Ngậm ngùi nghề dẫn nhảy

Trai nhảy ở các vũ trường không phải lúc nào cũng là những gã bảnh trai, nhảy đẹp, "hót" hay và kiêm thêm công việc phục vụ chuyện tình cảm cho các quý bà cô đơn như người ta vẫn thường nghĩ.

Trai nhảy ở các vũ trường khôngphải lúc nào cũng là những gã bảnh trai, nhảy đẹp, "hót" hay và kiêm thêm côngviệc phục vụ chuyện tình cảm cho các quý bà cô đơn như người ta vẫn thường nghĩ.

Thực tế có nhiều người làm công việc này một cách nghiêm túc, và những gì họ kểlàm người nghe ngậm ngùi.

Ế vợ vì làm nghề nhạy cảm

H đến với nghề dẫn nhảy rất tìnhcờ. Anh sinh ra ở thành phố, nhưng gia đình anh lại nghèo và H học hành khôngđến đâu. Từ nhỏ, H đã phải lăn vào cuộc mưu sinh, nhưng tất cả đó là những nghềlao động chân tay vất vả mà thu nhập chẳng đáng là bao. Cảm H hiền lành, chămchỉ, lại thương anh nhọc nhằn, nhếch nhác mãi, một người hàng xóm đã giới thiệuanh đến làm việc tại CLB khiêu vũ ở 65 Quán Sứ (Hà Nội).

Ban đầu là chân chạy bàn, sau mộtthời gian làm việc, H đã bị các điệu nhảy mê hoặc, anh lân la xin học nhảy. Thấyanh nhảy đẹp, ngoại hình cũng hấp dẫn nên ông chủ CLB đã chuyển anh sang vị trínhân viên dẫn nhảy. Anh đã gắn bó với cái nghiệp nhiều "oan ức" đó, cái nghề mànhiều người không ngần ngại gọi tên là "trai nhảy", là "cave nam", là "kép nhảy"...đến nay đã 6 năm.

Ngậm ngùi nghề dẫn nhảy
(Ảnh minh họa)

Luôn tự tin vào đạo đức nghềnghiệp, sự trong sáng của mình trong công việc nên H không ngần ngại giới thiệuvới bạn bè, người thân về nghề dẫn nhảy của mình. Thậm chí, thấy đây là một nghềkhông phải đòi hỏi phải có bằng cấp, dễ kiếm việc và mang lại thu nhập khá, nênanh đã dắt theo hai người em trai của mình cùng làm. Nhờ chăm chỉ làm việc, saunhiều năm, anh đã dành dụm được chút vốn liếng.

Chuyện cơm áo với anh giờ đây đãbớt nhọc nhằn, nhưng anh lại đau đầu một nỗi niềm riêng. "Cứ lên sàn, đượcđắm say theo từng điệu nhảy cùng các quý bà, quý cô, lại có tiền nên rất vui,nhưng về nhà thì lại buồn", anh H kể. Bởi lẽ 36 tuổi, nhìn quanh, bạn bè đềuđã yên bề gia thất, riêng anh vẫn "một cõi đi về". "Chẳng biết có phải domình làm nghề này không, mà hễ cứ động đến là cô nào cô ấy... chạy mất", Hthan thở.

Nhìn cái vẻ ngậm ngùi, đăm chiêucủa H mà thấm thía nỗi đắng cay của cái nghiệp dẫn nhảy xứ mình. Khi được hỏi vềđịnh hướng nghề nghiệp cho tương lai, H cười buồn: "...Cứ làm thôi, chừng nàocòn được làm thì cứ làm, chứ biết làm gì khác. Bọn mình hầu hết toàn người họcthấp, vốn liếng cũng không có nhiều...".

Làm trai nhảy để nuôi con ănhọc

Nếu nói rằng nghề dẫn nhảy chỉdành riêng cho những bạn trai trẻ thì không đúng với trường hợp của L. 48 tuổi,anh đã hành nghề được 6 năm tại CLB khiêu vũ ở Chợ Hôm (HN). Không giống nhưnhiều nhân viên dẫn nhảy khác thường rất ngại nói về nghề nghiệp. Anh khẳng địnhmình đến với nghề này trước tiên là vì niềm đam mê khiêu vũ.

