Có thật là bình đẳng?

Lâu nay người ta vẫn nói: "Nam nữ bình đẳng". Thế nhưng sau khi tan sở, phụ nữ lại tiếp tục những việc không tên ở nhà trong khi chồng đọc báo, xem bóng đá.

Lâu nay người ta vẫn nói: "Nam nữ bình đẳng".Thế nhưng sau khi tan sở, phụ nữ lại tiếp tục những việc không tên ở nhàtrong khi chồng đọc báo, xem bóng đá.

Hôm rồi, có anh bạn buồn chuyệngia đình rủ mấy người bạn thân đi nhậu. Ngà ngà say, anh ấy mới kể một chuyệnkhông biết là để cười hay mếu. Chuyện có liên quan đến hai chữ bình đẳng nên tôimới nhớ đến mà kể, để "làm mồi" cho bài viết về cái nhìn của tôi trong chuyệnbình đẳng giới hiện nay. Chuyện thế này: Anh ấy và vợ có vài mâu thuẫn, từ nhỏtới lớn.

Chuyện đến tai hội phụ nữ phường.Hội phụ nữ biết vợ chồng anh hay cãi nhau, thường thì cô vợ to tiếng, lấn lướtvì biết chồng yêu mình, yêu con và hay nhịn. Họ mới gọi cô lên khuyên giải: "Thôi,em nhịn chồng chút đi để giữ hạnh phúc gia đình".

Có thật là bình đẳng?

Không ngờ cô vợ xô bàn, xô ghếđứng dậy to tiếng luôn với các chị hòa giải: "Hạnh phúc là của chung, ai cũngphải mất công, mất sức để giữ gìn. Thời bây giờ, nam nữ bình quyền, mắc gì mộtmình em phải nhịn, phải chiều? Các chị là phụ nữ mà không biết nói cho quyền lợicủa nữ thì làm làm gì?".

Nghe ý kiến của cô vợ anh bạn, cảhội phụ nữ lẫn bàn nhậu ngớ người... suy nghĩ. Mọi người còn nghe anh kể thêm:Mỗi khi cãi nhau, lúc nào cô ấy cũng đòi bình đẳng, nhưng lại bảo: "Chồngphải nuôi vợ, lo cho gia đình, xưa nay vẫn thế". Vì thế, mười mấy năm kếthôn, có bằng đại học nhưng cô ấy chẳng chịu đi làm, lúc nào cũng nói: "Rađường sợ bị bắt nạt, chồng phải bảo vệ vợ...". Đúng là dở khóc dở cười haichữ bình đẳng chỉ trong một mái ấm.

Những điều bất bình đẳng giữanam giới và nữ giới

Hiểu chữ bình đẳng, đòi quyềnbình đẳng như vợ anh bạn tôi, nghe qua cũng có lý. Hạnh phúc là của chung, aicũng phải giữ gìn. Việc gì phụ nữ phải nhịn và chịu thiệt thòi. Thế nhưng ngẫmlại, hình như có gì đó chưa ổn. Phải chăng nói đến hai chữ bình đẳng, ta cần bànkỹ hơn, nhiều mặt, nhiều hướng, nhiều chiều, cả trong nhà lẫn ngoài xã hội?

Phụ nữ ngày nay và nhất là phụ nữViệt Nam đã được đối xử bình đẳng chưa? Nói thực, theo tôi thì chưa, bởi đã đượcbình đẳng, gọi là bình đẳng, còn ai nhớ đến vấn đề đó hay ba chữ "bình đẳnggiới" nữa? Thậm chí, có lẽ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ không cần đếnVụ bình đẳng giới và nhà nước không cần đến một luật gọi là luật Bình đẳng giới.

Tuy nhiên, chuyện ấy vẫn còn đượcnhắc đến, được đưa ra bàn tán và vẫn có một vụ, một luật thì chuyện bình đẳnggiới vẫn còn là vấn đề. Và ở nhiều vùng, địa phương trên một nước, thậm chínhiều nơi, nhiều nước, chuyện bình đẳng giới cũng được coi ở nhữg mức độ nặng,nhẹ khác nhau.

