Khi kết hôn với “người tốt có tật xấu”

Khi các đôi tình nhân chuẩn bị cho hôn nhân, hình ảnh người bạn đời tương lai luôn rạng rỡ trong mắt mỗi người, mọi khiếm khuyết của chàngnàng đều được người trong cuộc bỏ qua, xem như “một phần tất yếu của cuộc sống”.

Khi các đôi tình nhân chuẩn bịcho hôn nhân, hình ảnh người bạn đời tương lai luôn rạng rỡ trong mắt mỗingười,  mọi khiếm khuyết của chàng/nàng đều được người trong cuộc bỏ qua, xemnhư “một phần tất yếu của cuộc sống”.

Thế nhưng, chỉ sau một thời gian chungsống, những khuyết điểm ấy lại trở thành cái gai, là nguyên nhân gây sóng giótrong gia đình.

Màu hồng tình yêu

Sáu năm trước, chị Nguyễn ThùyTrang - thủ quỹ của một ngân hàng - quyết định kết hôn với anh Trần Quốc Đại,nhân viên ngành bảo hiểm. Gia đình chị đã phản đối vì ba mẹ chị biết anh Đại có“sở thích” lớn là... nhậu. Tính ham vui, nhậu nhẹt của anh Đại đã có từ thờisinh viên, khi anh chị mới yêu nhau, chị Trang cũng biết rõ. Cứ cuối tuần là anhvà mấy người bạn cùng phòng ở ký túc xá lại ra quán bia hơi lề đường nhâm nhi...vài lít. Ngày đó, anh chị cũng giận nhau vì anh mãi lai rai, quên cả hẹn vớingười yêu. Chị thường gọi điện nhắc, anh mới khật khưỡng đến, người toàn hơimen.

Khi kết hôn với “người tốt có tật xấu”

Ảnh minh họa

Tốt nghiệp đại học, đi làm, “đô”nhậu của anh Đại càng tăng và có thể nhậu mọi lúc, mọi nơi. Thậm chí, trong lầnra mắt nhà vợ tương lai, sau vài ly “xã giao”, anh Đại đã quên luôn việc phảitạo hình ảnh chàng rể tốt mà nhậu “tới bến” với hai người anh của chị Trang, chịphải gọi taxi đưa anh về nhà. Sau màn ra mắt bết bát, gia đình chị Trang càngkiên quyết hơn nhưng chị vẫn bảo vệ người yêu: “Làm người không ai hoàn hảocả. Người này cờ bạc, người kia ngoại tình, trong khi anh Đại tính tình trungthực, hiếu thảo với cha mẹ, giỏi giang và yêu thương con hết lòng. Anh ấy chỉ cómột khuyết điểm nhỏ là hay nhậu”. Chị còn biện hộ, anh nhậu chỉ là do côngviệc và cả nể bạn bè. Chị tin rằng, khi có vợ con, anh sẽ có trách nhiệm với giađình mà chia tay ma men.

Chính vì thế, sau khi cảnh báo“có khổ đừng đổ lỗi cho cha mẹ”, gia đình chị đành chấp thuận. 

Chị Hồng Phượng - kế toán mộtcông ty xuất nhập khẩu, cũng không ngoại lệ với công thức “lấy ưu bù khuyết” khiyêu. Bạn bè chị có người thậm chí còn tuyên bố nếu chị thành hôn với anh NguyễnVăn Tùng thì sẽ không nhìn mặt chị nữa. Nguyên do là khi chị đưa anh Tùng đichơi cùng nhóm bạn, có điều gì không hài lòng là anh quát chị ngay trước đámđông, hoặc đùng đùng bỏ về. Có lúc, chị còn bị ăn tát khi làm trái ý anh. Vậymà, khi anh xin lỗi và năn nỉ chuộc lỗi, chị lại cho qua.

