Bí quyết hàn gắn tình cảm vợ chồng

Cuộc sống gia đình khó có thể tránh được các va chạm. Vấn đề là sau va chạm, bạn phải tìm cách hàn gắn tình cảm vợ chồng.

Cuộc sống gia đình khó có thể tránh được các va chạm. Vấn đề là sau va chạm, bạn phải tìm cách hàn gắn tình cảm vợ chồng.

Tự xoa dịu vết thương trong lòng

Trong một trận cãi vã, cả hai vợ chồng thường buông những lời lẽ quá đáng về nhau. Như vậy, nỗi đau càng nhân lên gấp bội.

Khi hạ hỏa, bạn muốn làm lành với chồng để gìn giữ hạnh phúc gia đình? Đã có rất nhiều trường hợp các bà vợ cố gắng bỏ qua cho yên chuyện nhưng trong lòng vẫn mang nặng “hận thù”, vẫn cảm thấy nhói đau. Đây là điều vô cùng sai lầm.

Nếu vẫn giữ hận thù, hờn giận trong lòng, bạn khó có thể khiến chồng thấy tấm chân tình của bạn được. Trong cuộc sống, không phải ai cũng nhận ra điều này.

Vì vậy, điều đầu tiên bạn cần làm chính là tự xoa dịu vết thương trong lòng. Bạn hãy tự nói với bản thân mình rằng mọi việc đã qua rồi, anh ấy khiến bạn tổn thương cũng chỉ là quá lời, thực tâm anh vẫn rất yêu thương bạn.

Hãy nghĩ tới mọi điều tích cực của hai vợ chồng để thấy rằng nỗi đau nào rồi cũng sẽ qua, những trận cãi vã là cần thiết để vợ chồng hiểu nhau hơn, chứ không phải làm tổn thương nhau. 

Nghĩ được như vậy, tâm hồn bạn sẽ thanh thản, nhẹ nhõm, vết thương trong lòng sẽ được xoa dịu đi.

Cuộc sống gia đình khó có thể tránh được các va chạm. Vấn đề là sau va chạm, bạn phải tìm cách hàn gắn tình cảm vợ chồng.


Học cách tha thứ

Khi vết thương trong lòng “lên da non”, bạn sẽ thấy mọi việc đơn giản, nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Và từ đó, bạn dễ tha thứ hơn.

Đúng là anh ấy đã quá lời với bạn, mắng bạn không tiếc lời. Nhưng đó chỉ là trong phút nóng giận thôi phải không? Và bạn cũng từng quá lời với anh ấy mà. Vậy thì xí xóa thôi.

Và ngay cả khi sự việc còn đang khiến bạn nặng nề thì bạn vẫn nên tha thứ vì tha thứ là điều tốt đẹp mà bạn dành cho cả bản thân mình và cho người khác.

Tha thứ phá đi bầu không khí u ám trong gia đình, điều khiến cả bạn và chồng đều cảm thấy vô cùng mệt mỏi, bức bối.

Nếu không tha thứ cho nhau, các bạn vô tình xây dựng bức tường tiêu cực vững chắc, ngăn cản mọi điều tốt đẹp đến với cuộc sống gia đình.

Chủ động trò chuyện

Sau khi tự xoa dịu vết thương lòng và tha thứ cho chồng, bạn nên chủ động trò chuyện. Tại sao lại là bạn mà không phải anh ấy? 

Rất đơn giản, vì bạn là phụ nữ, anh ấy là đàn ông. Đàn ông có mấy ai chịu xuống nước đâu. Nếu bạn vẫn cố căng thẳng, tình hình sẽ tồi tệ hơn rất nhiều.

Bạn đừng nói gì về cuộc cãi vã. Chỉ ân cần hỏi anh ấy muốn ăn gì, bạn sẽ làm cho anh ấy. Chỉ như vậy thôi, anh ấy cũng đủ hiểu thành ý của bạn rồi.

Bạn nên nhớ rằng trò chuyện không chỉ đơn giản là cung cấp và tìm hiểu thông tin mà còn gắn kết hai con người với nhau. Vì vậy, đừng buông ra những lời lẽ cục cằn, thiếu suy nghĩ.

Nói về cuộc cãi vã

Khi hai vợ chồng hết giận dỗi, bạn không nên lờ cuộc cãi vã nghiêm trọng kia đi nữa. Bạn còn rất nhiều việc phải làm.

Nói về “chiến tranh cũ” không phải để tìm ra ai đúng, ai sai, không phải ngồi bình luận phân tích câu nào anh nói quá, câu nào bạn không khách quan. Nói ra là để vợ chồng tìm nguyên tắc mới cho cuộc sống.

Nguyên tắc nào thì phải phụ thuộc vào cuộc sống của từng cặp đôi. Nhưng về cơ bản, bạn và chồng nên thống nhất sẽ cố kiềm chế để tránh nói ra những lời không nên, không phải khiến cả hai tổn thương nặng nề.

Theo TTVN


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.