Nhìn gần một chút, bạn hãy thửngó xung quanh mình, Có lẽ cảnh vợ chồng cùng đi làm, mang tiền về nuôi gia đìnhlà hết sức bình thường. Thậm chí, nhiều chị em còn có vị trí, chức vụ cao hơn sovới chồng và đương nhiên kiếm tiền nhiều hơn.

Thế nhưng chiều chiều về nhà, ôngchồng ngồi gác chân đọc báo, chờ vợ nấu cơm và dọn bàn ăn. Ăn xong, vợ rửa bát,dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc con cái. Nếu nhà có thêm một hay hai con trai thì cảba quý ông sẽ thong thả nghỉ ngơ chờ cơm mẹ nấu. Đó được coi là viên cảnh hạnhphúc, bởi nhiều ông chồng có khi còn la cà quán xá, nhậu nhẹt hay cà-phê, báolại vợ chờ cơm mỏi mòn rồi ăn trong nguội lạnh và chán nản.

Có thật là bình đẳng?
Làm sao để những người phụ nữ thoát khỏi tình trạng bị chồng "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay"?

Nhìn xa và rộng hơn một chút, tôi xin dẫn chứngvài số liệu của nhà nước. Trong khi tìm tòi trênmạng, tôi đọc được báo cáo Tổng quan về bìnhđẳng giới ở Việt Nam của ông Phạm Ngọc Tiến, Vụtrưởng Vụ Bình đẳng giới.

Sau những báo cáo khả quan về cácthành tựu Việt Nam đã đạt được trong lĩnh vực đấu tranh cho quyền bình đẳnggiới, ông đề cập đến phần thách thức. Phần này dài không kém phần thành tựu.Trong đó, đáng chú ý nhất là những con số chênh lệch về thu nhập giữ nam và nữ:

Trong nhóm nghề có chuyên môn kỹthuật bậc trung, phụ nữ có thu nhập bằng 82,9% so với nam giới.

Trong công nghiệp chế biến, thunhập của phụ nữ bằng 77% so với nam giới.

Phụ nữ có trình độ trung họcchuyên nghiệp, trung học nghề thu nhập chỉ bằng 78,5% so với nam giới có cùngtrình độ và việc làm.

Ở trình độ cao đẳng và đại họctrở lên, thu nhập của phụ nữ chỉ bằng 62% so với nam.

Những con số biết nói. Không gìdễ gây bất bình hơn là tình trạng cùng bỏ ra công sức cho một việc và hoàn thànhtốt lại nhận được số tiền ít hơn. Đó là chưa kể cùng một công việc nhưng phụ nữcó khi còn vất vả hơn mới hoàn thành được do hoàn cảnh gia đình, sức khỏe...

Điều đáng chú ý nhất là trình độchị em càng cao, sự chênh lệch đó càng tăng, đến 38%. Một con số khá thuyết phụcđể trả lời cho câu hỏi: Ở ra đã thực sự bình đẳng?

Nói vậy nhưng một mặt nào đó cũngkhông thể phủ nhận. Theo các báo cáo của nhà nước, tình trạng bình đẳng giới ởViệt Nam có khả quan hơn ở một số nước trong khu vực. Tôi từng suy nghĩ rấtnhiều về nguyên nhân của điều này. Phải chăng do mảnh đất nhỏ bé của chúng tahành nghìn năm phải đương đầu với nạn ngoại xâm, khi người phụ nữ đã thuộc nằmlòng câu: "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh"?

Trên hàng nghìn trang sử chóilọi, vai trò của họ trong việc gìn giữ, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc không thể phủnhận. Vì lẽ đó, việc công nhận vai trò và vị trí của họ cũng phần nào nằm trongý thức của những người đàn ông.

Đã từng đi công tác một thời giandài ở hai đất nước lớn mạnh trong khu vực châu Á là Trung Quốc và Hàn Quốc, tôithấy điều ấy thật rõ ràng. Ở Trung Quốc, ví dụ rõ ràng nhất là tư tưởng trọngnam, khinh nữ. Chuyện này, phương tiện truyền thông nước ta đăng tải cũng nhiều.Gia đình người Trung Quốc chỉ coi là đại hỷ khi sinh con trai. Vì thế, có nhữngbà mẹ, ông bố sẵn sàng bỏ đứa con mới tượng hình khi biết nó là gái.

