Khổ vì vợ mắc bệnh "keo"

Bố con anh Nam đến khổ vì ngày nào cũng phải "ăn chay". Vợ anh giải thích: "Ăn thế cho nó tốt", nhưng bố con anh lại hiểu khác: "Ăn thế cho đỡ tốn tiền".

Bố con anh Nam đến khổ vìngày nào cũng phải "ăn chay". Vợ anh giải thích: "Ăn thế cho nó tốt", nhưngbố con anh lại hiểu khác: "Ăn thế cho đỡ tốn tiền".

Chả là vợ anh mắc bệnh keonặng...

Vợ keo, chồng con khổ

"Đồ này em không dùng nữathì để anh mang về quê cho mấy chị nhé?" Anh Nam hỏi vợ, chờ đợi và hyvọng, nhưng tiếng chị Huyền khe khẽ đáp lại khiến anh cụt hứng: "Anh cứđể đấy cho em. Khắc có việc phải dùng đến"...

Anh Nam ngán ngẩm. Toàn đồ cũcả rồi, cứ thấy vợ để chất đống chứ có bao giờ dùng đến đâu, nhưng cứ được"gợi ý" cho ai đó là vợ anh lại giãy lên như "đỉa phải vôi".

Khổ vì vợ mắc bệnh "keo"

Khốn khổ khi vợ mắc bệnh "kẹo kéo"

Bây giờ thì anh Nam mới nhậnra, vợ anh mắc bệnh "keo" nặng. Mà cái sự "keo" của vợ anh nhiều lúc lại làmanh bẽ mặt với người khác mới chết chứ. Vấn đề quá tế nhị nên có muốn góp ýcho vợ, anh cũng thấy khó để mở lời.

Chị Huyền "kỹ" đến pháthoảng. Kinh tế gia đình chị cũng ở mức khá, hai đứa con đang học cấp I,lương thưởng của hai vợ chồng cộng lại, trừ chi phí sinh hoạt và đóng tiềnhọc cho con cũng dư giả một ít để tiết kiệm. Ấy thế mà nhìn vào bữa cơm nhàchị, ai cũng phải ngậm ngùi. Ngày nào sang lắm, bố con anh Nam mới được vợcho ăn thịt, cá chứ món quen thuộc nhất của nhà anh vẫn là đậu phụ và rau.

Chồng có phàn nàn, chịHuyền lại cãi: "Anh không thấy báo chí người ta đưa tin à? Ăn nhiềuchất béo chỉ tổ chết sớm. Ấy là chưa kể dịch này dịch nọ. Gà thì cúm,heo cũng bị tai xanh, tai đỏ. Ăn thế này cho an toàn". Chẳng biếtcái sự an toàn của chị an toàn tới đâu, chỉ thấy hai thằng cu nhà chị,đang tuổi phát triển cứ teo tóp dần. Thương con, nhiều lần anh Nam đòiđi chợ, nhưng chị Huyền siết tài khoản dữ quá, chị tuyên bố: "Anh đichợ để vứt tiền cho mấy bà ngoài chợ à? Thật phí phạm".

Thế là bố con anh Nam phảitrung thành với các bữa cơm chay. Hôm nào chán quá, anh nán ở lại với mấyông bạn chí cốt, lai rai vài ly, nhằm kiếm chút "đạm". Anh Nam ngẫm nghĩ,đúng là chuyện có một không hai, chẳng ai tin được.

Lúc đầu, anh cũng nghĩ vợmình có tính tiết kiệm thế thì tốt, tay hòm chìa khóa như thế là chồng cóthể yên tâm lo "chính sự" bên ngoài. Ai ngờ, chính cái tính "tiết kiệm quáhóa keo" của vợ anh lại quay sang hành hạ mấy bố con. Riêng chuyện ăn uống,bố con anh đã phải lãnh đủ. Có hôm cơm nguội đã hơi có mùi rồi nhưng vì"tiếc của", chị Huyền vẫn cho vào hấp chung với cơm mới. Kết quả, cả nhà bịmột phen đau bụng sém phải đi bệnh viện cấp cứu.

Tủ lạnh nhà anh, ít khi có đồăn để sẵn. Vợ anh đi chợ hằng ngày và ngoài ba bữa chính, chị không mua thêmbất cứ thứ gì để bồi dưỡng cho mấy bố con. Có hôm thằng cu Bi thấy bạn ănsữa chua, thèm quá nên đánh bạo hỏi "xin", chẳng những không cho, thằng bénhà hàng xóm còn chế giễu: "Giàu như nhà mày mà cũng không có một hộp sữachua à?". Chuyện đến tai chị Huyền, báo hại, cu Bi bị mẹ đánh cho mộttrận. Anh Nam giận vợ, thương con, đang tuổi ăn tuổi lớn, con anh cần ănuống đủ chất để phát triển, thế mà vợ anh chẳng chịu hiểu.

Hết chuyện ăn lại đếnchuyện mặc. Toàn bộ áo quần của bố con anh Nam đều có "thâm niên" trêndưới 5 năm. Cái áo sơ mi của anh cũ rồi nhưng vợ anh cứ một mực khẳngđịnh "còn mới", thế là anh phải khoác lại áo cũ. Nếu mua đồ mới, nhấtđịnh vợ anh phải đợi có dịp giảm giá mới đi tha về một lô một lốc, toànhàng sale. Bọn trẻ nhà anh, họa hoằn lắm mới được mẹ sắm cho đồ mới.

