Đấu tranh để hạnh phúc

Người ta thường nói 5 năm đầu của cuộc hôn nhân nhiều sóng gió nhất và dễ dẫn đến li hôn nhất, vì đó là thời gian hai người thích nghi để phù hợp với nhau. Đó là một cuộc đấu tranh giữa những sở thích, thói quen để người nọ từ bỏ hoặc chấp nhận sở thích, thói quen của mình và người kia.

Người ta thường nói 5 năm đầucủa cuộc hôn nhân nhiều sóng gió nhất và dễ dẫn đến li hôn nhất, vì đó là thờigian hai người thích nghi để phù hợp với nhau. Đó là một cuộc đấu tranh giữanhững sở thích, thói quen để người nọ từ bỏ hoặc chấp nhận sở thích, thói quencủa mình và người kia.

Có những ý kiến cho rằng, ngườinắm giữ kinh tế là người có vai trò quyết định. Có ý kiến cho rằng đàn ông đaphần quyết định và mục tiêu chuyên đề muốn thể hiện rằng người có vai trò quyếtđịnh trong mối quan hệ với chồng/vợ phải hội tụ đủ các yếu tố: biết lãnh đạo nềnkinh tế gia đình (không phải người kiếm tiền hơn), khéo léo và tinh tế điềuchỉnh người bạn đời cho phù hợp với cuộc sống chung, biết đối ngoại với hai bêngia đình nội, ngoại cho phù hợp...

Đấu tranh để hạnh phúc

Đấu tranh để giữ được hạnh phúc không phải là điều đơn giản

Có những cặp vợ chồng thường bịhàng xóm chê: Vợ chồng nhà ấy như phường chèo. Hôm qua vừa mới cãi nhau, khóclóc sướt mướt, tưởng đưa nhau ra tòa đến nơi. Thế mà hôm nay lại hớn hở đèo nhau,anh anh, em em ríu rít như chim. Đúng là chả ra sao. Với thiên hạ, họ có thểtrông buồn cười và là những người "chả ra sao". Nhưng với cuộc sống gia đình vàhạnh phúc lứa đôi, họ đang "đấu tranh để hạnh phúc". Chỉ khác là họ "đấu tranh"hơi ầm ĩ một chút thôi!

Đấu tranh bằng sự khôn khéo

Ngày mới kết hôn, chị NguyễnKhánh Ly, nhân viên một chi nhánh ngân hàng ở Tp.HCM, đã kịp biết thói quen hay. Tuy gia đình chồng không giàu cónhưng anh chồng được bố mẹ chiều từ nhỏ, chỉ biết học hành và chưa bao giờ phảinếm trải những lúc khó khăn nhất về kinh tế của bố mẹ nên với anh, tất cả mọingười đều phải dành mọi điều kiện vật chất để lo cho mình.

Biết tính chồng hay đòi hỏi bố mẹnên Ly đã khéo léo giao hẹn với chồng trước khi kết hôn: "Em không muốn phiềnbố mẹ hai bên nên chúng ta sẽ tự lo đám cưới, tự lo cuộc sống riêng. Tiền bạc cónhiều làm nhiều, hai đứa tiết kiệm được ít thì làm đám cưới nhỏ. Ngay cả tiềnphong bì của bố mẹ hai bên cũng trả lại để sau các cụ còn đi trả nợ". Anhchồng nghe lời vợ nên cố gắng ki cóp tiền lương hơn một năm trời mới đủ làm đámcưới.

Sau khi kết hôn, hai vợ chồngthiếu thốn, nhiều khi thuê nhà ở riêng nhưng Ly nhất quyết không nhận bất cứ sựhỗ trợ nào từ hai gia đình. Cô muốn chồng mình thấy những khó khăn trong cuộcsống hàng ngày để cố gắng lo cho vợ con chứ không để anh dễ dàng nhận tiền hỗtrợ từ cha mẹ.

Từng ngày đi chợ, Ly cũng nhờchồng đưa đi. Hai vợ chồng cùng mua bán và cô cứ nhẩn nha như kể chuyện để nóicho chồng hiểu chi phí hàng ngày đắt đỏ như thế nào, hai vợ chồng một tháng tiêutốn bao nhiêu, trong khi toàn bộ thu nhập của cả hai là bao nhiêu...Hàng ngày cứlàm những phép toán đơn giản như thế khiến anh cũng hiểu thực tế cuộc sống. Chưakể thỉnh thoảng, Ly còn bày tỏ, em thích chiếc váy nọ, chiếc áo kia nhưng mua nóthì hơi đắt, thôi em mặc đồ "second hand" cũng đẹp mà lại rẻ hơn nhiều.

