ gặp tình huống nào phía trước là nàng phanh đánh hự một cái, rồi cứ ỳra đó khiến em bị người qua lại lườm rát cả mặt”.

Chị em đi học lái và biết láingày một nhiều, chính vì thế càng có lắm chuyện “truyền kỳ” về “mợ nó láixe” được anh em kể lại.

Phanh gấp và… ôm đầu

Bi hài chuyện "mợ nó lái xe"

Các quý ông cũng công nhận rằng, khi đã lái quen rồi thì xế nữ chả thua gì xế nam, thậm chí tay lái nữ còn an toàn hơn

Các quý ông cũng công nhậnrằng, khi đã lái quen rồi thì xế nữ chả thua gì xế nam, thậm chí tay lái nữcòn an toàn hơn. Nhưng khi chưa quen thì chị em lắm phen làm các đấng màyrâu vừa bực vừa buồn cười vì họ phản ứng chậm và rất lúng túng khi xử lýtình huống.

“Có lần tớ đang quamột cái bùng binh thì tự nhiên ở bên tay phải tớ, một con Mẹc trắng ở phíasau vọt lên, ép sát xe mình vào bùng binh, rồi khi đã ở trước mũi tớ và quayngang xe chuẩn bị rẽ trai thì chẳng hiểu sao đứng ỳ ra đó. Mình tắc tị, mấyxe phía sau cũng ùn lại. Ngó con Mẹc thì thấy một em trông rất đẹp và xìtin đang ôm sát vô lăng vào ngực, nhìn chằm chằm phía trước, trông rất căngthẳng. Chắc có mấy cái xe máy đi láo nên em ý không biết làm thế nào”,anh Cường, 34 tuổi, nhà ở khu Lò Đúc, Hà Nội, kể.

Còn Đình Phong, 27 tuổi, cườitoác khi kể chuyện vợ lái xe: “Từ hồi lấy được bằng, đi đâu nàng cũng đòilái. Em ngồi sau tim cứ giật thon thót, nhưng cứ phải im mồm. Lên tiếng mộtcâu là ăn mắng ngay. Vợ em đi đường rộng rãi thẳng thớm không sao, nhưng hễcó gì bất ngờ phía trước, dù còn xa tít, là nàng đã cuống lên đạp phanh đánhhự một cái, hai tay ôm đầu. Thế là cái xe cứ nằm ỳ ra giữa đường, bao nhiêuxe sau bấm còi inh ỏi. Chỉ khổ cái mặt em bị thiên hạ lườm cho bỏng rát,chắc họ nghĩ em là cái thứ đàn ông ăn hại gì mà không biết lái, mặt mo ngồisau một tài xế ‘kinh dị’ như vợ em”.

Còn anh Phương, nhà ở LươngYên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, thì kể: “Từ hồi lái xe, vợ mình chưa hềgây tai nạn gì, trừ thành tích chẹt chết không biết cơ man nào là chó, và cảgà nữa những lúc về quê. Mà bà ấy tài thật, mấy con chó con gà ấy đi xa títở phần đường chả liên quan gì đến bà ấy, bà ấy cũng thấy chúng nó rồi nêncuống quýt tránh, thế mà cuối cùng chúng nó cũng chui được vào gầm xe”.

Tắc đường vì… nữ tính

Bi hài chuyện "mợ nó lái xe"

Nhiều khi những khó chịu mà các nữ tài xế gây ra cho người đi đường không phải do trình độ lái xe hay khả năng xử lý tình huống và do chính nữ tính của họ

Nhiều khi những khó chịu màcác nữ tài xế gây ra cho người đi đường không phải do trình độ lái xe haykhả năng xử lý tình huống và do chính nữ tính của họ. Anh Trần Tuân, nhà ởPhúc Xá, Hà Nội, kể: “Đèn đỏ, xe tôi đỗ thứ ba tính từ vạch trắng. Đènxanh, hai cái xe trước vẫn không chịu đi. Bấm còi mãi không ăn thua, ngoáilại đằng sau thấy cả chục xe đang chờ, tôi sốt ruột mở cửa ra xem sao.

