Cậy nghén “hành”... mẹ chồng

Ăn miếng cá kho, Thu nhăn nhó: “Mẹ biết con mang thai mà cho nhiều ớt thế?”. Thu chạy vội vào nhà vệ sinh rồi kêu mệt, không muốn ăn nữa.

Ăn miếng cá kho, Thu nhăn nhó: “Mẹbiết con mang thai mà cho nhiều ớt thế?”. Thu chạy vội vào nhà vệ sinh rồikêu mệt, không muốn ăn nữa.

Ngay lập tức, Thu nghe thấymẹ chồng gõ cửa hỏi: “Thế con muốn ăn gì để mẹ nấu?”. Sau đó, bà phânminh với con dâu rằng: “Cá kho mẹ chỉ cho chút xíu hạt tiêu, không phảilà ớt đâu”. Thu nói muốn ăn cháo thịt gà và một lúc sau, cô đã có mónvừa yêu cầu.

Suốt 3 năm làm dâu, Thu chịu nhiều ấm ức. “Mẹchồng luôn cho rằng, mình có lỗi vì bà muộn có cháu. Vì mẹ chồng tìm cách chiarẽ nên không ít lần, vợ chồng nghĩ đến ly hôn” - Thu kể.

Cậy nghén “hành”... mẹ chồng

Khi ốm nghén, người phụ nữ có những thay đổi về tâm sinh lý. Việc ăn uống và sinh hoạt cũng trở nên khó khăn hơn

 

Tuy nhiên do kiên trì đi khám và điều trị mà mộtthời gian sau, tin vui đã đến. Thu cho biết, khi mẹ chồng thay đổi thái độ cũnglà lúc cô tìm cách làm mình làm mẩy với mẹ chồng. Sáng nào mẹ chồng cũng hỏi: “Thíchăn món gì để mẹ mua?” rồi cụ tất bật nấu nướng khiến Thu thấy mình như “bàhoàng”. Có món mẹ chồng bưng lên, cô lắc đầu quầy quậy rồi kêu mệt, kêu đóikhiến cả nhà lo lắng.

 

Còn Duyên (27 tuổi, kế toán) vẫn nhớ những ngày đầulàm dâu phải ôm đồm bao nhiêu việc nhà. Chồng Duyên, tuy tâm lý - muốn giúp vợ,nhưng lần nào cũng bị mẹ chồng “canh chừng”. Sau 1-2 lần sảy thai, cả nhà Duyênhoảng hốt. Lần thứ ba nghe tin con dâu có bầu, mẹ chồng đã dễ chịu hơn rấtnhiều.

 

Duyên chỉ cần kêu sợ mùi dầu mỡ là mẹ chồng và chồngsẽ thay nhau hì hụi nấu nướng. Duyên nói sợ mùi xà phòng, mùi nước rửa bát, mùinước vệ sinh toilet rồi phân tích hóa chất đó ảnh hưởng đến thai nhi là nghiễmnhiên được miễn việc. Duyên bảo, thực ra cô có thể làm được một số việc trongnhà nhưng cứ để mẹ chồng và chồng chiều dần… cho quen. Đằng nào sau này cô cũngbận bịu với con nhỏ.

 

Minh (29 tuổi, nhân viên ngân hàng) lúc trước chẳngbao giờ được ăn ốc ở nhà vì mẹ chồng bảo: “Chẳng bổ béo gì”. Từ ngày cóbầu cháu đích tôn, Minh nói thèm ốc luộc là chiều về có ngay món đó từ mẹ chồng.Lúc khác, Minh nói thèm gà tần, ngô luộc, bánh mỳ bít tết hay thậm chí là thịtchó thì mẹ chồng cũng chiều. Đi làm không sao, về đến nhà là Minh nằm lỳ trêngiường, than mệt mỏi. Nhưng nếu được bạn bè rủ đi mua sắm, Minh lại “tỉnh nhưsáo”, đi chơi, ăn uống rồi nói cười như không biết mệt mỏi gì.

 

Tranh thủ “lênngôi”

 

Khi ốm nghén, người phụ nữ có những thay đổi về tâmsinh lý. Việc ăn uống và sinh hoạt cũng trở nên khó khăn hơn. Đây cũng là thờikỳ người phụ nữ mong muốn được chồng và gia đình chồng quan tâm, chăm sóc. Tuynhiên, những ấm ức trong lòng có thể biến thành sự vô tâm và ích kỷ. Lúc đó, condâu có khi chỉ nghĩ đến bản thân mà không lo đến vai trò và trách nhiệm với nhàchồng.

 

Tốt nhất, con dâu nên tùy sức khỏe của mình mà phânchia thời gian nghỉ ngơi và giúp việc nhà. Cố gắng không đào bới lại những ấm ứcđã qua vì nếu trong lòng còn buồn phiền thì cũng ảnh hưởng đến thai kỳ. Khôngnên “cậy” mình đang được nhà chồng quan tâm mà đòi hỏi vô lý. Quan trọng là làmsao để hòa thuận với nhà chồng sau này.

 

Theo Ngọc Bình
Cậy nghén “hành”... mẹ chồng



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.