Cô dâu chú rể "méo mặt" sau tiệc cưới

Khách đến đông đủ, thế nhưng cuối tiệc cưới, Anh Tuấn Thiên Hương vẫn buồn hiu nhìn nhau lắc đầu bởi dù đã gom tất tần tật tiền mừng cưới, đôi vợ chồng trẻ vẫn phải bù hơn 30 triệu đồng mới đủ để thanh toán.

Khách đến đông đủ, thế nhưngcuối tiệc cưới, Anh Tuấn - Thiên Hương vẫn buồn hiu nhìn nhau lắc đầu bởi dùđã gom tất tần tật tiền mừng cưới, đôi vợ chồng trẻ vẫn phải bù hơn 30 triệuđồng mới đủ để thanh toán.

Ngày cuối tuần đầu tháng 3 âmlịch, khách khứa chưa kịp về, tiệc cưới chưa tan thì nỗi lo hụt tiền thanhtoán cho nhà hàng đã đến với Tuấn khi mẹ anh nói vào tai: "Hình như kháchđi cưới không biết vật giá leo thang hay sao mà người đi mừng nhiều nhất chỉ200-300 nghìn đồng".

Nghe mẹ nói chuyện tế nhịgiữa lúc khách khứa đang nâng ly "vô vô", sợ mọi người nghe thấy, chú rể vốnlà nhân viên văn phòng làm việc tại quận 7 (TP HCM) chỉ kịp đưa tay lênmiệng "suỵt" rồi tươi cười quay sang tiếp khách. Thế nhưng nỗi lo thực sựđến khi tiệc tàn, kiểm hết phong bì tiền mời, trừ ra tiền đã tạm ứng cho nhàhàng, hai vợ chồng phải bù thêm 33 triệu đồng - số tiền vốn được họ dự tínhđể dành sinh con sau này.

Cô dâu chú rể "méo mặt" sau tiệc cưới

Ảnh minh họa (ảnh internet)

"Biết việc cưới xin thìkhông nên tính toán, nhưng khó có thể vui được khi nhìn thấy bảng giá củacác loại thức ăn tại nhà hàng đều đồng loạt tăng đến vài trăm nghìn đồng.Đây chính là lý do khiến vợ chồng tôi hụt hơi", Tuấn nói.

Từ đầu tháng 3, tất cả cácnhà hàng đều đồng loạt tăng giá tiệc cưới. Thực ra nhìn thấy biểu giá lúc điđặt cọc, chú rể Anh Tuấn đã nghĩ đến chuyện tiền mừng không đủ thanh toánphí nhà hàng. "Chỉ dám đặt ở mức thức ăn vừa phải, cộng thêm tiền nướcuống và phí phục vụ thì mỗi bàn mười khách đã hơn 3,5 triệu đồng", Tuấnnói.

Cùng cảnh với Anh Tuấn, chúrể Trung Khánh nhà ở quận Phú Nhuận vừa tổ chức tiệc cưới hồi cuối tuần quacũng cho biết, anh phải bù thêm mỗi bàn tiệc khoảng một triệu đồng. Nguyênnhân cũng do thực đơn nhà hàng tăng.

"Trước Tết, tôi hỏi đặttiệc, một nhà hàng ở đường Hoàng Việt báo giá trung bình là 2,8 triệu đồng.Còn nay giá tăng, để có một bàn tiệc coi được mắt, khách ăn không chê, giáđều ngoài 3 triệu đồng chưa kể tiền bia và nước ngọt", anh Khánh nói.

Theo chị Hoa - vợ anh Khánh,với tình hình giá cả leo thang, bàn tiệc 10 người, nếu mỗi người khách đimừng 300.000 đồng thì xem như việc cô dâu chú rể phải bù thêm là không thểtránh khỏi.

"Gia đình khá giả, bố mẹbao cấp thì không sao, nhưng nếu bạn nào tự dành dụm để tổ chức đám cưới thìnên biết trước, hoặc phải chuẩn bị thêm tiền, hoặc chuẩn bị tâm lý bù khoảnhụt. Chuyện mang nợ sau cưới chính vì thế cũng không lạ", Hoa nói.

