Bố mẹ "nín thở" gửi con ở nhóm trẻ tư

Hoang mang, lo lắng là tâm trạng của nhiều phụ huynh hiện gửi con tại những nhóm giữ trẻ gia đình, sau khi.

Hoang mang, lo lắng là tâmtrạng của nhiều phụ huynh hiện gửi con tại những nhóm giữ trẻ gia đình, saukhi.

“Xem đoạn phim bégái 3 tuổi bị bảo mẫu hành hạ, vợ chồng tôi và các đồng nghiệp vốn gửi con ởnhà trẻ tư thực sự ái ngại không biết số phận của con mình ra sao, khôngbiết có bị tra tấn hay không”, anh Phụng công nhâncông ty may Gia Định nghi ngại bày tỏ cùng báo giới.

Hai vợ chồng quê ở Hà Tĩnh,cưới nhau sinh con trong cảnh ở nhà thuê tại TP HCM, thế nên khi vợ hết hạnnghỉ hậu sản, con gái của anh Phụng đành phải chịu cảnh được bố mẹ mang đigửi. 

Bố mẹ "nín thở" gửi con ở nhóm trẻ tư

Các bé được gửi tại nhà bà Phụng (Bình Dương) ngủ trên sàn nhà. (Ảnh chụp hôm 24/11: Thi Ngoan)

Chạy hết các trường mầmnon tư thục có giấy phép hỏi thăm nhưng không nơi nào nhận vì đã đủ số lượngvà do bé còn nhỏ tháng tuổi. Cuối cùng, theo lời giới thiệu của chủ nhà, tôiđành mang con đến nhóm trẻ gia đình để gửi. Thật không thể yên tâm bởi ngườigiữ trẻ không có bằng cấp, nơi trông bé cũng không có giấy phép, nhưng khônggửi con thì làm sao vợ đi làm. Đành chịu...”, anh Phụng nói.

Cùng cảnh vợ chồng đơn chiếc,ở nhà thuê để đi làm, phải gửi con cho một điểm trông trẻ tư nhân giá rẻbằng nửa so với trường tư thục có giấy phép, chị Hảo (nhà ở quận 9) cho haychị không thể yên lòng.

"Hôm qua, sau khi được côem ở quê gọi điện kể chuyện bé Thùy Ngân bị người trông trẻ ngược đãi, chiềuvề tôi lo lắng đến mức kiểm tra toàn bộ cơ thể của con xem có dấu vết bịhành hạ không. Con tôi không gửi vào nhà ấy, dù không tìm thấy dấu vết lạnào trên người bé, song trong lòng tôi vẫn không thể yên tâm bởi làm saobiết được họ làm gì con mình trong căn nhà của họ. Chắc qua Tết, hai vợchồng quyết định đưa con về quê ở với bà cho yên tâm”, chị Hảo thổ lộ.

Chị Hạnh, nhà ở BìnhTân, gửi con tại một nhóm trông trẻ gia đình, thì xót xa: "Biếtcon có thể bị đánh đập, ép ăn, nhưng không thể không gửi khi chúng tôi,những vợ chồng trẻ đơn chiếc vốn là dân tỉnh lên thành phố làm công nhân.Tất cả đều phụ thuộc vào cái tâm của người trông trẻ. Họ có đạo đức thì mìnhnhờ, bằng không thì đành chịu, vì sự việc nếu có xảy ra thì trẻ cũng còn quábé để kể lại cho bố mẹ".

Không yên tâm chất lượng củacác điểm trông trẻ tư nhân, thế nhưng theo nhiều phụ huynh, vì những lợi thếnhư gần nhà, gần nơi làm việc và chi phí rẻ, khiến họ đành phải chấp nhậngửi con.

"Tìm khắp nơi trong khuphố nhưng không có nơi nào nhận giữ vì bé mới 6 tháng tuổi, các trường tưthục có giấy phép thì chi phí cao, tôi không còn cách nào khác là giao bécho một người phụ nữ có gương mặt trông khá dữ dằn ở gần công ty. Biết thếnào được, vì nếu không gửi thì không thể đi làm. Nhiều hôm vừa quay đi đãnghe tiếng con khóc thét nhưng cũng đành chịu", chị Lý nói với vẻ ưu tư.

"Đơn chiếc và nghèo khôngcó nhiều tiền cho con đi học trường đàng hoàng nên phải cắn răng, chúng tôichỉ còn biết trông chờ vào cái tâm của người trông trẻ. Mong sao công ty,chính quyền địa phương hỗ trợ, thiết lập một hệ thống trường mầm non chínhquy đáp ứng mọi nhu cầu của phụ huynh, đặc biệt là giới công nhân như chúngtôi", một phụ huynh là công nhân tại khu chế xuất Linh Trung nói.

Theo tìm hiểu của chúng tôi,các trường mầm non tư thục được nhà nước cấp phép tại TP HCM vẫn nhận trẻ ởnhỏ tháng tuổi, tuy nhiên các trường lại có chỉ tiêu về số lượng nên khi đủsố lượng, giáo viên sẽ không nhận thêm.

Một điểm mạnh khác của cácnhóm trẻ gia đình (tự phát) là chi phí giữ trẻ linh động hơn và thường ở mứcthấp hơn. Ngoài ra, phụ huynh có thể đến đón trẻ muộn hơn giờ tan trường màvẫn không lo cảnh con phải ngồi đợi trong khi cô giáo thì phải ra về, như ởcác trường có cấp phép.

Ngoài tâm trạng hoang mang,một số phụ huynh khác từng gửi con ở nhóm trẻ tư cho rằng không phải ngườitrông trẻ nào cũng đánh đập dã man như những trường hợp mà báo chí phản ánh.

"Vẫn có những người rấtyêu thương trẻ, điều quan trọng nhất là khi gửi con, chúng ta phải tìm hiểuthật kỹ tính tình của người trông trẻ như thế nào. Thông thường những ngườitừng có con, cháu nhỏ, thường không nỡ ra tay ác độc bởi dù sao họ cũng từnglà mẹ, là bà"", một phụ huynh nói.

Theo các chuyên gia tâm lý,phụ huynh cũng có thể tìm hiểu xem con mình có bị hành hung hay không bằngcách quan sát thái độ của con.

"Nếu thấy trẻ quá hoảng sợkhi đến nơi gửi, mừng rỡ khi được bố mẹ đón, hay về nhà ngủ thường khócthét, mơ sảng, thì phụ huynh nên nghĩ đến chuyện tìm chỗ gửi mới", mộtbác sĩ tâm lý tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM, khuyên.

Theo Thiên Chương
VnExpress



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.