Với anh, khiêu vũ cổ điển là mộtsinh hoạt văn hóa văn minh, lành mạnh, một thú chơi dành cho giới thượng lưu,tri thức. Vì vậy, dù còn nhiều định kiến trong xã hội về khiêu vũ, đặc biệt lànghề dẫn nhảy, nhưng anh vẫn luôn giữ lòng tự tôn nghề nghiệp.

Trước đây anh là công nhân mộtnhà máy ở Hà Nội. Năm 1990, nhà máy giảm biên chế, anh mất việc làm. Ngay sau đólà biến cố trong gia đình, hạnh phúc đổ vỡ. Trong lúc chán nản ấy, anh đã tìmđến với khiêu vũ như một cách để lấy lại cân bằng trong cuộc sống, và ngay lậptức anh tìm thấy ở đó niềm đam mê. Từ niềm đam mê ấy, anh đến với nghề dẫn nhảy,cũng là một cách để mưu sinh, với suy nghĩ, nghề này "không ảnh hưởng đến tưcách đạo đức". Công việc dẫn nhảy đã giúp anh có nhiều thời gian chăm sócngười mẹ già yếu và chu cấp đầy đủ cho cô con gái đang chuẩn bị bước vào kỳ thiđại học.

Khi được hỏi về hiện tượng "traibao" trong nghề dẫn nhảy, anh khẳng định dứt khoát: "Đừng đổ lỗi cho nghề.Những người mà đã có tính đó thì chẳng làm nghề này cũng thế". Tuy bản thânrất tự tin với nghề nghiệp của mình, coi đó là một công việc chân chính, mangsức lao động ra để đổi lấy thu nhập chính đáng, nhưng anh lại ngậm ngùi tâm sựrằng anh phải giấu con gái chuyện anh là nhân viên dẫn nhảy: "Tôi vẫn nói vớicháu rằng bố làm... xe ôm".

Đừng đưa em lên báo

Cũng giống như anh H, anh L, Nkhá thân thiện và cởi mở khi chia sẻ về quãng đời nhọc nhằn khó khăn của mộtchàng trai tỉnh lẻ mới ra thành phố lập nghiệp, về hành trình đến với nghề vànhững vui buồn của đời dẫn nhảy, về ước mơ dành dụm được một khoản tiền nho nhỏđể về quê làm ăn, lấy một cô vợ hiền.

Nhưng tất cả họ, dù tự tin vàomình đến đâu thì cũng không đủ để xóa đi mặc cảm nghề nghiệp. Họ nhất định từchối chụp hình. Khi thấy tôi chụp ảnh N đã vội vàng xua tay: "Ấy chị ơi, đừngđưa em lên báo! Mọi người ở quê và cả xóm trọ của em vẫn nghĩ em làm nhân viênphục vụ ở khách sạn".

Vũ sư Trần Bá Long, một trong sốít người Việt Nam được liên đoàn khiêu vũ quốc tế cấp bằng năm 2007, Chủ tịchCLB khiêu vũ Thăng Long cho biết: "Nghề dẫn nhảy chỉ có ở Việt Nam, xuất pháttừ nhu cầu thực tế của các sàn là nhằm mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.Bởi lẽ, do đặc thù riêng liên quan đến vấn đề văn hóa, xã hội, trên các sàn nhảyở ta luôn thiếu chân nhảy nam. Vì vậy, để chăm sóc khách hàng tốt hơn, các sànthuê chàng trai trẻ với một điều kiện duy nhất là biết khiêu vũ để dẫn cho cácquý bà, quý cô nhảy, không để chọ họ đến sàn mà phải ngồi không chỉ vì không cóbạn nhảy.

Lương họ nhận được rất thấp,chỉ vài trăm ngàn, nhưng bù lại, họ có thu nhập bởi tiền "bo" của khách hàng.Như vậy, nghề dẫn nhảy cũng giống như nhiều nghề làm dịch vụ khác, nhưng nhữngngười làm nghề này hiện nay lại đang phải chịu nhiều tai tiếng và những cái nhìnkhông mấy thiện cảm của xã hội. Dù thế, vì mưu sinh, nhiều chàng trai ngoại tỉnhhay những chàng trai thành phố không có việc làm, sinh viên nghèo... vẫn chấpnhận làm công việc này cùng với bao nỗi niềm khó chia sẻ...".

TheoNgậm ngùi nghề dẫn nhảy



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.