Anh Huy, nhà ở Tân Bình,người đã tổ chức tiệc cưới tại một nhà hàng hạng sang ở quận này, thì chorằng, việc phải bù lỗ vài chục triệu đồng như anh Tuấn, anh Khánh chỉ làchuyện nhỏ - "tiệc cưới lỗ là bình thường".

"Ai từng đặt tiệc ở cácnhà hàng sang trọng thì hẳn biết, giá mỗi bàn tại các nhà hàng này không baogiờ dưới 5 triệu đồng. Trong khi đó, không phải khách nào cũng bỏ phong bì ởmức 500 nghìn đồng", anh Huy nói.

Khảo sát của chúng tôi chiều5/4 cho thấy, giá thức ăn tại các nhà hàng tiệc cưới tại TP HCM hiện tăngkhoảng 10-20% so với trước Tết, tùy theo vị trí nhà hàng và tùy vào tínhsang trọng của nơi tổ chức tiệc.

Mức giá trung bình của mộtbàn tiệc 4 món chính, một món khai vị và một món tráng miệng tại một số nhàhàng tiệc cưới hạng trung trên đường Lý Thường Kiệt quận 10 và quận TânBình, từ 2,6 đến 2,8 triệu đồng. Các nhà hàng trên đường Hoàng Việt, HoàngVăn Thụ, quận Tân Bình, từ 2,8 triệu đồng đến 4,1 triệu.

Mức giá thấp hơn là các nhàhàng ở quận ven như quận 6, quận 8, quận 12, song giá mỗi bàn tiệc cũng tầm2 triệu đồng trở lên, tùy theo nhu cầu lựa chọn món ăn của khách. Riêngnhững nhà hàng sang trọng, giá từ 4 triệu đồng mỗi bàn tiệc cưới trở lên.Tất cả giá trên chưa bao gồm nước uống. Một số nơi, còn chưa tính phí phụcvụ từ 80 nghìn đồng đến 100 nghìn đồng cho mỗi bàn.

Đại diện một nhà hàng tiệccưới trên đường Hoàng Việt cho biết, do giá mọi thứ trong xu hướng tăngnhanh nên nhà hàng chỉ báo giá thức ăn trong từng thời điểm. "Nếu đặttiệc chậm hơn một tháng, giá thức ăn có thể tăng hơn nữa", anh này nói.

Như anh Nguyễn Trần đặt tiệccưới vào tháng 5 tại một nhà hàng ở quận Thủ Đức với giá 2,5 triệu đồng mộtbàn, đã đặt cọc 15%. Tuần trước, anh nhận được thông báo của nhà hàng là sẽtăng 100 nghìn đồng một bàn vì vật giá leo thang, nếu không đồng ý sẽ hoàntrả tiền cọc; còn kèm theo câu "giá tiệc có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh lên"."Không chấp nhận không được, vì nhà hàng nào cũng tăng giá theo xu thếchung", anh Trần nói.

Theo kinh nghiệm của anhNguyễn Thuận, phụ trách nhà hàng tiệc cưới trên đường Nguyễn Văn Luông (quận6), nếu không muốn mang nợ sau cưới, cô dâu chú rể nên chọn lọc thật kỹ danhsách khách mời, tức chỉ mời những người nào đủ thân để họ chắc chắn có mặt.

"Riêng khách đi dự tiệccũng nên biết, thực đơn mỗi bàn tiệc giờ không còn ở mức giá ngoài 2 triệuđồng như cách đây một năm. Việc dắt trẻ đến dự cưới cũng nên hạn chế vì bécó thể lấy chỗ của một người lớn để ngồi. Hoặc nếu có mang trẻ theo thì chỉnên cho ngồi ghế phụ hoặc nâng cấp chất lượng phong bì để niềm vui của côdâu chú rể trọn vẹn hơn", anh Thuận chia sẻ.

Theo Cao Lâm
VnExpress



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.