Trong cái taxi ngay trướctôi, anh chàng tài xế cũng đang cáu kỉnh bấm còi. Còn trên cái xe trên cùng,một cô nàng đang… trang điểm, tay cầm gương, tay cầm bông phấn chấm chấm,mắt chớp lia lịa. Tôi phải gõ cửa kính để nhắc, cô ta mới giật mình ngơ ngácquay ra. Nhưng đèn đã lại đỏ mất rồi”.

Chị Hồng Nga, 32 tuổi, nhà ởHoàng Mai, Hà Nội, kể: “Chiều chủ nhật, vợ chồng tôi chở nhau đi chơibằng xe máy, qua phố Lò Đúc được một đoạn, thấy xe ô tô sắp hàng dài thượt.Len qua được chỗ tắc này, tôi mới phì cười nhận ra thủ phạm là một cô gái điYaris đỏ. Cô ấy đang nhắn tin. Những ô tô phía sau cứ thế ngồi đợi nên khôngbiết nguyên nhân”.

Một điểm nữa ở những tân tàixế nữ khiến nam giới bực mình là họ chạy xe như rùa bò, nhưng lại vẫn lượnchình ình giữa đường, không vào hẳn làn nào nên xe sau không vượt được. ThuHằng, 24 tuổi, một cô gái lấy bằng lái cách đây hai tháng, thanh minh: “Emphải đi cẩn thận cho nó an toàn. Thế mà toàn bị các ông ấy chèn, vượt, cướpđường, lúc đi qua còn quát lác, lườm nguýt”. Để được thông cảm và đểcánh nam giới “tránh” ra một chút, Hằng dán một đề can có chữ “Womandriving” ở phía sau xe. Nhưng được ít ngày Hằng đã phải bóc đi vì từ ngày cónó, các tài xế nam càng cố vượt xe cô và khi đi qua thì tranh thủ ngó vàovới ánh mắt rất tò mò, chắc là để xem mặt mũi thế nào.

Vợ biết "xế" dù sao vẫn thích hơn

Tuy kêu ca nhưng thực ra Đình Phong rất thích vợ biết lái xe, và chính Phong"xúi" cô đi học. "Nói thế thôi chứ cảm giác ngồi sau tay lái của một phụnữ cũng thú vị phết. Tha hồ ngắm phố và ngắm nàng. Phụ nữ lái xe trông mạnhmẽ, cá tính và hay hay. Mà từ hồi vợ em biết lái, em tự do hẳn. Muốn đi đâu,nàng chỉ việc bảo chồng nhường xe, bắt chồng đi làm bằng xe máy, chứ emkhông phải chở đi nữa".

Còn anh Phương, phu quân của "nhà vô địch chẹt chó", thì không biết lái. Khivợ rủ cùng đi học "xế", anh bảo không hứng thú gì với xe cộ, nhưng lại rấtnhiệt tình ủng hộ vợ đi học, rồi chiều ý ngay khi vợ muốn mua xe. "Aicũng bảo nhất tôi, đã lấy được vợ trẻ lại còn có luôn cả tài xế riêng",Phương nói.

Một doanh nhân khá có tiếng ở Hà Nội cũng không thèm học lái xe, dù anh làngười thời thượng: năng động, ăn mặc đúng mốt, biết chơi ba bốn môn thểthao. Lý do anh đưa ra là đi đâu đã có tài xế công ty, còn đi việc riêng thìđã có vợ chở, chỉ khác là khi vợ cầm lái, anh ngồi cùng ở phía trước thay vìan tọa  hàng ghế sau. Mọi người thường mỉm cười khi nhìn người đàn ông caolớn này bước xuống từ xe bà xã, nhưng anh chẳng thấy ngại mà luôn khẳngđịnh: "Tin tưởng nhất tài xế vợ".

Theo Lam Giang
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.