Tính cục cằn, gia trưởng, lại haysử dụng bạo lực của anh cũng khiến chị Phượng có chút lấn cấn trước khi quyếtđịnh kết hôn, nhưng chị lại so sánh theo kiểu anh có nhiều ưu hơn khuyết điểm:chân thành, chịu khó, cầu tiến, biết lo nghĩ đến tương lai và rất yêu chị. Vậylà nỗi lo được gạt sang một bên, chị hân hoan trở thành cô dâu.

Không chỉ có phụ nữ mới nhìn tìnhyêu bằng lăng kính màu hồng, mà cả nam giới cũng vậy khi rơi vào “ma trận” tìnhyêu. Anh Lê Hải Lâm - nhân viên phòng kinh doanh một công ty địa ốc, có vợ làchị Ngọc - con gái rượu của một đại gia trong ngành kinh doanh bất động sản. Lúcyêu nhau, anh đã khổ sở vì tính hay ghen của chị. Bất kể ngoài giờ hay trong giờlàm việc, anh cũng luôn bị chị gọi điện kiểm tra xem đang ở đâu, làm gì, vớiai...

Dù cũng mệt mỏi, ngán ngẩm tínhghen bóng ghen gió của chị, nhưng anh Lâm không chia tay, bởi sau mỗi lần anhgiận là chị luôn năn nỉ, xin tha thứ, cho rằng chị làm vậy chỉ vì quá yêu anh,sợ mất anh. Hơn nữa, chị lại xinh đẹp, giỏi nội trợ, điều kiện gia đình quá tốt.Anh nghĩ, kết hôn rồi chị hiểu rõ anh là người sống nghiêm túc, không lăng nhăngthì sẽ không có cớ gì để ghen.

Thận trọng với “đầu vào”

Khi kết hôn với “người tốt có tậtxấu”, những ông chồng, bà vợ đều tin tưởng mình có khả năng “hô biến” nhữngkhuyết điểm của người bạn đời để cùng tạo dựng gia đình hạnh phúc. Nhưng, tìnhyêu thời tiền hôn nhân và trong hôn nhân không hề giống nhau - dù vẫn chỉ làchuyện của hai người.

Khi yêu, thời gian hai người ởbên nhau rất ít, chỉ đủ để nói những lời yêu thương. Hơn nữa, ai cũng muốn ghiđiểm trong mắt người yêu nên cả hai đều cố thể hiện những ưu điểm của mình, chegiấu bớt khuyết điểm. Mà, nếu nhận ra người yêu có khuyết điểm nào đó, nhưngkhông làm tổn thương tình cảm hiện tại như sự phản bội, ngoại tình thì ngườitrong cuộc cũng dễ dàng cho qua.

Nhưng một khi đã thành vợ chồng,chung sống hàng ngày, thì nỗi lo cơm áo gạo tiền, trách nhiệm làm chồng/vợ, làmcha/mẹ, những mối quan hệ với gia đình vợ/chồng sẽ gây áp lực lớn, khiến cả haiphải sống bằng con người thật của mình: tốt xấu đều được phơi bày. Khi đó,khuyết điểm lộ diện rõ ràng và có thể lặp lại mỗi ngày nên luôn khiến người bạnđời khó chịu, bất mãn, thậm chí bị sốc nếu họ không đủ sự kiên trì và khả nănglàm thay đổi.

Sau đám cưới, anh Tùng đề ngay rakế hoạch hai năm sau mua nhà để chấm dứt đời ở trọ. Vì vậy, thu nhập của hai vợchồng đều được gửi tiết kiệm, chỉ chừa một khoản nhỏ làm sinh hoạt phí. Anh Tùngđã yêu cầu vợ phải chi tiêu tiện tặn, mua sắm  gì cũng phải báo với chồng hoặcghi lại. Điều đó khiến chị Phượng bị sốc thật sự, dù đã biết tính gia trưởng củaanh.

