Hạnh phúc là cho đi

Khi giàu có, dư dả, rất nhiều phụ nữ muốn san sẻ cho những cảnh đời bất hạnh. Với họ, đó là một hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống.

Khi giàu có, dư dả, rất nhiềuphụ nữ muốn san sẻ cho những cảnh đời bất hạnh. Với họ, đó là một hoạt độngkhông thể thiếu trong cuộc sống.

Trong bảng thành tích của cácdoanh nghiệp hôm nay, có một mảng không thể thiếu là công tác xã hội, hay cònđược gọi nôm na là làm từ thiện. Đặc biệt, hoạt động này rất được chú trọng vàphát triển khi chủ doanh nghiệp là phụ nữ. Có thể lý giải đó là do phụ nữ giàulòng trắc ẩn và thương người. Trái tim họ dễ rung động trước những cảnh đời khổcực.

Khi nói chuyện với những ngườiphụ nữ thường xuyên tham gia từ thiện, chúng ta có thể nhận ra bốn động cơ chínhđằng sau các hoạt động nhân đạo của họ.

Hạnh phúc là cho đi
Khi giàu có, dư dả, rất nhiều phụ nữ muốn san sẻ cho những cảnh đời bất hạnh. Với họ, đó là một hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống

Trách nhiệm với xã hội

Từ thuở khai sinh ra loài người,chúng ta đã sinh hoạt theo kiểu cộng đồng. Không ai có thể tồn tại mà không cầnđến những người xung quanh mình.

Muốn có thực phẩm, chúng ta phảinhờ đến người nông dân. Muốn tăng sản lượng nông nghiệp, người nông dân lại cầnsản phẩm công nghiệp do những người công nhân làm ra. Người công nhân cần ngườitrí thức nghiên cứu và phát minh ra những sản phẩm mới. Cuộc sống là một chuỗibất tận những sự nương tựa và nhờ vả như vậy.

Có lẽ chính tâm lý cộng đồng nàylà nguyên nhân nhiều phụ nữ thành đạt làm từ thiện. Người mạnh giúp kẻ yếu,người thành công san sẻ với những người kém may mắn hơn mình, giúp họ có cuộcsống tốt đẹp hơn.

Khi nói chuyện với chị ThanhHương, giám đốc một công ty kinh doanh xuất nhập khẩu tại TP.HCM, tôi nhận ratâm lý này thật rõ ràng. Tuần nào cũng vậy, cứ bắt đầu từ thứ Năm, thứ Sáu, chịlại cùng mấy người bạn rủ nhau gom góp đi làm từ thiện vào cuối tuần. Xa thì vềcác tỉnh miền Đông, miền Tây, gần thì đến mấy mái ấm, nhà mở, chùa... có nuôingười già neo đơn và trẻ mồ côi trong thành phố. Nhóm của chị gồm bảy doanh nhânnữ. Người lớn tuổi nhất là chị, đã qua tuổi 60. Trẻ nhất là Diệu Trang, giám đốcmột công ty máy vi tính trên đường Bùi Thị Xuân, Q.1.

Chị Hương cho biết: Làm từ thiệnlà cách trả ơn cuộc đời đã không đóng cánh cửa hy vọng trước mặt mình. Là trả ơnnhững người đã từng giúp đỡ chị vượt qua khó khăn, vất vả. Là một lời nhắc nhởvề thuở hàn vi. Là mang đến cho người khác một cơ hội thoát nghèo, vươn lên sốngtốt hơn.

Với Diệu Trang, mục đích làm từthiện hoàn toàn khác. Cô xem đó là nghĩa vụ xã hội phải gánh vác. Một trongnhững chương trình Trang tham gia đóng góp nhiều nhất là quyên góp cho các ca mổtim của trẻ em nghèo. Khi lắng nghe cô trò chuyện về bệnh tình của một bé gái,nhìn thấy sự lo lắng, thương cảm của cô, tôi hiểu tình cảm người phụ nữ trẻ ấydành cho trẻ em nghèo thật chân thành.