Chồng cô hàng ngày được chứngkiến những khó khăn trong tính toán chi tiêu của vợ nên ngày càng có ý thức làmăn và tiết kiệm. Có bao nhiêu tiền, anh đều đưa về cho vợ con, không bao giờgiấu giếm, bớt xén để tiêu riêng hoặc đi nhậu như các đồng nghiệp hay bạn bè.Kết hôn được năm năm, có với nhau hai mặt con, đến giờ gia đình Ly đã vững vàngvề kinh tế nhưng chồng cô vẫn không bỏ thói quen "nộp" hết tiền cho vợ.

Bạn bè Ly ai cũng trầm trồ khencô sướng, sao lại vớ được một ông chồng chí thú với vợ con đến thế. Ly thì mãnnguyện vì sự thành công của mình trong việc khôn khéo đấu tranh với một trongnhững tính xấu của chồng để biến nó thành "bảo bối" - một đức tính quý dường nhưđã gần "tuyệt chủng" đối với đa số đàn ông.

...Và còn có cả bạo lực

Phụ nữ không nhất thiết lúc nàocũng phải khéo léo. Có những lúc, phụ nữ cũng cần thể hiện sự quyết liệt. Bàihọc của chị Đặng Thúy Liên ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.Phú Nhuận, Tp.HCM, làmột ví dụ. Hồi mới kết hôn, mới được 2 tháng trời mà một hôm, vì cố bán thêm tíhàng ở chợ, chị về trễ nên không kịp nấu cơm cho chồng ăn đi làm thêm ca ba. Anhchồng vốn hiền lành nhưng cục tính, về đến nhà thấy bếp lạnh ngắt thì quát tháoầm ĩ, cầm bộ ấm chén ném ào ra cửa.

Chị Liên hiểu rõ tính chồng vốndĩ hiền lành nhưng đập đồ để thể hiện nam tính và quyền đàn ông thế thôi. Chịthấy không trị chồng thì bận sau anh ấy cứ đập đồ quen tay. Mặc dù chẳng giận dữgì chồng lắm nhưng chị Liên lừ lừ đi vào nhà, có mỗi cái tivi để trên bàn, chịlấy hai tay ủn vèo xuống đất và quát tướng lên: "Anh tưởng chỉ mỗi anh biếtđập đồ à? Anh thích đập, tôi đập hộ hết luôn".

Anh chồng đang tưng bừng nổi máuđiên tự nhiên đứng sững. Chẳng hiểu anh quá đỗi ngạc nhiên vì phản ứng chưa từngthấy của vợ hay sợ vợ nổi máu điên mà đập hết, hay vì ân hận về hành động củamình. Chỉ biết anh đứng sững nhìn vợ mấy phút rồi lừ lừ đóng sập cửa, bỏ ra khỏinhà.

Từ bận chiến tranh theo kiểu pháhoại ấy nổ ra và đó cũng là lần duy nhất, lần cuối cùng, đến nay đã 10 năm trôiqua nhưng chưa bao giờ chị Liên thấy chồng đập đồ thêm lần nào. Dù có đấu tranhhay cãi cọ điều gì to tát, anh cũng quát tháo một hồi rồi ra khỏi nhà. Lúc nàonguôi giận thì về.

Khác với chị Liên, chị Nguyễn ThịNga, nhân viên một công ty bất động sản ở quận 8, Tp.HCM thì không thể chịu đựngđược thói quen của chồng là hễ đi nhậu thì vợ không tài nào gọi được. Dù có haisố máy di động nhưng anh nhất quyết không nghe máy khi thấy vợ gọi. Có lần biếtmười mươi chồng đi nhậu, ở nhà con ngã vào nồi canh, phải đưa đi viện cấp cứu màgọi mãi anh không nghe máy. Đến 10 giờ đêm anh mới mò về và nghe hàng xóm máchmới lao vào viện. Chị nhìn chồng sặc hơi men mà uất ức không thể chịu nổi nhưngvì đang ở viện nên cố nhịn chồng.

