Buồn vui nghề làm móng dạo

Không chỉ các hiệu làm móng chân, tay (nail) phát triển mạnh, còn có những “hiệu” nail dạo đang len lỏi khắp các phố phường Hà Nội...

Không chỉ các hiệu làm móngchân, tay (nail) phát triển mạnh, còn có những “hiệu” nail dạo đang len lỏikhắp các phố phường Hà Nội...

Trên các phố Lò Đúc, Trần QuýCáp, Hàng Ngang, Hàng Đào... hay chợ Hôm, chợ Đồng Xuân, chợ Ngô Sĩ Liên...không khó gì để thấy nhiều chị em xách giỏ làm nghề này. Người ta sửa, cắt,sơn móng, vẽ móng cho khách ngay ở những quán nước vỉa hè hay trong các kiotvắng khách giữa chợ.

Chị Thơm, người Hưng Yên chobiết: “Quê em nhiều người lên Hà Nội làm nghề này lắm! Ngày trước em làmhương, rồi được một người trong họ dạy nghề cho. Vào nghề này cũng dễ, kiếmăn cũng được nên mới nhiều người làm như vậy. Chỉ cần một tháng học nghề vớihơn triệu làm vốn là làm được thôi”.

Buồn vui nghề làm móng dạo

Không chỉ các hiệu làm móng chân, tay (nail) phát triển mạnh, còn có những “hiệu” nail dạo đang len lỏi khắp các phố phường Hà Nội

Nhìn chị Thơm cầm kìm bấm dachết ở móng tay, chân cho khách, không ai nghĩ đây là người mới qua mộttháng học việc. Trong 15 phút, với một bát nước lã, chiếc kìm bấm, vài lọsơn và chiếc bút lông, chị đã làm hài lòng cô khách hàng là chủ tiệm vảitrong chợ Đồng Xuân với đủ họa tiết bắt mắt trên các móng tay, móng chân.

Mình bán hàng ngoài chợcả ngày, chẳng có thời gian ra hiệu, tranh thủ lúc nào vắng khách, gọi điệnlà người ta đến tận nơi, lại không mất thời gian chờ đợi nữa. Họ làm cũngchất lượng, 20 ngày mới phải sửa lại một lần”, chị Quỳnh Hoa, bán hàngtrong chợ Đồng Xuân, vừa sửa móng vừa nói.

Theo tìm hiểu của chúng tôi,hầu hết những người làm móng đều ở ngoại tỉnh.

Chị Bảy, quê Phú Thọ chia sẻ:“Em trọ ở bãi Phúc Tân. Ở đấy có nhiều chị em cũng trọ như em làm nghềnày lắm. Họ đến từ khắp nơi, nhưng chủ yếu là mạn Hưng Yên, Hải Dương. Hầuhết đều không có tiền thuê cửa hàng nên mới phải vất vả đi đánh móng dạo nhưvậy”.

Giá cả của loại hình dịch vụnày cũng tương đối hợp lý, với sửa móng 10.000 đồng, sơn móng 15.000 đồng vàvẽ móng cũng chỉ 20.000 đồng.

Khách hàng chủ yếu củabọn em là những người bán hàng ở chợ, người dân ở những khu vực không cóhiệu nail, họ ngại đi xa hoặc những người không thích ra hiệu mà muốn gọithợ về nhà làm” - chị Hạnh, quê Hải Dương, một người khá lâu năm trongnghề cho biết thêm.

Chị Hạnh còn bật mí: “Làmlâu trong nghề này, quen khách thì cũng kiếm được. Trung bình mỗi ngày cũngđược khoảng chục khách, người sửa, người sơn, người vẽ móng. Như dịp Tết vừarồi thì làm chẳng hết việc. Khách gọi nhiều quá nhưng chỉ dám nhận lời làmcho khách quen để giữ mối”.

Tuy nhiên, công việc này cũngkhông phải toàn “cỏ thơm” như nhiều người nghĩ. “Em tính cũng chỉ làmcông việc này tầm vài năm nữa thôi rồi cũng nghỉ. Khách hàng lâu lâu mới làmthì không sao chứ bọn em ngày nào cũng làm, vừa tiếp xúc vừa phải ngửi mùihóa chất cả chục lần thì cũng hại lắm!”, chị Thơm tâm sự.

Được hỏi về vấn đề lây nhiễmHIV chẳng may có thể xảy ra trong quá trình làm việc, chị Thơm chỉ cười xòa:“Em làm cho khách quen là nhiều nhưng có thấy ai phàn nàn gì về vấn đềnày đâu. Sau mỗi khách, em đều lấy cồn lau sạch kìm bấm. Chứ còn về chuyệnnhiễm HIV từ làm móng thì cũng khó biết lắm. Mà nếu có thì cả những hiệunail cũng có chứ chẳng riêng gì bọn em”.

Theo Ngọc Bích
Buồn vui nghề làm móng dạo



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.