Tôi hỏi: "Vì sao em làm từthiện?", cô nhìn tôi ngạc nhiên: "Vì em may mắn, sung sướng quá. Khi chiabớt những may mắn, sung sướng, mình không nghèo đi, mà cuộc sống của một sốngười lại đẹp lên, tại sao mình không làm?"

Một lý giải đơn giản, nhưng ýnghĩa của hành động đó không đơn giản chút nào. Các chị làm từ thiện chỉ với mụcđích giúp cuộc sống tốt đẹp hơn.

Có một hiệu quả mà khi bắt đầulàm từ thiện, họ không ngờ tới: Khi chia đi, tài sản của họ lại nhân lên nhanhchóng hơn, bởi đối tác kinh doanh đến với họ nhiều hơn. Người ta tin rằng khisống với mục đích "cho đi", các chị cũng sẽ kinh doanh bằng trái tim, không thủđoạn, lọc lừa.

Thoả mãn lòng tự tôn

Tự tôn là tình cảm rất cần thiếtcủa mỗi người đều phải có, hoặc phải xây dựng cho bản thân. Sự tự tôn giúp chúngta nỗ lực vươn lên, bắt chúng ta giữ kỷ luật với chính mình hoặc ngăn chúng takhông lấy trộm đồ vật của người khác. Sự tự tôn giúp chúng ta có tham vọng vàtrở nên thành đạt.

Sự tự tôn ấy cũng làm bạn hạnhphúc khi nhìn nụ cười của những người bất hạnh, nhất là khi nụ cười đó có đượclà nhờ bạn. Khi cưu mang người khác, bạn thấy vị trí xã hội của mình được nânglên một bậc.

Đó là chưa kể việc khi đã đủ đầyvề mặt vật chất, chúng ta muốn có hạnh phúc về tinh thần. Điều ấy không tiền bạcnào mang lại được.

Những niềm vui mua sắm, ăn ngon,sở hữu món quà đắt tiền…đều chóng qua, bởi chúng mang tính vật chất. Tuy nhiên,những niềm vui tinh thần đã trải nghiệm lại tồn tại mãi mãi.

Chị Ngọc Lan, một nữ doanh nhântrẻ ở Q.5, TP.HCM, kể: “Thỉnh thoảng, tôi quay lại thăm những người mình đãtừng giúp đỡ. Họ vẫn nhớ đến tôi. Trong mắt họ, tôi giống như một bà tiên. Điềuđó khiến tôi không chỉ hạnh phúc mà còn khao khát sống tốt hơn, làm được nhiềuviệc tốt hơn nữa. Từ đó, tôi nhận ra một nghịch lý ngạc nhiên: Khi cho đi nhiềuhơn, tôi lại giàu lên”.

Tu nhân tích đức cho mình vàcho con cháu

Hạnh phúc là cho đi
Hạnh phúc là sự cho đi...

Cha ông ta dạy: “Gieo nhân nàogặt quả ấy”, hay “Đời cha ăn mặn, đời con khát ngước”. Trong thời hiện đại,những câu thành ngữ ấy vẫn còn giữ nguyên giá trị.

Trong những câu chuyện cổ tích,người ở ác cuối cùng sẽ bị quả báo, nếu không bị sét đánh như Lý Thông thì cũngrơi xuống biển như vợ chồng người anh trong truyện Ăn khế trả vàng.

Không chỉ Việt Nam, ở Trung Quốc,Hàn Quốc, những nước mạnh về phật giáo, cũng có quan niệm như vậy. Chúng ta luônđược nghe những câu như làm điều xấu, khi chết sẽ bị bỏ vào vạc dầu, đày xuốngchín tầng địa ngục hay, nếu mình làm điều ác, con cái sẽ phải gánh chịu hậu quả.

