Bi hài quanh chuyện đám tang

Tổ chức đám tang cho người đã khuất với những nghi lễ trang trọng là điều cần thiết. Tuy nhiên, xung quanh những nghi lễ đó vẫn còn nhiều chuyện cười ra nước mắt...

Tổ chức đám tang cho người đãkhuất với những nghi lễ trang trọng là điều cần thiết. Tuy nhiên, xung quanhnhững nghi lễ đó vẫn còn nhiều chuyện cười ra nước mắt... 

Đám tang là cách để thể hiện tấmlòng của người sống với người vừa khuất. Trong đó có sự tiếc thương, đau buồnxuất phát từ tình cảm thật. Nhưng cũng có khi, nhiều người làm đám tang rầm rộkhông vì người đang nằm trong quan tài kia, mà vì chính bản thân mình. Lắm lúc,cái chết của người này lại là niềm mong ước, là cơ hội để thể hiện tấm lòng củangười kia.

Bi hài quanh chuyện đám tang

Tổ chức đám tang cho người đã khuất với những nghi lễ trang trọng là điều cần thiết

Còn nhớ trong tác phẩm “Số đỏ”,nhà văn Vũ Trọng Phụng đã mô tả rất sắc sảo chuyện đám tang của cụ Cố trongchương “Hạnh phúc một tang gia”. Sự việc cụ Cố nằm xuống đã tạo điều kiện thuậnlợi cho tất cả mọi người tranh nhau khoe chức tước, trang phục hay sự hiếu thảogiả dối... mà họ ấp ủ bấy lâu nhưng chưa có dịp thực hiện. Những tưởng các câuchuyện nghịch lý cười ra nước mắt đó chỉ có trong “Số đỏ”, nhưng thực ra lạiluôn hiện diện giữa đời thường.

Khổ sở với khóc thuê, hát mướn

Ở nước ngoài, nhất là các nướcchâu Âu, nếu trong nhà có người mất thì gia đình lặng lẽ thu xếp, làm tang lễcàng nhanh chóng và yên lặng càng tốt. Nhưng ở Việt Nam, đám tang thường phảilong trọng, ồn ào và kéo dài cả tuần lễ.

Chuyện khóc trong đám tang cũngcó nhiều mâu thuẫn. Đã gọi là đám ma thì ít nhiều thường có nước mắt, nhưng cónhiều nơi “làm quá”, người nhà cứ thay nhau khóc lóc gào thét ầm ĩ suốt ngàyđêm, có nhà còn thuê cả đội quân khóc mướn như sợ người ta không biết nhà mìnhđang có tang. Trong ngõ tôi (29 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội), có một chị vốn ăn ởkhông được hiếu thuận lắm với mẹ chồng.

Khi mẹ chồng còn sống thì than bàsống dai, làm khổ con cháu nhưng khi bà vừa qua đời thì chị la khóc ầm trời: “Ối chúng mày khiêng mẹ tao đi đâu, trả mẹ cho tao ở nhà phụng dưỡng. Mẹ bỏ đithì con còn ai để mà bưng cơm rót nước mỗi ngày đây?”.

Buồn cười nhất là không khóc cũngkhông được vì thế nào cũng có lời ra tiếng vào “Xem nó kìa, cha ruột mất màkhông thèm nhỏ lấy một giọt nước mắt tiếc thương” hay “Bác gái ấy thật vôphúc, nằm xuống mà con cháu trong nhà cứ dửng dưng thế nào”... dù thực ra cókhi người lặng lẽ nhất mới chính là người thương tiếc thật sự.

Tâm lý đám tang mà không có tiếngkhóc thì sợ người ngoài cười chê, người đã khuất ra đi không thanh thản khiếnnhiều nhà phải trông cậy vào đội quân khóc mướn. Đây cũng từng là một nghề kháthịnh hành ở nước ta. Và có cát–xê phân biệt hẳn hoi, “khóc ướt” (khóc có nướcmắt) giá khác mà “khóc khô” (khóc không nước mắt) giá khác, tùy theo “nhu cầu sửdụng của khách hàng”.

