Đột ngột vô sinh vì áp lực "đúc" quý tử

Mốt sinh con trai năm Nhâm Thìn đang là áp lực rất lớn cho nhiều phụ nữ. Áp lực này không những khiến họ không thể làm được điều mình muốn mà còn đứng trước nguy cơ mắc bệnh vô sinh thứ phát.

Mốt sinh con trai năm Nhâm Thìn đang là áp lực rất lớn cho nhiều phụ nữ. Áp lực này không những khiến họ không thể làm được điều mình muốn mà còn đứng trước nguy cơ mắc bệnh vô sinh thứ phát.
 
Nhờ cả… thầy bói, thầy cúng để “đúc” quý tử
 
Vì áp lực muốn có con trai, nên cặp vợ chồng anh X. tìm đủ mọi cách, ai mách thế nào cũng theo để “đúc” cho bằng được quý tử. Đủ mọi phương pháp từ áp dụng khoa học phương Tây đến uống thuốc đông y, thậm chí nhờ cả… thầy bói, thầy cúng.
 
Nghe mọi người truyền tai nhau, vợ chồng họ đi tận Bắc Ninh, Bắc Giang cắt thuốc bắc của các thầy lang để sinh con trai. Một đồn mười, mười đồn trăm, không chỉ vợ chồng họ mà rất nhiều cặp vợ chồng khác, ai nấy đều tin rằng thầy lang có phương pháp bí truyền và xác suất sinh con trai là 90% nếu uống đầy đủ thuốc của thầy.
 
Còn vợ chồng T., để cố “săn” được một câu ấm năm Nhâm Thìn, thì từ năm ngoái, họ đã nhất quyết đi “canh” trứng, chứ không để tự nhiên như lần đầu nữa. Nhưng sau tất cả những tất bật vì buộc phải tuân theo chu trình điều trị và tư vấn của bác sĩ như: điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, tính toán chu kỳ kinh nguyệt để chọn đúng “giờ vàng”… giờ chị vẫn chưa thể mang thai. Bản thân chị T. thì gầy rộc đi chỉ sau gần 1 năm đi canh trứng. Với chị áp lực sinh con trai đang thành gánh nặng đáng sợ, sợ hơn cả sợ “sếp”.

Mốt sinh con trai năm Nhâm Thìn đang là áp lực rất lớn cho nhiều phụ nữ. Áp lực này không những khiến họ không thể làm được điều mình muốn mà còn đứng trước nguy cơ mắc bệnh vô sinh thứ phát.


 
D. và L. lấy nhau cũng đã được một cô con gái đầu lòng. Giờ sau 6 năm, con lớn đã vào lớp 1, kinh tế cũng khám khá hơn, gia đình hai bên đều mong anh chị nhanh chóng có thêm một con nữa nhưng phải là thằng cu để nối dõi tông đường.
 
Chính điều này đã khiến cả hai vợ chồng họ cảm thấy không thoải mái, căng thẳng trong cuộc sống vợ chồng. Bố mẹ chồng bắt đầu bóng gió, bảo chị giờ “ăn trắng, mặc trơn” nên lười không chịu đẻ. Dù chị có thanh minh thế nào các cụ vẫn không tin là chị đang cố mà không được. Chính áp lực từ phía các cụ càng làm cho tâm lý chị căng thẳng, vợ chồng lục đục.
 
Áp lực sinh con trai càng khiến không thể có con
 
Bác sỹ Nguyễn Thị Ngọc, khoa Sản, Bệnh viện 198 cho biết đã chứng kiến khá nhiều cặp vợ chồng vì áp lực phải sinh được con trai đã khiến họ càng không thể nào làm được điều mình muốn.
 
Có những chị khi đi đến phòng khám để “canh trứng” với hy vọng sinh được con trai nhưng không hề dễ dàng. Chính vì quá áp lực nên chu kỳ của người phụ nữ dễ dẫn đến không đều, tháng nhanh, tháng chậm. Tâm lý căng thẳng khiến trứng phát triển chậm nhưng rụng rất nhanh, vì vậy dù đi “canh trứng” thường xuyên nhưng không phải bệnh nhân nào cũng đậu.
 
Có những phụ nữ khi thai đã được 4 tháng, siêu âm phát hiện ra con gái còn sẵn sàng phá, thậm chí việc phá thai không chỉ một lần mà còn nhiều lần hầu mong có con trai. Chính việc nạo, phá thai nhiều lần khiến tử cung của phụ nữ ngày càng mỏng đi, càng gây khó khăn cho việc trứng bám vào tử cung và đậu thai.
 
Trước mắt khi người phụ nữ còn trẻ, sức khỏe sinh sản còn tốt, nhưng với cách phá thai liên tục như vậy những đứa trẻ sinh ra sau cũng khó có thể đảm bảo khỏe mạnh.
 
Theo Bác sỹ Ngọc, tư tưởng khi sinh con trước hết phải thoải mái, chưa cần biết giới tính là gì. Áp lực khi sinh con luôn ảnh hưởng đến sức khỏe người phụ nữ, điều này càng khó khăn hơn trong việc buộc phải sinh con trai. Có những người phụ nữ đã có con đầu lòng nhưng vì áp lực sinh con trai căng thẳng có thể dẫn tới vô sinh thứ phát.
 
Theo VnMedia.vn


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.