Vào thời gian có bầu con thứ hai,hôm đó, anh hẹn 7 giờ về ăn tối với vợ. Chị đợi chồng đến 7 giờ, gọi điện, anhbảo đợi tí, anh mới ra khỏi cửa cơ quan, anh về ngay. Nhẩm trừ thời gian từ cơquan chồng đến nhà, từ thêm thời gian tắc đường, chị lại bấm máy, anh vẫn hânhoan, ừ, chờ anh một tí nhé. Đến 9 giờ thì không chịu nổi nữa, chị gọi. Lần này,đồng nghiệp anh nghe máy, bảo chồng em đang nhậu với anh. Chị yêu cầu cho gặpchồng, chồng chị tắt phéng máy. Vừa giận chồng, vừa tủi thân, chị Nga ngồi khócxong lục đục đi ăn cơm một mình.

Đến 11 giờ, chồng gọi cửa, nhìnchồng phê phê vừa cười vừa thanh minh thanh nga, chị bức xúc cầm ngay hai cái diđộng của anh ném bay vào tường với lí do: điện thoại để liên lạc, để nghe khi vợcần gọi. Nếu nó không thực hiện được chức năng đó thì không cần nữa cho khỏi tốntiền. Chồng cũng giận không kém về hành động của vợ, cũng quát tháo ầm nhà, saurồi lăn ra ngủ.

Mất một tuần không có điện thoạiđể dùng, từ đó, chồng chị Nga bỏ ngay thói quen không nghe máy khi vợ gọi. Thỉnhthoảng đi nhậu, bạn bè khiêu khích: "Ông hèn thế, vợ vừa mới gọi một cái đãnghe vội vàng là thế nào?". Anh chồng nửa đùa, nửa thật:"Cô ấy ghê gớm lắm,không nghe là chết ngay. Còn có về hay không là việc của mình, nhưng cứ phảinghe cái đã".

Đấu tranh đến bao giờ?

Đây là một câu hỏi với hầu hếtphụ nữ. Bởi khi nghe đến hai từ "đấu tranh", dường như phụ nữ sẽ cảm thấy mệtmỏi. Họ mong muốn một cuộc sống yên bình và qui củ chứ không mong muốn đấu tranh.Thực tế, nghe đấu tranh thấy to tát và ghê gớm nhưng nó đúng là bản chất cuộcsống. Cuộc sống gia đình luôn vận động, mỗi cá nhân thay đổi từng ngày, theonhiều chiều hướng khác nhau. Cùng với sự thay đổi ấy, tất nhiên phải có sự vậnđộng, thích nghi và loại bỏ để liên tục phù hợp và gắn kết.

Do đó, bạn đừng quan niệm đấutranh là mệt mỏi.Hãy nhìn ở khía cạnh đấu tranh là thích nghi cho phù hợp, hàihoà, bạn sẽ thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn và ít khó khăn hơn. Nếu bạn ngừng đấutranh, ngừng vận động, điều đó chỉ thể hiện rằng bạn đã tự kéo mình dừng lại chứcuộc sống của gia đình, của các thành viên khác trong gia đình vẫn chuyển biến.

Đấu tranh để phù hợp chứ khôngphải để phá vỡ

Không một gia đình nào không cónhững khúc mắc cần sự thỏa hiệp giữa các thành viên, ít nhất là giữa hai vợchồng. Nhưng tất cả mọi cuộc cãi cã dù nảy lửa đến đâu, nếu bạn ý thức được rằnghai vợ chồng đang cãi nhau để tìm ra cách xử lí phù hợp chứ không phải để thểhiện quyền của tôi to hơn quyền của anh thì mọi việc sẽ khác.

Nhiều gia đình hành xử theo kiểu,ai là người nắm giữ kinh tế chủ đạo trong gia đình thì người đó có tiếng nói vàquyền quyết định, không cần biết người kia có chấp nhận hay không. Điều đó khôngbao giờ đem đến hạnh phúc bền vững. Những ấm ức của người chồng/vợ không đượcgiải tỏa, bị dồn nén và áp đặt sẽ khiến hạnh phúc đó dễ bị phá vỡ vì nhiều lído. Và bạn đừng bao giờ làm một phép toán so sánh rằng gia đình nào ít cãi nhauchứng tỏ gia đình đó hòa hợp và hạnh phúc hơn gia đình hay to tiếng.

Đàn ông và đàn bà, ai nên làngười quyết định trong gia đình?

