Chỉ là chuyện bừa bộn...

Ai cũng thích được sống trong một không gian gọn gàng, ngăn nắp, kể cả những người... bừa bộn nhất. Và có lẽ, ai cũng ghét cảnh bừa bộn, kể cả người không ngăn nắp.

Ai cũng thích đượcsống trong một không gian gọn gàng, ngăn nắp, kể cả những  người...bừa bộn nhất. Và có lẽ, ai cũng ghét cảnh bừa bộn, kể cả người khôngngăn nắp.

 Thế nhưng trongthực tế, không phải ai cũng may mắn tìm được người bạn đời có tínhgọn gàng, ngăn nắp. Đàn ông gọn gàng thì tất nhiên hiếm như gà trốngđẻ trứng, nhưng phụ nữ gọn gàng lại cũng không nhiều, nhất  là trongthời buổi bây giờ...

Chốn riêng ngộtngạt

Đầu năm 2010, chúngtôi nhận được thư của một độc giả nam tên Quốc N. Thư viết tay, dàihơn ba trang giấy, nội dung có thể tóm gọn trong một câu: vợ quá bừabộn và anh cảm thấy bất lực trong việc cải thiện chuyện đó.

Anh N. bộc bạch:“Không hay ho gì khi kể chuyện này ra, nhưng thú thật, tôi thấy bếtắc quá. Đi làm suốt ngày về mệt, mở cửa ra là thấy ngộp thở khiphòng khách như vừa bị ai xới tung lên. Trên bàn là đĩa trái cây ăndở từ hôm trước, kiến bu đen cốc sữa trên nền nhà, máy tập thể dụcchình ình ngay cửa ra vào, giày dép thì bừa bãi mỗi góc một đôi, nónbảo hiểm nằm lăn lóc trên tivi.

Chỉ là chuyện bừa bộn...

Ảnh minh họa

Chưa hết, trong bếp,bồn rửa chén ngập ngụa đồ dơ, thậm chí nồi nấu từ tuần trước vẫnchưa rửa, bốc mùi. Vào phòng ngủ, cảnh tượng còn hãi hùng hơn: áongủ, đồ lót vương vất mỗi góc, drap giường nhàu nhĩ, thậm chí còn cảmột bịch bánh tráng ngay trên đầu giường.

Hôm nào tôi thấy vuivui thì xắn tay lên thu dọn, hôm nào bực, cự nự, vợ tôi cười trừ:“Em ở cơ quan phải tuân theo đủ thứ nguyên tắc, mệt mỏi lắm rồi, vềnhà cho em tự do chút đi. Nhà riêng của mình mà, phải thực sự tự do,thoải mái chứ”. Vậy là tôi đành ngậm đắng nuốt cay. May là chúng tôimới lập gia đình, chưa có con. Tôi không thể tưởng tượng nếu có con,“bãi chiến trường” này còn kinh hoàng đến đâu”.

Hết khuyên can đếnnăn nỉ, cũng không cải thiện được tình hình nên cứ vì những chuyệnnhỏ nhặt đó mà anh “gây chiến” với vợ liên miên. Anh càng ngao ngánhơn khi nghe vợ tuyên bố: “Tính tôi bừa bộn vậy đó, chịu thì chấpnhận, không chịu nổi thì chia tay”.

Đồng cảnh ngộ, nickadams_nguyen tâm sự trên diễn đàn Namdinh online: “Không biết cácbạn như thế nào chứ tôi thực sự cảm thấy rất ức chế khi nhà cửa bừabộn. Có lẽ thói quen sinh hoạt đã hình thành từ nhỏ và trở thành nếpsống, cách nghĩ của mỗi người nên rất khó sửa. Đôi khi, có việc vôcùng nhỏ nhặt cũng gây ức chế lớn cho các thành viên khác trong giađình: ngủ dậy không gấp chăn màn, quần áo vứt bừa bãi, giường ngủthì như bãi chiến trường với tã lót, quần áo của con, của mẹ.

 Đồ ăn uống, bátđĩa, vỏ cam, vỏ quýt không bao giờ vợ tôi dọn ngay mà cứ để bừa ra,đến khi tôi nhắc hoặc tự tay rửa mới xong. Cốc uống sữa, nước hoaquả cũng luôn để đầy cả lô cả lốc, đồ nấu ăn vứt lung tung, khi cầnkhông biết đâu mà tìm. Nhà vệ sinh cũng do tôi cọ rửa, vợ bảo ngạiđụng tay vào những thứ dơ bẩn. Vợ toàn lấy lý do để trốn tránh như“nhà có trẻ con, cứ bày ra cho nó chơi”, “em chưa có thời gian”, “emmệt lắm”...

Có lần tôi phân bua:“Anh thấy nhiều nhà rất sạch sẽ ngăn nắp, dù người vợ có bệnh nặngmà vẫn ngăn nắp, không thể lấy lý do mệt được”. Vậy là vợ tôi bù lubù loa lên, bảo tôi chán vợ, rằng không thông cảm với sự mệt mỏi củavợ. Tôi chẳng biết nói thế nào nữa...”.

Người vợ bừa bộnkhông thiếu, người chồng bừa bộn càng nhiều hơn. Chị Thanh Thủy(P.3, Q.Gò Vấp, TP.HCM) chia sẻ một câu chuyện rất phổ biến tạiTrung tâm Tư vấn tâm lý tình yêu-hôn nhân-gia đình (145 Pasteur,Q.3): sau chín năm làm vợ, chị đã chịu đựng tốt với các tật xấu củachồng, chỉ trừ chuyện bừa bộn. Chị kể: “Có ngày tôi đi làm về muộn,vừa vào nhà đã thấy quần áo của anh vứt đầy trong phòng.

