Hoang mang vì con rơi

Ngày nay, một thực trạng mà chúng ta phải thừa nhận là hiện tượng con ngoài giá thú đang rất phổ biến.

Ngàynay, một thực trạng mà chúng ta phải thừa nhận là hiện tượng con ngoài giáthú đang rất phổ biến.

Qua công tác tư vấn, nhiều chị em đã thắc mắc, thậmchí tranh luận với luật sư rằng, tại sao Luật Hôn nhân và gia đình đã quyđịnh chế độ hôn nhân một vợ một chồng, lại còn có quy định và bảo vệ conngoài giá thú?

Phải chăng pháp luật mâuthuẫn? Chúng ta nên hiểu và hành xử như thế nào cho đúng về con ngoài giáthú, dưới góc độ luật pháp và cả đạo đức xã hội?

Chị N. nhà ở Q.Tân Phú, tìmđến một văn phòng luật sư nhờ “gỡ rối” giúp chồng. Chị kể: “Chồng tôihiện là cán bộ, đang công tác tại một doanh nghiệp nhà nước. Thời gian qua,anh có dan díu với một người phụ nữ. Cô ấy đến nhà tôi bồng theo đứa con,khẳng định đó là con của chồng tôi, yêu cầu chồng tôi phải “nhìn” con để làmkhai sinh và cấp dưỡng nuôi con. Nếu chồng tôi không nhìn nhận, cô ấy sẽ nhờđến pháp luật. Biết vợ chồng tôi sợ ảnh hưởng đến danh dự, cố ấy còn dọa sẽkiện ra tòa xin “truy nhận cha cho con”.

Hoang mang vì con rơi

Ảnh minh họa

Tôi không muốn làm lớnchuyện, vì sợ ảnh hưởng đến con cái và đổ vỡ hạnh phúc gia đình. Tôi sợ khichồng tôi ra chính quyền làm thủ tục nhận con hoặc bị cô ấy kiện thưa, chồngtôi sẽ bị kỷ luật, bị cách chức, ngoài ra còn có thể bị truy cứu trách nhiệmhình sự về tội “ngoại tình” …! Vợ chồng tôi phải làm sao?”.

Cùng cảnh ngộ nhưng chị H. (Q.ThủĐức) lại lo lắng theo hướng khác. Chị tâm sự: “Chồng tôi có con rơi, anhấy rất hối hận và năn nỉ tôi bỏ qua. Trước sự thành khẩn của chồng, tôi thathứ, đồng ý cho anh ấy nhận con và cấp dưỡng nuôi con. Tuy nhiên, tôi muốnanh ấy gửi tiền cấp dưỡng qua đường bưu điện hoặc qua ngân hàng, không choanh ấy trực tiếp đến với con hoặc thăm con!”. Theo chị, nếu để chồng “tựdo” đến thăm con và cấp dưỡng… họ lại có cơ hội với nhau, không thể kiểmsoát được.

Chị M. (Q.4) nhờ tư vấn theohướng khác: “Chồng tôi ngoại tình, có đứa con ba tháng tuổi với ngườikhác. Lợi dụng việc có con ngoài giá thú, chồng tôi thường xuyên đến thămcon và thăm cả cô ấy. Tôi yêu cầu chấm dứt, nhưng chồng tôi bảo phải choanh thời gian, vì hiện mẹ con cô ấy rất cần sự có mặt, chăm sóc của anh! Giờtôi có ý định thỏa thuận với người phụ nữ đó đem đứa bé về nhà tôi nuôi, để“giữ chân” chồng tôi, cắt đứt liên lạc giữa hai người”. Nghe luật sư hỏi,đứa con là kết quả mối tình ngoài hôn nhân của chồng chị, cho dù người kiađồng ý giao con cho chị nuôi, thì liệu chị có bảo đảm sẽ thương yêu, chămsóc đứa bé tốt không, chị M. gãi đầu băn khoăn...

Toan tính của người trongcuộc

AnhL. (Q.Gò Vấp) thắc mắc với chuyên viên tư vấn: “Thời gian qua, tôi cóchuyện buồn nên đi chơi với nhiều bạn gái. Trong một chuyến picnic, lợi dụnglúc tôi say rượu, bạn gái cố tình để tôi quan hệ mà không dùng biện pháptránh thai, hậu quả là cô ấy đã có thai. Giờ cô ấy gây áp lực buộc tôi phảicưới, hoặc ít ra cũng phải nhận con và cấp dưỡng nuôi con đến năm 18 tuổi,nếu không sẽ kiện tôi ra tòa. Tôi phải làm thế nào?”.

Khiluật sư khuyên nếu đúng đứa bé là con mình, anh cứ nhận để tránh việc thưakiện, thì anh… lý luận: “Trong trường hợp này lỗi thuộc về cô ấy, lúc đótôi say, đâu biết gì! Càng nghĩ tôi càng thấy mình bị oan, tôi bị người ta “gài”!Tôi còn trẻ, phải lo sự nghiệp, tôi cũng đã có bạn gái, bạn gái tôi mà biếtthì…”. Và cứ thế, anh L. cứ… tự phân bua, không quan tâm gì đến “giọtmáu” của mình, bất chấp cả sự phân tích của luật sư.

Anh Th. là cán bộ ngành dầukhí, đang công tác tại Bà Rịa-Vũng Tàu, có cách giải quyết “vấn đề” của mìnhnhư sau: “Tôi đã có vợ và hai con. Gần đây, tôi có quan hệ ngoài hôn nhânvới một phụ nữ, đã có một con chung. Chuyện này vợ con tôi chưa biết. Tôimuốn giữ kín để bảo vệ hạnh phúc gia đình, và cũng vì tôi còn là một cán bộnhà nước… Tôi không muốn làm thủ tục nhận con mà đợi khoảng 20 năm sau, khicác con tôi đã yên bề gia thất, tôi đã về hưu, mới tiến hành làm thủ tụcnhận con và sẽ bù đắp cho con! Tôi làm thế liệu có được không?”.

AnhB. (ở thị xã Tân An, Long An) sau khi có con ngoài giá thú, thấy không thể“thoái thác” được, trước áp lực của “vợ bé”, đã đồng ý tất cả những yêu cầucủa cô, nhưng xin hoãn binh… sáu tháng. Tại sao lại đặt ra mốc thời gian đó,anh giải thích: “Tôi cần thời gian để sang tên toàn bộ nhà đất, cơ sở làmăn cho vợ và con của tôi. Tôi sợ làm thủ tục nhận con, cô ấy và con sẽ đượcchia tài sản, được hưởng thừa kế về sau…!”.

Trẻ em không thể chọn “cửa”sinh ra mình, không thể biết những trớ trêu, phức tạp và những toan tính củangười lớn. Trẻ cũng không biết và không chịu trách nhiệm về việc quan hệgiữa cha và mẹ mình là trong hôn nhân hay ngoài hôn nhân, hợp pháp hay khônghợp pháp, có tình yêu hay không tình yêu… Đã hiện hữu trên đời, trẻ phảiđược nhận tình thương yêu, được nuôi dạy tốt để thành người. Vì thế, những“toan tính” của người lớn khi chuyện đã lỡ, nên vì lợi ích tốt nhất của trẻchứ đừng vì mình.

Theo LS Huỳnh Minh Vũ
Phụ Nữ Online
 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.