Đứng về góc độ nghiên cứu xã hội,thuyết quả báo đó có thể giải thích rất dễ dàng. Sống trong môi trường lànhmạnh, bố mẹ là tấm gương cư xử nhân hậu, dạy con điều hay lẽ phải, trẻ có thiênhướng phát triển thành người tốt, có ích cho xã hội sau này. Sống trong gia đìnhlục đục, bố mẹ hay đánh nhau, cãi vã, trẻ có xu hướng bạo lực.

Chị Linh Lan, một nữ doanh nhânngành da giày, thiết lập một gian thờ Phật rất đẹp trong nhà. Chị tin vào kiếpluân hồi và câu: “Tu nhân, tích đức trước là cho mình, sau là cho con cháu”.

Chị kể: “Tôi từng sống rất vộivã, tham lam và gấp gáp. Với tôi, tiền không bao giờ đủ. Một lần đi chùa, tôigặp một sư cô từng rất giàu có. Sư cô kể cho tôi nghe lý do xuống tóc. Khi quágiàu, chị ấy lao vào làm ăn như con thiêu thân, quên cả chồng con. Chị tưởngrằng đồng tiền đủ sức làm nên tất cả. Chỉ đến khi hai con, một trai, một gái,nhiễm HIV, chồng bỏ đi lấy vợ bé, chị mới thấy tiền bạc, nhà cửa đều là phù du”.

Sau cuộc gặp ấy. Chị Linh Lancũng cảm thấy mình đang dần cô quạnh. Các con đi học xa và định cư luôn ở nướcngoài. Tài sản làm ra nhiều chẳng để làm gì. Vậy là vợ chồng chị làm từ thiện.

Chẳng bao lâu, các con chị trở vềthường xuyên hơn. Có lần, chị nhờ chúng góp tiền xây một cây cầu ở vùng xa.Chúng dẫn cả con về khánh thành cầu. Chị mỉm cười: “Thế là có thêm một điềukhiến các con tôi không thể bỏ quê hương, xứ sở vĩnh viên. Chúng biết có thể làmđiều gì đó tốt đẹp cho mảnh đất này”.

Giáo dục con cái

Thiên nhiên đã ban cho động vậtsự ích kỉ để bảo vệ cho sự tồn vong của mình trong môi trường khó khăn. Chỉnhững cá thể mạnh mới có thể tồn tại, cá thể yếu sẽ bị tiêu diệt.

Xuất thân và phát triển lên từloài vật, con người còn giữ lại đặc tính này. Những đứa trẻ khi mới sinh ra cũngcó thể trở nên rất ích kỉ. Nhưng chính giáo dục là yếu tố giúp con người khácvới con vật. Con người văn minh biết dẹp đi sự ích kỉ của mình để chia sẻ vớingười khác trong khó khăn, hoạn nạn.

Cuộc sống chúng ta đang thay đổirất nhanh. Với việc nhiều gia đình đang giàu lên nhanh chóng, nhiều đứa trẻ đượcsinh ra và lớn lên trong nhung lụa. Nếu không được giáo dục kĩ lưỡng, các em sẽtrở thành những người lớn ích kỉ.

Cô bạn thân của tôi kể: “Hồiđó các con tôi hư qúa chị à. Đi học, chúng xé vở xoèn xoẹt chơi ca-rô. Ăn uốngkhông vừa miệng là đòi đổ bỏ. Xài đồ như phá, đi học cái gì cũng mất”.

Cô bèn rủ con cùng đi làm từthiện. Khi chị giải thích mục đích chuyến đi và động viên tụi nhỏ tặng quà chocô bé nghèo sắp gặp, chúng đồng thanh phản đối: “Sao lại phải cho? Bố mẹ conbé đó phải lo cho nó chứ? Có làm mới có ăn…”

Thế nhưng buổi gặp mặt hôm đó đãlàm suy nghĩ của các con chị phần nào thay đổi. Nhìn căn nhà dột nát, người mẹtàn tật tảo tần buôn bán nuôi con, cô bé vừa đi học vừa bán vé số, lại học rấtgiỏi, chúng xin mẹ tiền để tặng cô bé mua xe đạp và quần áo mới đi học. Sauchuyến đi ấy, gia đình họ đã thống nhất cùng tài trợ cho cô bé đến khi vào đạihọc. Chị vui mừng: “Tụi nó đã biết nghĩ, biết dành tiền lì xì để mua vở, sáchcho con bé”.