Giày, tất, cặp, túicứ như một mớ hỗn độn, chỉ nhìn là biết ngay chồng vừa lục tung lênđể tìm một thứ gì đó mà anh không nhớ đã để ở đâu. Vốn cẩn thận,sạch sẽ, sẵn có chuyện không bằng lòng ở cơ quan, về nhà lại gặpcảnh đó, cơn giận trong tôi cứ thế mà “leo thang”: “Anh ở nhà, thấynhà cửa như thế mà không biết dọn à? Bảo bao nhiêu lần rồi, anh chảkhác gì đứa trẻ”. Chồng tôi đang xỏ giày đi chơi thể thao, tỏ vẻ khóchịu: “Bình thường em vẫn dọn mà, sao hôm nay như bà chằn vậy?”. Tôicàng bực: “Anh bới tung lên rồi đi chơi, để vợ một mình vừa lo bữatối vừa dọn dẹp cho anh sao?”. Chỉ vậy thôi mà đến bữa tối, cả haikhông muốn nhìn nhau, nuốt cơm không vô.

Những liều thuốcđặc trị

Đó là đúc kết củanhiều người, sau khi “cải tạo” không thành công căn bệnh bừa bộn củangười bạn đời. Anh Đăng Bảy, một nhân viên văn phòng ngụ tại P.3,Q.Gò Vấp chia sẻ rất thật: “Vợ tôi bừa bộn, tôi thì quen với cái nếpviệc gì cũng phải gọn, cũng sạch. Ở văn phòng quen rồi, về nhà làmuốn... tăng huyết áp. Mỗi lần nhắc, vợ lại cãi kiểu “thấy ghét”:“Anh xem lại mình đi, anh có ngăn nắp không mà đòi...”.

Tôi lý lẽ: “Nhưngngười phụ nữ cơ bản là phải ngăn nắp hơn đàn ông”. Sau nhiều lần lụcđục về chuyện này, tôi nghiệm ra rằng, bừa bộn đã thành thói quen,chứ không còn là hành vi nữa. Nếu là hành vi, nói là sửa được ngay,còn thói quen thì rất khó. Tôi quay ngược lại để thay đổi chính mình,tập cách chấp nhận thực tế. Nếu vợ bừa quá mới nhắc, còn bừa bộn đôichút, cứ coi đó là bình thường. Xét cho cùng thì vợ cũng trăm côngnghìn việc, thôi thì tạo không gian dễ thở cho cô ấy một chút, saocho cả hai cảm thấy thoải mái là được".

Nói như thế không cónghĩa là buông cho nạn bừa bộn “leo thang”. Mỗi người, theo “cáchriêng của mình, vẫn cần cải thiện mỗi ngày “vấn nạn” này, nếu không,chẳng mấy chốc nhà bạn sẽ thành một túi rác khổng lồ. Anh Nguyễn VănTiến, thợ cơ khí, ngụ tại quận Bình Thạnh, TP.HCM, có cách làm khá “độc”:Vợ anh có tật vào nhà tắm là quên quần áo, tắm xong mới í ới gọichồng.

Chưa hết, ra khỏi nhàtắm, chị cứ vứt bừa bãi quần áo bẩn lại. Một ngày, anh rinh về cáitủ đựng quần áo be bé, đặt luôn vào nhà tắm, bảo: “Em cứ để quần áosạch vào một ngăn, thay quần áo bẩn vào một ngăn, cho tiện”. Tấtnhiên, được mấy ngày là vợ anh tự động cảm thấy “chướng” vì nhà tắmthì bé mà cái tủ lại choán hết một góc, nên chị đã dời tủ ra ngoàivà bớt dần được tật bừa bộn trong nhà tắm, chuyện vào tắm quên mangđồ cũng không còn.

Anh Chiêu Sơn, phógiám đốc một công ty điện máy, lại có cách khác để “trị” thói bừabộn của cô vợ trẻ xinh đẹp. Anh để ý, mỗi lần nhà có khách là vợ anhtự động thu dọn vì sợ xấu hổ. Thế là anh cứ “điệu” khách về nhà đềuđặn, nhà cửa từ đó gọn gàng, sạch sẽ hẳn lên. Nhưng sau một thờigian, thấy thương vợ, anh nửa đùa nửa thật: “Khách về nhà thì đượccái gọn gàng ngăn nắp, nhưng phải làm đồ nhậu, em cũng cực hén?”.Rồi anh giãn thời gian mời khách đến nhà, nhưng cô vợ trẻ của anhcũng đã có được thói quen dọn dẹp tự lúc nào, bởi “gieo hành vi, gặtthói quen”.

Tình hình có đỡ hơnnhưng vẫn chưa thực sự ngăn nắp, anh tung thêm chiêu mới là vợ chồngthỏa thuận chỉ được bừa bộn theo từng khu vực. Đầu tiên, cả haiquyết tâm tạo sự ngăn nắp cho phòng khách, những khu vực còn lại“tung hoành” kiểu gì cũng được. Đúng là có hiệu quả, bởi không thểcấm triệt để thói bừa bộn, nhưng từng bước, có thể khoanh vùng đểhạn chế. Sau phòng khách đến khu bếp, sau khu bếp là đến cầu thang,rồi đến phòng ngủ. Chỉ là chuyện nhỏ nhưng phải mất cả năm, căn nhàcủa anh chị mới tạm ngăn nắp.

Cách nhẹ nhàng và cóvẻ hiệu quả nhất là những lúc nhà cửa bừa bộn, cả vợ và chồng đềukhông càu nhàu, mà vui vẻ cùng nhau dọn dẹp. Khi vui vẻ, hào hứngcùng làm, chuyện bừa bộn đúng là... chuyện nhỏ.

Theo TrầnTriều
Chỉ là chuyện bừa bộn...



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.