Chuyện về quê chồng ăn Tết

Năm nào cũng vậy, cứ đến lúc bàn chuyện về quê ăn Tết là nhiều cặp vợ chồng lại nảy sinh xung đột. Nhẹ thì cũng cãi vã, giận hờn. Nặng hơn, có cặp còn doạ đưa nhau ra toà…

Năm nào cũng vậy, cứ đến lúcbàn chuyện về quê ăn Tết là nhiều cặp vợ chồng lại nảy sinh xung đột. Nhẹthì cũng cãi vã, giận hờn. Nặng hơn, có cặp còn doạ đưa nhau ra toà…

Kết cụckhông đến nỗi nặng nề như thế, nhưng không hiếm cặp vợ chồng đã mất đi cảniềm vui đón Tết chỉ vì mỗi một việc: Về quê chồng, quê vợ thế nào…

Tết về quê nhớ phố…

Lấy nhauđã 12 năm, nhưng chưa năm nào, chị Hằng - làm kế toán ở một Cục của Bộ Côngan, được thực sự vui vẻ đón Tết cùng gia đình mình. Sinh ra tại Hà Nội, lạilà con gái cưng của một gia đình trí thức, chị Hằng được cưng chiều từ nhỏ.Không ai ngờ, khi trưởng thành, chị lại đem lòng yêu môt anh gốc nông dânthứ thiệt, lại quê ở tận vùng núi Hương Sơn, cái vùng nổi tiếng là nghèo củađất Nghệ An

Chuyện về quê chồng ăn Tết

(Ảnh minh họa)

Yêu anh,phục cái tài của chàng kỹ sư điện tử, chị bỏ qua tất cả sự phản đối của giađình để lấy anh. Cuộc sống nghèo, nhưng hạnh phúc, chị chẳng có gì phàn nàn.Duy nhất chuyện bắt buộc phải về quê chồng ăn Tết hàng năm là chị không thểnào quen được. Cho dù đã gần 10 năm trôi qua, thế nhưng, cứ đến đêm 30 Tếtlà chị lại ra cái chái nhà tranh của mẹ chồng, nhìn mông lung vào vách núinhà, nghe tiếng dế nỉ non và… khóc.

Chị đãnhiều lần xin anh cho chị ở lại ăn Tết cùng bố mẹ đẻ, nhưng anh nhất quyếtkhông nghe. Anh bảo: “Bố mẹ nghèo, nếu Tết con cái lại không về, các cụ sẽtủi thân”. Năn nhỉ không được, có năm chị định mặc kệ anh, định ở lại khôngvề. Nhưng đến phút cuối, thấy anh lầm lũi xách túi ra ga, chị lại dắt conchạy theo… để rồi đến đêm 30, chị lại khóc, nằm quay lưng lại với chồng… Tếtnăm nay, anh chẳng còn để mà vợ chồng cãi vã. Anh mới mất vì căn bệnh hiểmnghèo. Thương mẹ chồng, Tết này là Tết đầu tiên, chị tự nguyện về quê chồng,trong lòng chỉ ước: giá có anh đi cùng

Kim Phượngcũng vậy. Kể từ khi lấy chồng, Phượng chỉ ước ao được một lần cùng chồng hòavào dòng người dạo quanh Bờ Hồ xem bắn pháo hoa, đón giao thừa như suốtnhững năm thời con gái Phượng vẫn làm. Thế nhưng, chồng Phượng nhất địnhkhông chiều vợ. Anh bảo: “Muốn gì thì gì, đi làm cả năm không phải làm dâu,chỉ có mấy ngày Tết để thể hiện vai trò quan trọng đó, em đừng có mà trốn…”

Đãthế, phong tục mỗi nơi mỗi khác. Nhà Phượng, cứ chiều 30 là quây quần ăn Tấtniên, không khí rất đầm ấm. Đằng này, từ sáng sớm cho đến tối khuya, chồngPhượng cùng mẹ ra chùa làm lễ hội với cả làng, để mình Phượng thui thủi ởnhà. Lúc ấy, Phượng cảm thấy nhớ nhà mình vôcùng

Làm chủ nơi “đất khách”

Vừa cưới nhau chưa được mộttháng thì Tết đến, Nga phải về quê chồng ở những… một tuần. Lúc mới nghechồng thông báo, Nga chết điếng: Em tưởng chỉ về quê chúc Tết bố mẹ rồi rangay, chứ sao lại ở nhà đến hết Tết? Chồng Nga trợn mắt: Ơ hay, bố mẹ có mỗianh là con trai, lại là trưởng họ. Không ở quê hết Tết, họ hàng người tachửi cho à?

