Khi chồng "đo lọ nước mắm" với nhà ngoại

Vân bảo chồng tiện đường, mang biếu nhà ngoại ít cam. Lát sau, chồng về với một nửa số cam trong tay, phân trần: "Nhiều quá, ông bà ngoại ăn sao hết".

Vân bảo chồng tiện đường,mang biếu nhà ngoại ít cam. Lát sau, chồng về với một nửa số cam trong tay, phântrần: "Nhiều quá, ông bà ngoại ăn sao hết".

Chồng Vân kinh tế khá, tính tìnhvui vẻ. Khổ nỗi, cứ cái gì đụng chạm đến bên ngoại là anh… "tiêng tiếc". Họ hàngxa thì không nói, đằng này, ngay bố mẹ và vợ chồng người em vợ, anh cũng tínhtoán thiệt hơn.

Khi chồng "đo lọ nước mắm" với nhà ngoại

Nhiều anh coi bên nội mới là nhà của mình, mới cần được quan tâm và chăm sóc, còn bên ngoại, chỉ cần xã giao là đủ

Một lần, vợ chồng Vân đichung taxi với vợ chồng em trai cô. Lúc xuống xe, thấy chồng nằng nặc đòi chiađôi tiền taxi với em vợ, Vân rất ngượng. Cuối cùng, vợ chồng em trai Vân tranhtrả tất cả, chồng cô lại cười rất tươi. Vân nhắc thì chồng xuề xòa: “Người một nhà cả, đi đâu mà thiệt”.

Lần khác, đi hát karaoke mừngsinh nhật với vợ chồng cậu em, anh xã Vân lại đòi “chia đôi”. Vân gạt đi, bảo đểtự thanh toán thì bị chồng “lườm lườm”. Cuối cùng, vợ chồng cậu em trai Vân nhậnnhiệm vụ đó.

Cơ quan chồng rất gần với nhàngoại. Vì thế, không ít lần, Vân nhờ chồng biếu ít hoa quả hay bánh kẹo cho bốmẹ. Tuy nhiên, anh toàn tranh thủ bớt lại một ít hoặc gần một nửa với lý do:“Bố mẹ ăn không hết, bảo đem về”. Trách chồng thì chồng cáu. Giận chồng thìchồng dỗi vì: “Không được lên lớp cho tôi”. Cũng may, bố mẹ và vợ chồng cậu emcủa Vân vốn dễ dãi, không để bụng chuyện gì nên nhà cửa vẫn yên ấm.

Chồng Thủy (quận Đống Đa, Hà Nội)rất “xông xênh” với bên nội nhưng lại “đo lọ nước mắm” với nhà ngoại. Hôm bétrai (3 tuổi) nhà chị gái ruột phải nằm viện, Thủy bàn với chồng biếu anhchị một triệu, lo thuốc thang cho cháu. Chồng Thủy giãy nảy, bảo: “Làm gìnhiều thế”. Đong đi tính lại, anh kết luận: “Chỉ 500 nghìn là đủ”.

Thế nhưng, khi cháu ruột anh bịốm, anh chẳng ngại ngần biếu chị gái 2 triệu, mặc vợ có đồng ý hay không. Thủyxuýt xoa thì chồng cáu: “Cô chỉ biết nhà cô thôi à”. Nếu mang chuyện cũra so đo thì y như rằng, Thủy sẽ phải nghe hàng trăm lý do biện minh của chồng.Thủy đem chuyện này phàn nàn với mẹ đẻ thì cụ bảo: “Chồng con không nghiệnngập, trai gái. Tốt quá còn gì. Đàn ông biết tính toán thì mới tốt” khiến côcàng thêm chán.

Để chồng dễ hơn với nhà vợ

Định kiến “dâu con – rể khách”vẫn còn tồn tại. Chính vì thế, nhiều anh coi bên nội mới là nhà của mình, mớicần được quan tâm và chăm sóc, còn bên ngoại, chỉ cần xã giao là đủ. Chính điềunày gây nên tâm lý khách sáo khiến chồng ngại trò chuyện hoặc thậm chí, khôngthích đưa vợ về bên ngoại. Nếu nhà ngoại có việc cần thì người chồng cũng khôngmấy mặn mà. Nếu phải đụng đến kinh tế thì anh chồng càng khó chịu vì chưa thựcsự coi nhà vợ là nhà mình. Điều đó sẽ khiến người vợ hụt hẫng, tổn thương, thậmchí quay sang oán trách chồng.

Vì thế, tạo điều kiện để chồnghiểu và hòa hợp với gia đình vợ là việc cần thiết. Người vợ sẽ là cầu nối giữachồng và bên nhà ngoại. Một khi đã có tình cảm thực sự, người chồng sẽ thoải máihơn với nhà vợ.

Vợ chồng cũng cần thống nhất quanđiểm đối nội – đối ngoại, không được bên trọng – bên khinh.

Theo Ngọc Bình
Khi chồng "đo lọ nước mắm" với nhà ngoại



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.