Khi vợ lắm lời

Không thể chung sống dưới một mái nhà mỗi khi vợ lắm lời. Đó là tâm tư của nhiều ông chồng, đặc biệt là ở những gia đình trẻ...

Khôngthể chung sống dưới một mái nhà mỗi khi vợ lắm lời. Đó là tâm tư củanhiều ông chồng, đặc biệt là ở những gia đình trẻ...

Từ“lắm lời” trực tiếp...

Chẳng hiểu vì lý do gì mà suốt buổi chiều, căn phòng ở chung cư Khánh Hội (Q.4,TP.HCM) của chị M. lại im ắng đến lạ thường. Bình thường không khí trong nhà lúcnào cũng vui tươi như hội. Thế mà hôm nay im ắng quá. Chị M. kể: “Có gì đâu,buổi sáng ông chồng đi làm nhưng không tìm thấy đôi tất. Ổng cằn nhằn, mình cũnglời qua tiếng lại. Trưa về, vợ chồng quay sang chì chiết nhau!”.

Nóiqua chồng chưa đủ, chị M. phải lập tức “lan tỏa” chuyện đó sang bà ngoại vàngười giúp việc. Cứ thế việc đã bị đẩy lên thành ý thức, nào là không tôntrọng người già, rồi sáng ra đã cằn nhằn làm cho cả ngày xui xẻo... Cả ngàyhôm đó chị M. nhằn chồng, từ trưa cho đến tối, đến cả đêm. Bực mình quá,chồng chị M. phải cáu lên “em làm gì mà lắm lời vậy” rồi ôm gối ra phòngkhách ngủ một mình.

Khi vợ lắm lời

Ảnh minh họa

...đến qua điện thoại diđộng

Trường hợp của đôi bạn trẻTrung - Hương ở chung cư Trần Hưng Đạo, Q.5, TP.HCM) lại khác. Hai người yêunhau từ chuyện chát chít qua mạng, rồi chung sở thích về công nghệ. Trẻ, suynghĩ thoáng, yêu nhau thật lòng, hai người đã có em bé bốn tháng trước hônnhân. Bụng to, gia đình hai bên mới tổ chức đám cưới. Cưới xong, Trung bànvới Hương thuê một căn hộ chung cư để sống cho thoải mái. Trung đi làm nuôiHương. Cô vợ ở nhà tranh thủ cộng tác bán hàng qua mạng.

Hạnh phúc của đôi vợ chồngtrẻ như vậy, ai thấy cũng mừng, khen họ có bản lĩnh, tự lập. Ấy thế mà chỉmới đây thôi, họ hàng suýt té ngửa khi nghe Hương thổ lộ ý định “bỏ chồng”.

Hỏi thăm Hương có chuyện gìmà căng thẳng quá vậy, Hương nghĩ một hồi rồi bảo: “Cũng chẳng có gì ghê gớm,nhưng mà tức không chịu nổi! “Nó” đi làm về là chỉ tắm rửa, ăn uống, hỏithăm em bé trong bụng rồi quăng mình ra ngủ. Hỏi nó tại sao không chịu nóichuyện hỏi thăm vợ, nó bảo “mệt quá”, có gì “để mai tính”...”.

Nhưng theo Hương, cái “để maitính” đó do Trung tạo ra và mỗi khi Hương liên lạc qua điện thoại hay chátthì Trung phát quạu “để về nhà nói chuyện”. Không thể đối thoại được vớichồng khi chồng ở nhà nên khi Trung ra khỏi nhà, đến cơ quan thì phương tiệnliên lạc của Hương chỉ là cái điện thoại di động. Biết bao nhiêu cuộc gọi,biết bao nhiêu tin nhắn về những ấm ức của buổi tối hôm trước, của ngày hômtrước và những tháng ngày truớc đây cứ thế “tuôn trào”.

Khi đó, Trung đang làm việcthử hỏi tâm trạng đâu để trả lời hay nhắn tin cho vợ. Bực mình, điên tiết,Trung đã phải gào lên: “Để anh làm việc, cái điện thoại là phương tiện liênlạc chứ không phải là chỗ để em lắm lời, để anh yên...”

“Bác sĩ” chữa bệnh lắm lời

Bị “tấn công” dồn dập, daidẳng như thế, có những buổi trưa, Trung bỏ cả ăn cơm, phóng xe về nhà lấycái điện thoại di động của Hương ném thẳng vô... toilet. Rồi Trung lại phảimua cho Hương điện thoại mới. Hương lại nhắn tin, gọi điện..., cứ thế vợchồng cãi vã, chửi mắng nhau. Tổng cộng, từ lúc về ở riêng, Trung đã đập củaHương 3 cái điện thoại vì tội lắm lời nhưng vợ vẫn “tính nào tật nấy”.

Những lúc tỉnh táo, Trung đặtcâu hỏi tại sao vợ chồng mình lại rơi vào hoàn cảnh tréo ngoe như vậy. Rõràng cả hai yêu thương nhau, con thì sắp có, gia đình rất hạnh phúc. Phảichăng do mình? Thế là Trung gọi điện hỏi thăm anh chị em, bạn bè thân thiết,từ đó phát hiện ra sai lầm sơ đẳng của mình đó là không chịu nói chuyện,chia sẻ với vợ, nhất là trong giai đoạn vợ đang mang thai, phải ở nhà mộtmình.

Từ đó, anh đặt ra kế hoạch cụthể là phải nói chuyện với vợ nhiều hơn, nhất là thời gian hai người ở nhàvới nhau. “Lời mình lắm thì vợ sẽ hết lắm lời”, Trung chia sẻ. Sau chiêu này,tự dưng Trung hết bị vợ “hành hạ” qua điện thoại. Theo thạc sĩ tâm lý NguyễnThị Tâm thì có hai nguyên nhân chính dẫn đến việc người vợ lắm lời: Thứ nhất,do bản tính của phụ nữ thường có nhu cầu nói nhiều và đôi khi thành nói dai.Thứ hai, do người chồng kiệm lời hoặc có những thói quen, hành vi không hợplý, vợ nhắc đi nhắc lại nhiều lần mà không thay đổi.

Trong thực tế, trường hợp thứhai xảy ra phổ biến hơn. Để tránh trường hợp như vậy, chỉ có cách ngườichồng tự nhận thức, tự thay đổi hành vi của mình là vợ sẽ hết lắm lời, nhưtrường hợp của Trung đã nói ở trên chẳng hạn. Cuối cùng, nếu muốn lắm lờikhông trở thành bệnh kinh niên của vợ, người chồng hãy cố gắng thấu hiểu,chia sẻ với người vợ khi cả hai còn trẻ, chứ đến già thì đã muộn rồi.     

Theo Tân Hưng
Thanh Niên



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.