Khi bà nội trợ “đình công”

“Có ai biết bà xã tui chạy đâu không?”, hàng xóm ngơ ngác trước câu hỏi đầy bực tức của anh Hoàng Quân chủ cửa hàng kinh doanh cửa sắt ở đường Bạch Đằng, Q. Bình Thạnh.

“Có ai biết bà xã tui chạyđâu không?”, hàng xóm ngơ ngác trước câu hỏi đầy bực tức của anh Hoàng Quân- chủ cửa hàng kinh doanh cửa sắt ở đường Bạch Đằng, Q. Bình Thạnh.

Mọi người đều không ai dámnghĩ chị Tâm, người vợ hiền lành của anh, thường ngày chồng con nói gì cũnggật, đã bỏ nhà đến “tá túc” một người họ hàng ở tận Bình Dương.

Nhìn cái bếp mọi ngày luônsực nức mùi thơm những món ngon từ bàn tay tảo tần của vợ, giờ lạnh tanh,anh Quân giận sôi: “Không biết bà này giở chứng đi chơi đâu, đừng nóilà học đòi mấy “mụ tám” ở công ty lo đi làm đẹp thì chết với ông”. Điệnthoại, chị không nghe máy, gọi khắp bạn bè, người quen ai cũng lắc đầu khôngbiết.

Khi bà nội trợ “đình công”

Khi vợ không có nhà, nhiều ông chồng mới thấy được tầm quan trọng của người vợ trong gia đình

Nhìn hai cậu quý tử đói bụngla ầm nhà, anh Quân hằm hè một mình: “Bà mà ló đầu về đây thì biết tay!”.Nhưng, hai ngày cuối tuần sau đó, chị Tâm vẫn bặt tăm. Cha con anh Quân phảiđi ăn bụi, nhai trệu trạo miếng cơm khô như ngói. Nhà cửa lộn tùng phèo vìkhông ai thu dọn, mấy đứa nhỏ vắng mẹ cãi cọ, đánh nhau chí chóe, anh phảibỏ cửa hàng về trông con.

Vậy mà sáng thứ hai, trướcgiờ tụi nhỏ đi học, chị Tâm lại xuất hiện trước cửa, mặt mày tươi rói vớigiỏ đồ ăn thơm phức. Hai đứa nhỏ mừng mẹ về, quên cả ăn uống, cứ tíu tít hỏi: “Sao mẹ đi đâu lâu quá vậy, sao không cho con đi với, sao mẹ bỏcon...?” rồi mếu máo ôm gối mẹ. Thấy thế, anh Quân cũng chẳng dám cho vợ“biết tay”, lặng lẽ xuống bếp dọn đồ ăn chị mang về. Mấy cha con xúm lại “ăntrả bữa”, rồi anh chở con đi học.

Trưa, chị Tâm đi làm về đãthấy chồng chực sẵn ở nhà. Thấy anh chuẩn bị trợn mắt, chị xua tay: “Thôikhỏi la. La nữa tôi bỏ đi luôn đó!”. Rồi chị từ tốn: “Hỏi thật, cóbao giờ ông và mấy con xem tôi là vợ, là mẹ không? Hay chỉ như người giúpviệc, như “vú em”? Tôi cũng đi làm như ai, về nhà là tối tăm mặt mày với baoviệc, trong khi cha con ông cứ ung dung ngồi hưởng, mà còn khó chịu, bắt bẻ,đòi hỏi nọ kia, cứ như ông chủ với người hầu. Đã vậy thì tôi bỏ nhà đi chocha con ông tự “làm chủ”, tha hồ tung tẩy, muốn làm gì thì làm. Tôi cũngphải sống cho mình chứ. Nhìn vợ người ta kìa, được chồng cưng nựng, đi làmhay ở nhà cũng thơm phức, mướt rượt, còn tôi, có khác gì con ở!”. Nóixong, chị bỏ lên gác, mặc chồng cứ “đực” mặt ra không kịp nổi dóa.

Chị  Tâm vẫn còn “hiền”, chứchị Bằng, nhân viên tiếp thị mỹ phẩm, thì “quyết không về” nếu chồng conkhông tới đón. Hai con của chị, một đã đi làm, một học cao đẳng nhưng chẳnghề biết làm bất cứ việc lớn nhỏ nào trong nhà. Đã vậy, chồng chị còn ủng hộ: “Em là phụ nữ, có chức năng lo việc nội trợ, cha con anh là đàn ông, ailại đi làm mấy cái việc lặt vặt đó.”

“Mấy cái việc lặt vặtđó” đã lấy hết của chị Bằng thời gian ở nhà. Thu dọn căn nhà 3 tầng, nấu ăntheo khẩu vị riêng biệt của từng người... khiến chị như không còn thở nổi.40 tuổi mà nhìn chị như 50. Nghe bạn bè đồng nghiệp bình luận về bộ phimnày, người mẫu kia, hay kiểu áo nọ, chị tủi cho mình vì chẳng có thời giangiải trí. Vậy là, sau lần nghe chị bạn “xúi”, chị Bằng “khăn gói đi bụi”,đến tá túc nhà chị bạn đã làm quân sư cho mình.

Chị “ẩn” khéo đến nỗi cả tuầnsau chồng con vẫn không tìm thấy “tung tích”. Thật ra, nếu không có chị bạnngăn cản, chắc chị cũng tìm về sớm vì sốt ruột. Kết quả của đợt “đình công”này là chồng và các con chị đã tự chia nhau phụ chị việc nhà. Giờ chị đã cóthể nằm nghe những bản nhạc mình thích từ thời con gái, “tám” với bạn bè vềchuyện hôm qua anh Mẫn trong phim Dù gió có thổi diễn hài mà sao cảm độngquá...

Trong xã hội hiện đại, rấtnhiều cơ hội để phụ nữ thể hiện khả năng làm việc không thua kém phái màyrâu, nhưng khi về với tổ ấm của mình, họ lại phải đảm đương thêm vai trò nộitrợ, một vai trò không kém phần vất vả. Vì thế, điều quan trọng họ cần là sựchia sẻ của mọi thành viên trong gia đình, để thấy mình được tôn trọng, yêuthương chứ không phải bị biến thành vú em, người giúp việc không lương...

Đôi khi, “đình công” cũng làcách hay để nhắc nhớ các ông chồng và những cậu ấm cô chiêu nhớ ra rằng,người nội trợ ấy cũng rất cần được sống cho chính mình.

Theo Tố Hạnh
Khi bà nội trợ “đình công”



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.