Ngượng vì các cụ quá điệu

Liên (Hà Đông, Hà Nội) thấy xấu hổ vì trong chuyến nghỉ mát cùng cơ quan chồng, mẹ chồng cô diện một bộ váy dài trắng, trên đầu còn cặp một chiếc nơ màu trắng.

Liên (Hà Đông, Hà Nội) thấyxấu hổ vì trong chuyến nghỉ mát cùng cơ quan chồng, mẹ chồng cô diện một bộváy dài trắng, trên đầu còn cặp một chiếc nơ màu trắng.

Chưa hết, cụ còn khoe giàytrắng, săm lông mày đen nhánh, săm môi đỏ chót, gọt rũa móng tay… Cụ tuyênbố, phải khiến đồng nghiệp của con trai ai cũng khen mình trẻ đẹp. Lúc haimẹ con đi dạo phố, cụ lại "tha thướt" với chiếc ô màu trắng làm Liên chẳngdám đi bên cạnh mẹ chồng.

Hồi chưa về làm dâu, Liên đãbiết mẹ chồng tương lai “sành điệu”. Nếu làm đẹp theo đúng độ tuổi của cáccụ thì không nói, đằng này, cô thấy mẹ chồng có cái gì đó “bất thường”, lúcnào cụ cũng thích ăn mặc và trang điểm để trông phải trẻ ra hàng chục tuổi.

Ngượng vì các cụ quá điệu

Ảnh minh họa

Nhà chồng Liên kinh tế sẵn,có người giúp việc, cụ bà được cụ ông yêu chiều. Vì thế, công việc hàng ngàycủa bà là tập dưỡng sinh, tập khiêu vũ, tham gia văn nghệ cho tổ dân phố,chăm sóc sắc đẹp và mua đồ. Liên thấy kiểu tóc xoăn của mẹ chồng cứ thay đổiliên tục. Áo dài rồi váy áo, giày dép của bà còn nhiều hơn của con dâu. Lạitoàn loại màu sắc tươi trẻ, chưa kể có kiểu rất “xì-tin”.

Không dám góp ý thẳng, Liêntoàn phải nhờ cậy chồng. Thế nhưng ngay cả khi được con trai tư vấn cách ănmặc, cụ bà cũng không đổi ý. Cụ bảo: “Đàn ông con trai biết gì mà góp ý”.

Còn Hoa (Thanh Trì, Hà Nội)đang ở cữ bên ngoại. Dạo này, Hoa thấy bực bội vì bố đẻ của mình bỗng “điệuđà” quá mức. Cụ nhuộm tóc, sắm quần áo, xức nước hoa thơm lừng, mua cặp xịnxách đi làm cứ như là tổng giám đốc trong phim Hàn. Đến mẹ đẻ của Hoa cònbảo: “Có khi ông này bị dở hơi!”.

Có lần, Hoa cãi vã với bố vìlúc hai bố con đi ăn sáng cùng nhau, cụ cứ xưng “anh – em” với cái cô bánhàng, còn ít tuổi hơn con gái mình. Con cháu phàn nàn thì cụ lại tự ái hoặcnổi giận.

Nhiều lúc, Hoa thì thầm với mẹ xem liệu có phải bố đang “có bồ” nên mới đổitính thế? Hai mẹ con âm thầm theo dõi cả tháng trời nhưng cũng không pháthiện được dấu hiệu “khả nghi”. Góp ý nhiều không được, giờ Hoa thấy rất ngạivới “cụ ông sành điệu”.

Đừng sợ bị "mất mặt" màđối xử tệ với bố mẹ

Chuyện các cụ “hồi xuân”không phải quá hiếm gặp. Tuy nhiên, việc khuyên nhủ từ phía con cháu thườngtỏ ra ít hiệu quả. Có khi, các cụ nghĩ mặc một cái áo đỏ, xịt chút nước hoa,xăm môi, xăm mày… là làm đẹp, là thời trang. Các cụ không nghĩ điều nàykhiến con cháu xấu hổ.

Vì thế, việc góp ý với các cụthế nào đỏi hỏi sự khéo léo và tâm lý. Làm sao để các cụ đổi “gout thẩm mỹ”mà không tự ái. Chẳng hạn, hai mẹ con có thể đi dạo các cửa hàng thời trangtuổi trung niên để tìm hiểu các kiểu áo dành cho bố mẹ. Phần lớn các cửahàng này đều có thiết kế phù hợp với độ tuổi của người già. Hoặc có thể “tonhỏ” tâm sự với các cụ về chiếc áo, chiếc váy nào đó của cụ bà hàng xómmặc mà đẹp (thời trang, nền nã, phù hợp…). Môi trường xung quanh có tác độngnhất định đến tâm lý và sở thích của người già.

Ngoài ra, đừng sợ người ngoàicười chê mà cư xử không đúng đạo hiếu với bố mẹ. Tránh chê bai hay khích bácphụ huynh vì thái độ của con cháu có thể làm tổn thương đến các cụ.

 Theo Ngọc Bình
Ngượng vì các cụ quá điệu



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.