Hầu như sẽ có một "thói quen"hình thành trong phần lớn các gia đình, đàn ông quyết định "chuyện lớn" và phụnữ quyết định những "chuyện nhỏ". "Chuyện lớn" trong gia đình được mặc nhiên quiđịnh là chuyện mua đất, làm nhà, chuyện tính toán bán vàng, mua đô..."Chuyện nhỏ"dường như nhiều hơn với những tính toán như chuyện thu-chi hàng tháng, chuyệnhọc hành của con cái, chuyện đối nội đối ngoại với họ hàng, gia tộc,hàng xóm...

Thực tế thì từ chuyện nhỏ mới cóchuyện lớn và chuyện lớn cũng liên quan đến chuyện nhỏ. Do đó, giới tính khôngphải là yếu tố quyết định. Đôi khi là sự tin tưởng và trao quyền cho một ngườitrong một hoàn cảnh, sự việc cụ thể nào đó thì chắc chắn mọi sự sẽ thành công màkhông cần phải đấu tranh hay tranh cãi qúa nhiều. Tất nhiên, để đi đến sự hiểuđúng và tin tưởng vào năng lực quyết định của chồng/vợ thì trước đó cũng đã trảiqua một cuộc đấu tranh nào đó để người này chứng tỏ với người kia hoặc là ngườikia tin tưởng ở người này.

Đấu tranh đôi khi không hạnhphúc...

Trung tâm Tư vấn tâm lý - giáodụng - thể chất (Tp.HCM), vừa công bố kết quả cuộc khảo sát "Tình hình ly hôntrong thanh niên thành phố". 324 đối tượng đã thoát khỏi cuộc sống chung khôngđược như ý, vui lòng, chấp nhận trình bày lý do đã khiến cho họ tuyên bố "giảithể" cuộc hôn nhân.

Các cuộc hôn nhân "già nhất"trong cuộc khảo sát, cũng chỉ mới lên năm. Trong đó, hơn 50% người cho biết cuộcsống chung chỉ tồn tại trong hai năm. Qua tuần trăng mật, bức tranh gia đình đầymàu sắc ngọt ngào cứ như bị vấy vào những gam sẫm màu. Hai người yêu nhau, tưởngnhư "chỉ có cái chết mới chia lìa lứa đôi", bỗng nhiên nhìn nhau, chịu hết nổi,rồi từ nay "đường ai nấy đi".

Thời tiết trong năm năm đầu củacuộc hôn nhân biến đổi thất thường. Bỗng nhiên "nóng rát như sa mạc", rồi chuyểnsang "lạnh lùng như thời băng hà". Những người yêu nhau, lại tranh đấu với nhau,chỉ có thể là vợ chồng.

Tại sao họ phải đấu tranh? Hãykiên nhẫn lắng nghe tiếng nói người trong cuộc.

Lấy nhau mới được ba tháng, bàTrần Thanh Hà, một nhân viên ngành bưu điện, đã cảm được không khí khủng bố từchồng. Ông bắt đầu ra lệnh với vợ hơn là năn nỉ. Ông nhíu mày nhiều hơn nhe răngcười. Dường như ông đang chứng tỏ "Tôi là chủ của gia đình này". Một lần, vợchồng đi dự đám cưới người em họ ông. Bà thích tặng quà, có vẻ tình cảm. Nhưngông gạt phăng quyết định luôn: "Đưa phong bì cho đơn giản, đỡ tốn thời gian".Vừa mạnh miệng tuyên bố, ông vừa rút ví ra cho tiền vào phong bì. A! Ra thế. Bàvợ chợt nghĩ ra "Mạnh vì gạo, bạo vì tiền". Hèn gì, dựa vào đồng tiền, ông sẽcho mọi người biết "mình là ai".

Nhưng, ông không hề biết "vợ ônglà ai". Bà là người đương thời với ông, chứ đâu phải sanh ra ở thế kỉ 17, 18.Ông quên rồi sao? Bà cũng có bằng đại học, cũng tiếng Anh, vi tính...chứ đâuphải dạng "ở nhà chồng nuôi". Từ đó, bà tăng cường nỗ lực nhằm phát triển thunhập, để cho ông chồng biết "không có ông, bà cũng có thể tồn tại một cách bềnvững".