Chị rất sợ khi chưa hết tháng màlỡ có việc đột xuất tiêu hết tiền sinh hoạt là y như rằng chị bị chồng mặt nặng,mày nhẹ, la mắng, không thèm nghe chị thanh minh. Chị cãi lại thì bị chửi hoặcăn tát vì tội “vượt mặt” chồng. Không chịu nổi sự hà khắc của chồng và cuộc sốngbức bối, túng thiếu, dù thu nhập của chị một tháng gần 10 triệu đồng, chị đã lyhôn chỉ sau hai năm chung sống.

Chị Trang cũng đơn phương xin lyhôn tháng 11/2009. Tòa án Q.Thủ Đức đã tuyên xử cho chị ly hôn nhưng chồng chịkháng cáo, nói vẫn còn yêu vợ. Nguyên nhân dẫn đến sự tan vỡ cũng từ chuyện nhậunhẹt của anh Đại. Chị khai tại tòa: “Ngày nào anh ấy cũng say xỉn. Tiếp kháchhàng: nhậu. Gặp bạn bè cũng nhậu đến 11g - 12g khuya mới về. Đến ngày cuối tuần,anh ấy cũng gầy độ với ông hàng xóm. Tôi từng hy vọng sau khi kết hôn anh ấy sẽthay đổi, nhưng điều đó đã không xảy ra. Tôi buồn chán nên có lần bồng con vềquê sáu tháng, anh Đại đã năn nỉ, thề bỏ rượu, nhưng tôi vào lại TP.HCM là anhấy lại chứng nào tật ấy. Chúng tôi đã ly thân một năm nay”.

Cuộc hôn nhân của anh Lâm cũngchết yểu khi chưa kịp “mừng tuổi” lần thứ hai, do anh không chịu được của vợ. Ngày nào đi làm về, anh cũng bị vợ “đánhhơi”, kiểm tra xem có  mùi nước hoa lạ, vết son hay tóc cô nào trên người chồngkhông. Anh cũng bị vợ săm soi điện thoại, xem anh đã gọi, nhắn tin cho những ai.Cô nào nằm trong diện “tình nghi” là chị Ngọc gọi điện điều tra, đe dọa khôngđược đến gần chồng chị. Điều làm anh mệt mỏi nhất là vợ anh còn hay bày tròtuyệt thực, đòi tự tử... mỗi khi anh cáu, mắng chị vì tội ghen bóng gió hoặc vềnhà trễ.

Thật ra, ở đời người nào cũng cókhuyết điểm. Tuy nhiên, có những dạng khuyết điểm được liệt vào danh sách đặcbiệt như: nghiện ngập, cờ bạc, ghen bóng ghen gió, bạo lực là những mối đe dọalớn, có thể làm tan vỡ gia đình bất kỳ lúc nào.

Các chuyên gia tâm lý khuyên: “Trướckhi kết hôn với những người có khuyết điểm đặc biệt trên, bạn cần thực hiện trắcnghiệm sau: sự chịu đựng, lòng kiên nhẫn và chia tay. Nếu bạn đã sẵn sàng chomột trong ba điều trên thì không cần đắn đo, còn biết mình không làm được thìnhất thiết phải suy nghĩ lại. Muốn chồng thay đổi, bạn cần có thời gian đểkhuyên nhủ, cảm hóa, động viên, tạo điều kiện để chồng/vợ sửa dần khuyết điểm.Có khi bạn phải “trường kỳ kháng chiến” mà kết quả vẫn ở thì tương lai. Vì vậy,bạn phải hết sức chịu đựng và một khi không chịu đựng được thì chắc chắn sẽ lyhôn. Do đó, phải cẩn trọng khi chọn lựa, tìm hiểu tính cách, quan điểm sống, sởthích... của người mình muốn kết hôn  thật kỹ để tránh gặp người tốt có... nhiềutật xấu”.

Theo Thùy Dương
Khi kết hôn với “người tốt có tật xấu”



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.