Còn ở Hàn Quốc, khi tiếp xúc vớimột nữ giáo sư, Trưởng khao tiếng Việt của trường Đại học Ngoại ngữ Seoul, tôikhông khỏi ngạc nhiên khi bà khẳng định: Trường hợp phụ nữ lập gia đình rồi cònđi làm và vươn đến vị trí như bà là rất hiếm. Bà cảm thấy máy mắn vì mẹ chồng cótư tưởng khoáng đạt, có quyền ảnh hưởng lớn đến cậu con trai duy nhất mất cha từngày còn bé.

Theo bà, đại đa số phụ nữ HànQuốc tốt nghiệp đại học, lấy chồng rồi ở nhà. Khi tôi ngạc nhiên hỏi: "Vậy họcầy cục vào đại học, sửa sang nhan sắc để làm gì?". Bà trả lời: "Cho giađình. Tấm bằng đại học để chăm sóc, dạy dỗ con cái tốt hơn, cho chúng lớn lênphù hợp với một xã hội hiện đại. Còn nhan sắc cũng để cho... gia đình".

Lý do phụ nữ Hàn ở nhà chăm con,chăm chồng do bà phát biểu trong một cuộc phỏng vấn chính thức về phụ nữ nghecũng phần nào có lý do. Thế nhưng, xét sâu xa có thể thấy một điều, những tấmbằng đại học hình như cũng không giúp gì cho những người phụ nữ này tránh khỏitình trạng bị chồng "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay". Đây là một trong những vấnđề phải hóa giải của Bộ Sức Khỏe, Phúc lợi và Gia đình ở Hàn Quốc.

Không khó để được bình đẳngtrong gia đình

Nói chuyện thực trạng, chuyệntrong nước rồi nước ngoài, tôi muốn bàn thêm chuyện của chính chị em phụ nữ.

Câu chuyện mở đầu bài viết củatôi không phải chuyện phiếm, chuyện đùa cho dễ bắt mạch vào một đề tài nghiêmtúc. Nó phần nào nói lên thực trạng: Chưa phải tất cả mọi người đã hiểu đúng vềbình đẳng giới.

Bạn của tôi từng nói một câu màtôi rất thích: "Phái mạnh muôn đời phải là phái mạnh và phái đẹp muôn đờiphải là phái đẹp". Điều quan trọng là cái đẹp và cái mạnh ấy được đánh giángang nhau, coi trọng như nhau. Ông trời sinh ra phụ nữ và nam giới với nhữngphẩm chất, khả năng, vai trò khác nhau, không phải để người ta coi trọng bên nàohơn mà để cái này bổ sung cho cái kia trong thế cân bằng và công bằng. Vì thếchị em phụ nữ cũng phải hiểu điều đó.

Trước hết, hiểu là tự tôn, coitrọng vị trí của mình và bảo vệ nó một cách chính đáng, bằng cách học hỏi, phấnđấu để có vị trí cáo trong xã hội. Thứ hai, hiểu cho đúng phần nào đặc trưng củagiới mình, tức là dịu dàng, duyên dáng, nhường nhịn chứ không phải lép vế, phụthuộc. Nghĩa là phụ nữ phát huy thế mạnh của mình để làm cho mình và nhữg ngườithân hạnh phúc hơn.

Có người bảo: "Làm sao bìnhđẳng hoàn toàn? Đàn bà làm sao cởi trần đi ngoài đường như đàn ông? Đàn ôngkhông thể mặc đầm như đàn bà. Nếu mặc nghĩa là không bình thường...". Hiểunhư thế về bình đằng là thô thiển, bởi bình đằng vẫn có thể xảy ra, quan trọnglà phụ nữ có biết cách hay không. Rành mạch, rõ ràng nhất vần là khi kết hôn,người trong cuộc phải bàn bạc, nhất trí về vai trò của mình trong gia đình.Chẳng hạn, ngoài tiền lươngc ùng mang về, em  nấu cơm, anh rửa bát, anh trôngcon, em giặt giũ... Như thế, nghĩa là bạn đã bình đẳng với chồng.

Theo Song Văn
Có thật là bình đẳng?



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.