Hiểm họa tiềm ẩn từ hành vi bạo lực gia đình

Ở một góc độ nào đó thì hành vi bạo lực gia đình vẫn diễn ra tràn lan nhưng cả thủ phạm và nạn nhân đều không biết cách nhận diện nó.

Luật Phòng chống bạo lực giađình ra đời và bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/2008. Sau hai năm bộ luật này đi vàocuộc sống đã có những biến chuyển rõ rệt trong công tác phòng chống bạo lực giađình cũng như bảo vệ nạn nhân.

Tuy nhiên, không phải bất cứ người dân nào cũnghiểu biết và vận dụng bộ luật trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy nhìn ở một gócđộ nào đó thì hành vi bạo lực gia đình vẫn diễn ra tràn lan nhưng cả thủ phạm vànạn nhân đều không biết cách nhận diện nó.

Bị bạo lực vẫn không biết mìnhlà nạn nhân

Chỉ vì không sinh được con traiđể nối dõi mà chị Lê Thị Y đã phải chịu biết bao cay đắng. Đã mấy năm nay, chị Yhầu như chỉ biết cui cút làm ăn, cui cút chịu đựng, tuyệt nhiên không hề có ýđịnh phản kháng trước hành vi ngược đãi của chồng và bố mẹ chồng đối với mình.Chị Y bảo vì "tội" không sinh được con trai nên chị phải cam chịu.

Chị mặc nhiênxem như đó là lỗi của mình nên chấp nhận sự hành hạ của gia đình chồng. Mỗi lầnbuồn bực chuyện gì, anh chồng đều trút lên đầu vợ. Nếu chị có "cãi lại" thì lậptức bị chồng rủa "đồ không biết đẻ, mày biến nhà ông thành tuyệt tự lại còngià mồm".

Hiểm họa tiềm ẩn từ hành vi bạo lực gia đình
Ảnh minh họa

Không chỉ có chồng đay nghiến vềcái tội không biết đẻ, nhiều lần chị Y cũng bị bố mẹ chồng mắng vốn, thậm chí làxúc phạm đến danh dự nhân phẩm của bản thân chị lẫn bố mẹ đẻ. Nhiều lần biết rõthông gia đối xử với con gái chẳng ra gì và gia đình mình cũng vị "vạ miệng" lâynhưng bố mẹ chị cũng chỉ biết khuyên con gái nên cố gắng nhẫn nhịn. Vì xét chocùng đó cũng là "lỗi" của nó, nếu nó sinh được cháu trai cho gia đình họ khỏituyệt tự thì đâu đến nỗi.

Chính vì những quan niệm ấy nên chị Y cứ thế sống bênngười chồng bạo lực cả miệng lẫn tay chân. Chị bảo khổ một chút nhưng "may mắn"của chị là chồng không đi ra ngoài kiếm vợ hai. Cuộc sống thỉnh thoảng lại nổigiông nổi gió nhưng bằng cách cam chịu, chị Y vẫn giữ được một gia đình mà thoạtnhìn bề ngoài ai cũng nghĩ trong ấm ngoài êm.

Rõ ràng, xét về góc độ bạo lựcgia đình thì chị Y đã trở thành nạn nhân mấy năm nay. Nhưng vì những quan niệmsai lầm cũng như hạn chế về trình độ nhận thức, chị Y cũng như chồng và ngườithân đã không ý thức được rằng họ vừa là nạn nhân; vừa là thủ phạm của nạn bạolực gia đình. Xét theo luật, các hành vi trên đều bị pháp luật nghiêm cấm và xửlý.

Ly hôn xong vẫn bị bạo hành

Cuộc sống không có hạnh phúc, chịLê Thị Kiều quyết định chia tay dù anh chồng một hai níu kéo. Cứ ngỡ, sau khiđường ai nấy đi, nhà ai nấy ở, cơm ai nấy ăn thì họ chẳng còn liên quan gì đếnnhau. Thế nhưng ly hôn đã đâu vào đấy rồi, chị Kiều vẫn bị chồng cũ quấy nhiễu.Vì khi ly hôn, chị Kiều nhận nuôi cả hai con nên hàng tháng chồng cũ vẫn viện cớđến thăm con để quấy nhiễu cuộc sống của chị. Đầu tiên là chuyện ăn chuyện họccủa hai đứa trẻ, chị Kiều không ít lần bị chồng cũ mắng chửi vì "dám để cho conkhông đủ ăn đủ mặc, học hành chểnh mảng".

Sau hai năm ly hôn, chị Kiều có ýđịnh tái hôn với một đồng nghiệp cùng hoàn cảnh. Khi biết tin ấy, chồng cũ củachị đã nhắn tin thóa mạ chị "theo giai" bỏ bê trách nhiệm với con. Anh ta hùnghổ đến đón hai đứa con về và tuyên bố nếu chị tái hôn thì sẽ không cho nuôi contiếp. Để chứng minh cho vợ cũ biết là mình không nói đùa, anh ta đã ngăn cả việcchị đến thăm con, chị mua quần áo hay đồ ăn đến cho các con cũng đều bị chồng cũvứt ra đường.

Hai đứa trẻ nghe lời bố bảo mẹ đi lấy chồng khác sẽ ghét bỏ chúngnên cũng oán hận mẹ. Biết chồng cũ quá đáng nhưng vì thương con nên chị Kiều lạihạ mình để đáp ứng những yêu cầu của chồng cũ đặt ra để được quyền chăm sóc vànuôi dưỡng các con. Bởi chị biết rõ nếu để con cho chồng cũ nuôi dưỡng thì tươnglai của hai đứa trẻ sẽ bị ảnh hưởng xấu.

