Chia nợ

Những quy định của pháp luật về vấn đề này như thế nào?

Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hônnhân hoặc khi ly hôn là vấn đề pháp lý quen thuộc và nhiều người trong cuộc đãrất “rành”. Tuy nhiên, việc “chia nợ” thì nhiều người còn khá mơ hồ, trong khivấn đề này đang ngày càng trở nên phổ biến trong thực tế cuộc sống.

Những quy định của pháp luật về vấn đề này nhưthế nào?

Lấn cấn nợ nần

“Chồng tôi có thu nhập thấp,tôi thì chỉ ở nhà nội trợ. Mấy năm qua, giá cả sinh hoạt ngày càng đắt đỏ, kinhtế gia đình khó khăn, tôi có tự ý vay mượn bên ngoài một số tiền để chi tiêu,xoay xở trong gia đình, không hỏi ý kiến chồng.

Gần đây, nợ nần ngày càng nhiều,một vài chủ nợ đến đòi tiền, chồng tôi biết được đã phản ứng rất gay gắt. Anhcòn tuyên bố, không biết gì về khoản nợ đó, chỉ là nợ riêng của tôi, tôi phải tựkiếm tiền trả!”. Chị K.L. ở Q.Bình Thạnh, đã đến nhờ luật sư tư vấn cáchgiải quyết khoản nợ trên của chị.

Chia nợ
Ảnh mang tính minh họa: P.Huy

Chị T.H. ở Q.7 thì rơi vào cảnhngược lại. Chị bức xúc: “Chồng tôi sa vào cờ bạc, cá độ bóng đá. Tôi và nhữngngười thân trong gia đình đã tìm đủ mọi cách khuyên ngăn nhưng anh vẫn chứng nàotật ấy. Ban đầu chỉ cá độ nho nhỏ, nhưng riết rồi tiền cá độ ngày càng lớn.Không còn tiền để cá độ, anh ấy vay mượn bên ngoài, nhiều lần tôi phải bấm bụngtrả nợ thay. Mâu thuẫn vợ chồng phát sinh và ngày càng trầm trọng. Mới đây,người của “xã hội đen” tìm đến nhà yêu cầu tôi phải trả khoản nợ 200 triệu đồng.

Xem giấy nợ và gặng hỏi chồng tôi, anh ấy thú thật có vay của người đàn ông đó200 triệu đồng để cá độ và bị thua, chưa có tiền trả. Tôi có nói với người chovay: “Số nợ đó do chồng tôi tự ý vay mượn, là nợ riêng của anh ấy, anh tìm anhấy mà đòi!”, thì người này không đồng ý, đe dọa trong vòng bảy ngày, nếu khôngcó tiền trả thì phải ra công chứng ký sang tên nhà cho họ, nếu không coi như vợhoặc chồng sẽ có một người… mất mạng! Dù giận chồng, nhưng tôi cũng không thểphớt lờ đe dọa của người cho vay".

Chị H. bày tỏ nguyện vọng vớiluật sư: “Tôi muốn cứu chồng lần cuối, nhưng làm sao để bảo đảm quyền lợi củatôi về tài sản? Tôi muốn trả nợ thay cho chồng nhưng “phần trả thay” đã phảiđược trừ vào khối tài sản chung, xem như tôi đã chia tài sản cho chồng, khi giảiquyết ly hôn, anh ấy sẽ không được chia tài sản nữa! Tôi làm như vậy có đượckhông?”.

Chị L. ở Q.Tân Phú là bị đơntrong một vụ kiện ly hôn. Chị đã đến văn phòng luật sư nhờ tư vấn một yêu cầurất “lạ”, là tìm cách giúp chị kéo dài thời gian giải quyết ly hôn, “càng lâucàng tốt”. Khi luật sư hỏi lý do, chị cho biết chẳng phải chị còn yêu thương gìchồng, mà chỉ là “để chồng tôi trả hết nợ các khoản nợ chung.

Trong thời kỳ hônnhân, vợ chồng tôi có vay của ngân hàng hai tỷ đồng, hiện đã trả được một nửa.Chồng tôi làm ngành hàng hải, thu nhập cao, tôi chỉ ở nhà nội trợ nuôi con. Tiềnlãi vay và vốn gốc của ngân hàng là do chồng tôi trả bằng thu nhập của anh ấy.Tôi sợ ly hôn trong giai đoạn này tòa án chia đôi nợ, tôi không có khả năng đểtrả nợ. Nếu kéo dài được một năm nữa, chồng tôi có thể trả hết nợ cho ngân hàngtheo đúng hợp đồng vay”.