Nga điếng người. Yêu anh thìlấy, chứ cô đâu có nghĩ đến cái lúc phải làm dâu cả họ nhà anh như thế? -Sao anh không nói trước với em? Nói trước thì sao, em sẽ không lấy anh nữa à?Anh đốp lại.

Tết nămngoái, Nga may mắn trót lọt làm tốt vai trò dâu trưởng, nhưng trong lòng côgiận chồng lắm. Về đến quê, anh cứ suốt ngày đi chúc Tết họ hàng, rồi say bítỉ từ sáng đến đêm. Mình Nga hết lui cui trong bếp, lại dọn mâm, rửa bát saumỗi trận khách khứa ra về. Nước mắt Nga lúc nào cũng chực trào ra. Dở nhấtlà dù giận chồng, Nga vẫn phải vui vẻ, tươi cười trước mặt gia đình. Mẹchồng thì hết lời khen con dâu, bà tự hào với họ hàng lắm. Có cô dâu mới đảmđang, bà “giao cả cho con”, tung tẩy đi chúc Tết, lễ chùa. Đã thế, hôm gầnđi bà còn gọi con dâu vào nói: “Cô Xuân bảo con nấu ăn ngon lắm. Ngoài rằmnhà cô ấy có giỗ, cô ấy nhờ con về giúp!”Nga nghe mẹ chồng khen mả chả biếtnên cười hay nên khóc. 

Nhàanh, nhà em...

Tuấn quê ởNam Định. Thảo, vợ Tuấn lại ở Hải Phòng. Hai vợ chồng mới cưới, làm tại HàNội. “Em chỉ về nhà anh một ngày thôi, rồi về bên ngoại luôn. Mẹ có mỗi mìnhem, Tết cứ biền biệt thì thật là bất hiếu!” - Hoà cáu kỉnh với chồng khi bànvới anh chuyện về quê ăn Tết. “Em dở hơi à. Con gái đi lấy chồng rồi mà cáigì cũng mẹ, mẹ. Thế em có hiếu với mẹ em, còn anh thì phải bất hiếu với mẹanh chắc. Nhà ai chả có mỗi mình?”. Tuấn gắt lên với vợ.

Hai vợchồng cứ thế câu qua câu lại, chả ai chịu ai. Cuối cùng, Thảo đùng đùng khóclóc: Đã thế, Tết anh về nhà anh, em về nhà em. Đứa nào ở nhà đứa ấy! “Thế cógọi là vợ chồng không? Li dị quách đi cho xong”! Tuấn cũng không vừa. Thảonghe chồng nói thế thì bù lu bù loa gọi điện cho mẹ đẻ mách. May mà mẹ Thảokhông bênh con, nhẹ nhàng khuyên bảo. Chồng cô sau lúc nóng cũng ân hận, bànbạc lại: Thôi, hai đứa về bên nội mùng 1 và mùng 2 Tết, sau đó về bên ngoại,em muốn ở đến bao giờ cũng được! Mọi chuyện thế là cuối cùng cũng được dànxếp

Ấy thế nhưng, không phảikhông có những người thích về quê chồng ăn Tết. Chị Linh là người Hà Nộitrăm phần trăm, nhưng năm nào chị cũng về quê chồng đón Tết. Chị bảo,người ở quê tình cảm ấm áp. Mẹ chồng chị lại hiền hậu, tình cảm. Chị yêuchồng, yêu luôn cái mảnh đất miền Trung du Bắc bộ nghèo mà giàu tìnhnghĩa. Trước Tết, chị dành dụm tiền, mua sắm quà cho cả nhà, cả bà conhọ hàng của chồng. Đơn giản chỉ là chai nước mắm, cái khăn len... nhưngchị tỉ mẩn đi chọn từng thứ một. Chị cũng luôn tranh thủ về quê sớm,cùng mẹ chồng rửa lá, gói bánh... Cái hạnh phúc giản dị mà ấm cúng ấy đãgắn bó tình cảm vợ chồng chị hai chục năm nay. “Cả năm ở thành phố ồn àonáo nhiệt, Tết về quê chồng thấy thật bình yên” - chị tâm sự.
 

TheoChuyện về quê chồng ăn Tết



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.