Để cạnh tranh với ông chồng, bàtập trung vào việc ra quyết định đối với thằng con mới lên hai. Từ chuyện ăn gì,mặc gì, chơi đồ nào... thằng bé đều nghe theo lệnh của mẹ. Ông bố bận rộn côngviệc, không còn thời gian để quan tâm đến con. Đến khi thằng bé đến tuổi vào mẫugiáo, bà mẹ quyết định cho con vào trường quốc tế, ông bố không còn "kệ" nữa, màbắt đầu lên tiếng phản đối: "Mới tí tuổi, đi học như đi chơi, suốt ngày chỉ thaytã, thay áo...việc gì phải quốc tế, vào một trường nội địa tốt là được rồi".

Có vậy thôi mà hai vợ chồng trừngmắt với nhau. Bà vợ bảo vệ quan điểm của mình bằng cách: "Tôi trả tiền, anh khỏilo". Ông chồng không chịu thua: "Con riêng của cô thì cô muốn làm gì thì làm,còn con chung thì cô phải theo ý tôi chứ".

Kết cục, thằng bé vẫn vào trườngquốc tế. Bà vợ là người chiến thắng. Nhưng sau cuộc chiến đó, gia đình bà là mộtbãi chiến trường bừa bộn. Ông chồng đi nhiều hơn, nhậu nhiều hơn và lười biếnghơn trong các nghĩa vụ làm chồng. Bà vợ giành được quyền quyết định, nhưng vuimừng không được bao lâu, vì nhận ra: "Bây giờ, trong nhà chuyện gì tôi cũng phảilo, làm sao sống nổi". Vợ chồng vắng nhau trong bữa cơm, vắng cả ngày cuối tuần.Bà vợ ngậm ngùi trong trải nghiệm: "Ngay những lúc bên nhau, họ vẫn không cónhau trong đời".

Một thời, những người đàn ôngkhông mang đủ tiền về nhà, cảm thấy mình không hoàn thành nhiệm vụ đối với giađình. Có những bà vợ khoan dung, bỏ qua, rồi ra sức cùng chồng kiếm tiền nuôicon. Nhưng nay, những ông chồng chỉ mang tiền về nhà, cũng không hẳn đã được cangợi. Bởi vì, đồng tiền khiến anh ta có quyền giám sát và đòi hỏi người xài tiềncủa mình - là bà xã - phải là người thừa lệnh, chứ không phải ra lệnh.

Đó là trường hợp của anh Lê ThanhQuang, một kiến trúc sư, người có khả năng tạo ra bầu không khí ngột ngạt khianh ta về nhà. Chuyện chẳng có gì ầm ĩ, nhưng bao giờ cũng gây ra một trận tranhcãi dữ dội. Bà vợ thích nhai kẹo sing-gum, nhưng ông chồng nhìn thấy phát ghét.Bà vợ thích xem phim truyền hình dài tập, ông chồng thấy không ưa. Sở thích củamỗi người, là chuyện cá nhân, chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc sống của các thànhviên khác trong gia đình.

Thế nhưng, ông chồng muốn thiếtlập lại trật tự trong "vương quốc" của mình. Bà vợ ông nhận tiền của ông, cónghĩa là phải sống khác với thời còn độc thân, tức là thời xài tiền của bố mẹruột. Bà vợ ấm ức nhưng đành ngậm ngùi bỏ dần các sở thích của mình. Đâu phải bàkhông có khả năng kiếm tiền, mà vì còn khăng khăng giữ "bản sắc" của mình thì vợchồng không nhìn mặt nhau, làm sao cùng nuôi con. Bà vợ chịu thua, nhưng giađình cũng hoang tàn như bãi chiến trường, chẳng khác gì gia đình của bà vợ chiếnthắng ở phần trên.

Không ít cặp vợ chồng hăng háiđấu tranh với nhau. Đó là biểu hiện của tuổi trẻ nông nổi, tự ái, tự cao. Đócũng là một cách khẳng định mình với một người mới cùng sống.

Nhưng rồi, không ai nhớ mục đíchcủa cuộc tranh đấu. Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn, hay để người bạn đời phải "bỏcủa chạy lấy người"? Ai duyện những vấn đề của gia đình, và duyệt những nội dunggì. Đó là chuyện của mỗi gia đình, của mỗi cặp vợ chồng, nhưng điểm chung:thường là người có uy tín, trách nhiệm, và đã là vợ chồng thì cả hai đều thamgia vào việc quyết định các dự án của gia đình, tuỳ theo năng lực và sở trườngcủa mình.

Theo Đấu tranh để hạnh phúc



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.