Trong các chuyến từ thiện, khônghiếm nữ doanh nhân mang con cái đi theo. Ai cũng có một suy nghĩ: “Để cho concái hiểu rằng mình sung sướng thế nào. Từ thiện giúp chúng nhân từ hơn”.

Những điều đó đều tốt đẹp và gieođược những hạt mầm tình người vào lòng những cậu ấm, cô chiêu lớn lên trongnhung lụa.

Mới đây, một cô bạn tôi kể:“Con mình học trường quốc tế. Trường quy định mỗi học sinh phải có 20 giờ làm từthiện mỗi năm”. Từ thiện đã trở thành một môn bắt buộc trong chương trìnhhọc, để dạy cho học sinh đạo nghĩa làm người.

Nếu đã làm từ thiện - chớ kểgiàu nghèo

Người viết bài này đã không dướimột lần được nghe câu phát biểu khá nghiêm túc của những nữ doanh nhân thànhđạt: “Tôi muốn có nhiều tiền để làm từ thiện”.

Có thể dẫn chứng một khuôn mặtkhông mấy xa lạ với khán giả màn ảnh nhỏ là đạo diễn Thanh Sâm. Ít người biếttrước khi trở thành đạo diễn, chị còn là chủ nhân của một vài cơ sở sản xuất.Với chị khi ấy, kinh doanh thuần túy chỉ để kiếm đủ sống cho gia đình. Thế rồisau nhiều lần tham gia vào hoạt động từ thiện với bạn bè, trong chị xuất hiệnmột niềm đam mê mới: làm từ thiện.

Chị tham gia không mệt mỏi vàomọi hoạt động giúp đỡ trẻ em nghèo. Hết làm MC cho các chương trình từ thiện,xây dựng các show ca nhạc với mục đích từ thiện đến trực tiếp trao tặng hay quêngóp. Tết vừa qua, khi một chương trình truyền hình phỏng vấn về ước mong củamình, chị trả lời: “Tôi muốn có tiền, thật nhiều tiền để…làm từ thiện”.

Người giàu làm từ thiện, ngườinghèo cũng làm trong khả năng của mình. Bạn bảo: “Nghèo lấy gì để làm từthiện?”. Có đấy. Họ đi quên góp từ các nhà giàu, trường học, công ty… để tặngmột đơn vị, nhà mở nào đó đang trong hoàn cảnh khó khăn, cần giúp đỡ. Họ cũng cóthể tặng quần áo, sách vở vũ cho người…nghèo hơn.

Cô bạn Bảo Anh của tôi làm từthiện đã nhiều năm nay, dù chẳng có nhiều tiền. Tấm lòng của cô còn giá trị hơntiền bạc. Cô là một trong những người sáng lập chương trình Hành trình cam. Mỗinăm, tổ chức nàu lại chạy xe máy từ Nam ra Bắc để quyên góp tiền từ các nhà từthiện trong nước và quốc tế cho những người bị nhiễm chất độc da cam.

Từ thiện xuất phát từ quan niệm“cho đi” bằng cả trái tim. Không ít người chê bai khi thấy các doanh nhân, ca sĩlàm từ thiện: “Đánh bóng tên tuổi”. Dù với mục đích gì, hành động của họ cũngđáng được ngưỡng mộ. Đâu phải ai cũng bỏ cả ngày, cả tuần đến những vùng sâu,vùng xa vì người khác?

Dưới bất cứ hình thức nào, làm từthiện đều tốt, để chúng ta thấy rằng: Dù cuộc sống xô bồ đến mấy, trong sâu thẳmtâm hồn, trái tim mỗi người vẫn có chỗ dành cho người khác

Theo Chi Khanh
Phong cách

 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.