Trách nhiệm chung, riêng?

Liên quan đến việc trả nợ, điều25 Luật Hôn nhân gia đình (HNGĐ) quy định rõ: “Vợ hoặc chồng phải chịu tráchnhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thựchiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình”.

Giao dịch hợp phápở đây được hiểu là hợp đồng vay tài sản (tiền, vàng,…) hoặc giấy vay tài sản,không phân biệt viết tay hay đánh máy, do người có đủ năng lực hành vi dân sựxác lập, thực hiện. Nhu cầu thiết yếu của gia đình là: ăn, ở, mặc, chăm sóc sứckhỏe cho các thành viên trong gia đình, việc học hành của con trẻ...

Chia nợ
Ảnh minh họa

Thông thường, đối với những giaodịch nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu, sinh hoạt, tiêu dùng trong gia đình, phápluật không bắt buộc cả vợ và chồng cùng ký tên vay hoặc khi vay phải hỏi ý kiếnngười kia. Tuy nhiên, do mục đích vay là để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu củagia đình, nghĩa là cả gia đình đều thụ hưởng số tiền vay đó, nên khi hậu quả xảyra, cả vợ và chồng đều phải liên đới trách nhiệm trong việc trả nợ, vì đó là nợchung của vợ và chồng.

Nghĩa vụ liên đới được hiểu là vợ chồng phải cùng nhautrả. Ai có ít góp ít, ai có nhiều góp nhiều, thậm chí nếu một bên không làm ratiền (thất nghiệp, ở nhà nội trợ, nuôi con…), trong khi người kia làm có thunhập thì người kia phải trả đủ các nghĩa vụ dân sự về tài sản cho các chủ nợ.

Khi giải quyết ly hôn, nếu mộthoặc cả hai bên có yêu cầu giải quyết vấn đề nợ chung, hoặc các chủ nợ có đơnyêu cầu giải quyết việc trả nợ, thì tòa án sẽ kết hợp giải quyết vấn đề nợ chungtrong cùng một vụ án.

Theo điều 95 của Luật HNGĐ: Việcthanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận; nếukhông thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết. Nếu xác định được các khoảnnợ đang có tranh chấp là nợ chung của vợ chồng, cả hai vợ chồng có trách nhiệmliên đới trả nợ. Việc vay tài sản nếu có biện pháp bảo đảm (thế chấp nhà đất),thì cơ quan chức năng sẽ phát mãi tài sản để thi hành án theo quy định của phápluật, phần tài sản còn dư sẽ được chia đôi cho các bên.

Trường hợp có tranh chấp, chẳnghạn như một bên vay để tiêu xài chung mà bên kia không đồng ý liên đới trả nợ,thì người vay mượn có nghĩa vụ phải chứng minh việc vay mượn là để đáp ứng nhucầu sinh hoạt thiết yếu trong gia đình. Còn với những trường hợp một bên tự ývay mượn tiền, không hỏi ý kiến người kia với mục đích tiêu xài riêng, cờ bạc,hoặc kinh doanh, làm ăn riêng…, không dùng vào các nhu cầu sinh hoạt thiết yếutrong gia đình, thì đó là nợ riêng của người vay. Khi có tranh chấp xảy ra, cácbên phải có nghĩa vụ chứng minh mục đích sử dụng của việc vay mượn đó.

Về nguyên tắc, nợ riêng của aithì người đó chịu trách nhiệm trả. Theo điều 33 của Luật HNGĐ thì: “Nghĩa vụriêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó”.Trường hợp tài sản riêng của người đó không đủ thanh toán thì có thể chia tàisản chung của vợ chồng và họ có quyền sử dụng phần tài sản của mình được chia đểtrả nợ.

Việc một bên tự nguyện đứng ranhận trách nhiệm trả nợ riêng cho chồng hoặc vợ mình, rồi trừ “phần trả thay”vào khối tài sản chung khi chia tài sản về sau… là việc làm không trái với quyđịnh của pháp luật. Tuy nhiên, để bảo đảm quyền lợi cho mình và có căn cứ pháplý để nhờ tòa án giải quyết tranh chấp về sau (nếu có), thì các bên phải lậpthành văn bản có nội dung cụ thể, rõ ràng việc thỏa thuận này trước khi thựchiện việc trả nợ.

Theo LS Huỳnh Minh Vũ
Phụ nữ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.