Những thủ phạm và nạn nhân"ẩn"

Nếu nhìn vào những hành vi bạolực gia đình được Luật Phòng chống gia đình nghiêm cấm thì rõ ràng vẫn còn rấtnhiều thủ phạm và nạn nhân đang bị ẩn đi dưới nhiều hình thức. Sở dĩ vẫn cònhiện trạng này là do tiềm thức của một số bộ phận vẫn còn xem những hành vi ấythuộc "quyền" và "bổn phận" của mình. Họ không hề ý thức được rằng việc lạm dụng"quyền" ấy đã biến họ thành những thủ phạm gây nên nạn bạo lực gia đình.

Đồngthời bên cạnh đó, việc cam chịu, chấp nhận coi như việc mình bị bạo hành nằmtrong bổn phận làm vợ, làm dâu, làm con. Do đó, bạo lực vẫn xảy ra nhưng cả thủphạm lẫn nạn nhân đều không ý thức được việc tự bảo vệ mình và ngăn chặn nó. Rõràng, để luật phòng chống bạo lực gia đình thật sự đi vào cuộc sống hơn nữa thìbên cạnh việc tuyên truyền của các cơ quan chức năng vẫn rất cần ý thức tìm hiểupháp luật từ mỗi người dân.

Bởi nếu họ không tự bản thân thay đổi quan niệm, ýthức của mình để tự bảo vệ mình thì việc luật ra đời nhưng tình trạng thủ phạmvà nạn nhân đều "ẩn" thì sẽ không mang lại kết quả như mong muốn.

Hiểm họa tiềm ẩn từ hành vi bạo lực gia đình

Sống với nhau đã hai mặt connhưng vợ chồng chị Hiền vẫn không thể tự quyết được cuộc sống của mình. Bởi trênhọ là bố mẹ thao túng quyền làm chủ trong gia đình. Lương hàng tháng của hai vợchồng phải đưa cho bố mẹ giữ 2/3. Phần còn lại họ chỉ đủ chi tiêu những thứ cánhân, vặt vãnh. Mọi việc mua sắm hay đầu tư làm ăn gì họ đều phải được sự chophép của bố mẹ.

Nếu ông bà chưa đồng ý thì coi như dừng lại tất cả. Việc kiểmsoát thu nhập của bố mẹ chồng chị Hiền đã khiến cho vợ chồng chị rơi vào tìnhtrạng bị phụ thuộc tài chính. Cuộc sống bị dồn ép, chị Hiền yêu cầu chồng ra ởriêng nhưng một lần nữa chị lại thất bại khi bố mẹ chồng chị nghiêm cấm việc ấy.Họ lấy lý do, chồng chị Hiền là con trai duy nhất nên việc sống chung với bố mẹlà nghĩa vụ và trách nhiệm bất khả kháng.

Nếu chị Hiền không đồng ý và cảm thấycuộc sống bất hạnh thì cứ ly hôn. Rồi họ quay sang xúi giục con trai về cô vợích kỷ, sống không có trách nhiệm với bố mẹ chồng, chỉ muốn ra ngoài sống riêngcho thoát việc chăm sóc nuôi dưỡng bố mẹ chồng khi về già... Cứ thế mưa dầm thấmđất, chồng chị Hiền từ chỗ đồng cảm với nỗi khổ của vợ khi bị bố mẹ phong tỏatài chính, o ép mọi việc thì nay lại quay sang chỉ trích vợ sống không biết hisinh.

Dần dần anh còn hùa vào với bố mẹ chửi mắng chị Hiền mỗi khi chị lỡ làmmột điều gì đó... chướng tai gai mắt họ. Không còn cách nào khác, chị Hiền đànhquay về cuộc sống cam chịu để làm tròn bổn phận dâu con của mình.

Mang nỗi niềm đến phòng tư vấnchị Thu bảo mình là nô lệ tình dục của chồng suốt bao năm nay nhưng không biếtphải làm cách nào. Xét về mọi mặt chồng chị không đến nỗi tồi, chỉ có mỗi "tội"là cuồng dâm. Anh có thể đòi hỏi chị bất cứ lúc nào tùy thích, không hề để ý đếnsức khỏe, tâm trạng của chị có sẵn sàng đáp ứng hay không. Chỉ cần có nhu cầu,anh ép chị quan hệ liên tục. Vì thế với chị việc được chồng yêu đã trở thành nỗisợ hãi từng đêm.

Có lúc vì mệt mỏi, chị đã phản ứng và từ chối nhưng anh vẫn mặckệ tất cả, bằng sức lực của mình anh bắt chị phải chiều cho đến lúc thỏa mãn. Cóthời gian do sức khỏe không đảm bảo, chị trốn chồng ngủ riêng phòng khác, khôngngờ anh tuyên bố nếu chị "bỏ đói" chồng thì sẽ ra ngoài tìm người khác. Vậy làchị lại cố đấm ăn xôi, nhắm mắt chiều chồng mà trong lòng tê tái.

Bất hạnh củachị là đã không tìm được sự đồng cảm va thấu hiểu bạn đời trong chuyện chăn gối.Dù vậy, chị vẫn phải chấp nhận vì nghĩ đó là bổn phận làm vợ. Cũng như chồngchị, anh cho rằng việc bắt vợ phải thỏa mãn nhu cầu tình dục của mình là quyềncủa một người chồng.

Góc tư vấn

Các hành vi bạo lực gia đình

1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý xâm hại đến sức khỏe, tính mạng.

b. Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

c. Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng.

d. Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị em với nhau.

đ. Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.

g. Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình.

h. Cưỡng ép thành viên trong gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính.

i. Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.

Theo Hạ Thi
Đời Sống Gia Đình



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.