Hôm rồi, anh Nam bị một phenmất mặt với bạn bè cũng vì chuyện này. Chả là vợ anh gom áo quần lại một lầnđể giặt cho "tiết kiệm" điện nên hôm đó, anh chỉ còn mỗi cái áo sơ mi đã sờncổ. Ngao ngán với vợ nhưng rồi anh cũng phải mặc đi làm. Đến cơ quan, côđồng nghiệp vui tính đã hét lên: "Ôi! Anh Nam làm gì mà cổ áo rách thếkia!". Khỏi phải nói, anh Nam xấu hổ không biết để đâu cho hết, nhưngcũng lí nhí "đỡ đạn": "À, vô tình mắc vào dây thép gai ở hàng rào ấy mà".

Câu trả lời không ăn nhậpcủa anh khiến cả phòng cười ồ. Sau hôm đó, anh kiên quyết vứt cái áo,mặc cho vợ ca cẩm: "Phí quá, thế này mà vứt!".

Mất mặt vì có vợ keo

Khổ vì vợ mắc bệnh "keo"

Chỉ vì thói ki vo của vợ khiến nhiều ông chồng bị bao phen mất mặt

Đúng là có vợ keo khổ thật.Anh Nam đã nhiều phen "điêu đứng" vì mất mặt với gia đình đồng nghiệp, hàngxóm.

Những lần kỵ giỗ ở bên nội,ngoại, vợ anh cũng tính toán sít sao làm anh nhiều phen mất mặt với giađình. Bên ngoại thì tưởng anh kẹo kéo, bên nội thì nghĩ anh nhu nhược, để vợnắm hết tài khoản. Hiếm hoi lắm chị Huyền mới mua quà tặng bố mẹ chồng, thậmchí, bố mẹ ruột của chị, chị cũng hạn chế tối đa. Chị bảo: "Không tiếtkiệm thì lấy đâu ra tiền để mà lo việc sau này".

Không biết "việc sau này" củachị là việc gì, chỉ biết rằng số tiền gửi ngân hàng của nhà chị cứ tăng vùnvụt, tỉ lệ nghịch với cuộc sống kham khổ của chồng con chị.

Cứ mỗi lần về quê, anh Namlại phải đối mặt với nhiều lời bàn tán từ họ hàng: "Thằng này có con vợkeo phát khiếp. Đợt giỗ vừa rồi, nhà mình nghèo mà cũng đóng 1 triệu, trongkhi đó nhà nó ở thành phố mà đóng chỉ phân nửa"....

Những lời bàn tán về cái sựkeo của vợ làm anh Nam méo mặt. Nhiều lần anh Nam nói với vợ: "tiết kiệmthì cũng tốt nhưng mình có điều kiện, dại gì phải sống kham khổ. Biết cósống được mấy mà cứ giữ tiền làm gì". Nhưng vợ anh cứ "chứng nào tậtnấy", chắt bóp, dành dụm, không dám tiêu pha gì cho mình và cho chồng con,để tiền mua vàng và gửi ngân hàng.

Vì vợ "keo" nên mỗi lần cóngười ở quê lên chơi, anh Nam lại lo sốt vó. Phần vì ngại vợ càm ràm, phầnvì ngại khách sẽ phiền lòng vì cách đối xử của vợ. Ai đời có khách mà nhàanh vẫn trung thành với thực đơn "chay". Khổ đến thế là cùng!

Về chuyện tiền bạc, vợ anh kỹlắm. Đố ai mượn được tiền vợ anh, anh tâm sự: "lúc nào cô ấy cũng thannghèo kể khổ. Đến nỗi, chị gái mình làm nhà, dự định lên mượn ít tiền nhưngthấy cô ấy than dữ quá nên chuồn thẳng, không dám mở lời".

Hôm rồi nhận điện thoạicủa chị gái xong, mặt anh cứ buồn rười rượi, thì ra cháu anh chuẩn bịlên đây học đại học, chị gái có ý muốn cho cháu ở nhờ nhà anh. Anh thìchẳng sao, nhưng chắc chắn vợ anh sẽ phản đối vì "tốn tiền ăn, tiềnđiện, tiền nước". Nghĩ đến đây, anh ngán ngẩm, không biết phải khu xửnhư thế nào cho "trọn nghĩa vẹn tình". Giá như vợ anh đừng keo quá thìtốt biết mấy!

Theo Eva




Trai trẻ và cái kết ê chề khi góp 'vốn tự có' vào công ty của quý bà hồi xuân đang cô đơn
Ngay buổi tối hôm đó, bà chủ giữ tôi ở lại với lý do giúp bà dọn dẹp căn phòng vừa bày biện cho buổi tiệc sinh nhật. Rồi cái gì đến phải đến khi bà chủ thủ thỉ ngọt ngào rằng nếu tôi “chiều” theo ý bà, bà sẽ dành cho tôi một suất là cổ đông trong công ty mà không cần có tiền góp vốn!

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.