Cậu bé Tam Mao trong bộ phimtruyền hình nổi tiếng của Trung Quốc “Cuộc đời phiêu bạt của Tam Mao” cũng từnglàm nghề khóc thuê và thời gian đầu mới “hành nghề”, lúc nào chú ta cũng phảitrang bị củ hành trong túi để “khóc ướt”. Theo nhịp sống hiện đại, có nhà tiếtkiệm khỏi cần thuê mà dùng tiếng khóc thu băng để bật vào đám ma nhưng cũng cókhi “hố hàng” vì băng rè, đĩa xước hoặc bỏ nhầm đĩa băng.

Ở miền Nam, chuyện khóc mướnkhông phổ biến nhưng lại có dịch vụ tạo tiếng cười trong các đám tang cũng mangnhiều bức xúc. Một số gia đình người Nam bật nhạc cho đám tang sôi động, gần nhưlà đang bật cho đám cưới.

Ý nghĩa của việc này không xấu,vì có tang nghĩa là đau buồn, đối với cả người còn sống và đã khuất, nên cầnphải xua tan bớt bầu không khí ảm đạm đó để mọi người được thanh thản hơn. Banđầu, những đám tang vui tươi chỉ xuất hiện trong cộng đồng người Hoa nhưng vềsau phổ biến hơn. Đám tang kiểu này không có tiếng khóc bi ai, kể lể não lòng màchỉ có những câu hát như “Yêu anh, em vượt giông tố” hay “Vội vàng làm chitrách nhau bạc tình”...

Tất nhiên, mọi chuyện không chỉdừng lại ở đó. Càng về sau, các đám tang vui tươi này càng trở nên lố bịch khiban nhạc gồm các anh pê-đê cứ ồn ào kèn trống suốt ngày đêm. Nhiều nhóm pê-đêkhông giữ được chừng mực, bắt đầu hát những câu bất lịch sự và biểu diễn các tròkhó coi khác, mặc kệ có trẻ em trong nhà.

Đáng trách hơn là có gia chủ cònhưởng ứng luôn, cha vừa chết mà con thì đầu chít khăn trắng, chân nhảy với pê-đêxinh tươi, bà con hàng xóm đến xem đông như trẩy hội, cười nói rôm rả. Cũng cógia chủ thấy bất bình và xông vào ẩu đả với chính nhóm nhạc pê-đê mà mình đãthuê.

Điều gì còn đọng lại sau đámtang?

Chẳng biết những đám tang nhưthế, linh hồn người đã khuất có thanh thản được không, nhưng dù làm đám tangtheo kiểu khóc lóc nỉ non hay hát múa tưng bừng để tỏ lòng hiếu thảo, tiếcthương của gia chủ thì hàng xóm láng giềng cũng là những người chịu khổnhất. Nếu là đám tang khóc thì cả ngày lẫn đêm đều phải nghe tiếng khóc vàtiếng nhạc “Lâm khốc” của phường bát âm.

Đám tang cười cũng chẳng vui hơnvì yên tâm rằng sẽ được các ban nhạc pê-đê phục vụ suốt đến 3-4 giờ sáng. Bìnhthường nhà hàng xóm bật đài to còn có thể góp ý nhưng trong đám tang, chẳng aidám nhắc nhở vì biết gia chủ đang “tang gia bối rối”, đang bận thể hiện lònghiếu thảo. Vậy nên mới có những người biết mình sắp lâm chung đã cẩn thận làm dichúc, trong đó ghi rõ “yêu cầu làm đám tang cho tôi nhẹ nhàng, đơn giản, nhạcphải tắt sau 10 giờ đêm...” vì sợ cảnh chết rồi mà vẫn còn làm phiền lòng hàngxóm.

Đời người, dẫu cho trăm tuổi rồicũng ra đi, khi sống không tranh thủ làm những điều tử tế cho nhau, thì lúc chếtrồi có khóc than, có ma chay tang viếng long trọng cũng đã muộn. Con người tamột khi nằm xuống là hết, là kết thúc mọi nỗ lực và cố gắng, kết thúc cả nhữngyêu thương và hờn ghen. Khi đó, mọi ân tình lễ nghĩa cũng về với đất, cũng trởthành cát bụi hư vô đi theo người đã khuất mà thôi.

Theo Bi hài quanh chuyện đám tang



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.