Nhà không .... "cột"

Vỡ nợ, vợ chồng ly tán, con cái bơ vơ, đó là cảnh đau lòng dễ bắt gặp tại các vùng nông thôn ngày nay.

Vỡ nợ, vợ chồng ly tán, concái bơ vơ, đó là cảnh đau lòng dễ bắt gặp tại các vùng nông thôn ngày nay.

Nguyên nhân của vỡ nợ thìnhiều, nhưng phía sau sự vỡ nợ ấy luôn gắn với số phận của những người phụnữ. Có người uất ức tự vẫn mà chết, có người bỏ đi biệt xứ hoặc sống trongsự miệt thị của họ hàng.

Trớ trêu thay, kết cục bi đátđó có khi lại bắt nguồn từ chính sự lam lũ chăm lo cho gia đình của họ, khihọ phải đóng vai trò là trụ cột gia đình bởi sự vô tâm, thậm chí vô tráchnhiệm của các đức ông chồng. 

Khi vui thì vỗ tay vào

Vợ chồng chị Thanh – anhThuận (Đức Hòa - Củ Chi) đều là nông dân, thu nhập chính của gia đình chủyếu từ miếng đất nhà chồng chị cho khi mới ra riêng. Ban đầu, chỉ có hai vợchồng nên cũng đủ sống. Nhưng, từ khi có con, lại gặp lúc mùa màng thất bát,giá cả leo thang, bám đất không còn đủ sống, chị Thanh bàn với chồng mở tiệmtạp hóa để kiếm thêm thu nhập.

Nhà không .... "cột"

Ảnh minh họa

 Khấm khá lên một chút,cũng là lúc anh phó mặc cho vợ từ việc nhà cửa, con cái đến mưu sinh kiếmtiền. Con cái càng lớn, chi phí ngày một tăng, cùng với sự xuất hiện củanhiều cửa hàng cạnh tranh nên đời sống gia đình lại khó khăn, nhưng anhchẳng thèm ngó tới, thậm chí đôi ba ngày anh còn ngửa tay xin vợ dăm ba chụcngàn để chén chú chén anh với anh em trong xóm.

Mùa mưa đến, nhà cửa dột nát,chị Thanh bàn với chồng vay tiền ngân hàng để xây lại nhà kiên cố, đồng thờicó thêm chút vốn làm ăn. Đang ở nhà tôn vách lá, đùng một cái có nhà xây đểở, anh Thuận đồng ý ngay. Về sau, việc buôn bán ế ẩm, mỗi bận tới hạn đónglãi ngân hàng chị Thanh phải chạy vạy khắp nơi, lúc đầu còn mượn bè bạn, dầndà bí quá chị phải đi vay nóng.

Cứ thế lãi mẹ đẻ lãi con, nợnần chồng chất, chị không còn khả năng chi trả, chủ nợ kéo đến đòi lấy đất,lấy nhà. Anh Thuận không những không xót thương vợ, còn đuổi chị ra khỏinhà, tuyên bố ai làm nấy chịu. Mặc cho chị bị các chủ nợ níu áo, anh vẫnbình thản nhậu nhẹt la cà với bạn bè.

Căn nhà của chị An ở huyệnChợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đã bỏ trống hơn một năm nay, từ khi chị bỏ đi,thỉnh thoảng chỉ có Thảo  - con gái chị, về quét dọn. Thảo kể, trước đây giađình cô rất nghèo, ba mẹ cô không có một nghề lận lưng nhưng phải nuôi bốnđứa con ăn học. Để có tiền lo cho gia đình, mẹ Thảo phải oằn lưng với gánhhàng rong mỗi ngày. Nhờ có chút uy tín với lối xóm, mẹ cô vừa bán bánh vừalàm đầu thảo hụi để kiếm thêm.

Thu nhập ngày một khá, mẹThảo xin ba và ông bà nội cho mở một tiệm cầm đồ tại nhà, ai cũng ủng hộ. Đểmẹ có vốn làm ăn, ba cô còn đưa cả giấy đỏ cho mẹ thế chấp ngân hàng vaytiền. Được một thời gian, chẳng may mẹ cô bị giật nợ, gia đình lại lâm vàocảnh túng quẫn. Xoay xở không xuể, mẹ Thảo bị vỡ nợ, ba cô đánh và đuổi mẹcô đi, đến giờ các chị em Thảo không biết mẹ đang ở đâu.

Nỗi niềm biết tỏ cùng ai

Hiện nay, bất bình đẳng vẫntồn tại phổ biến ở các vùng nông thôn. Gánh vác lo toan mọi mặt cho gia đìnhđã là thiệt thòi đối với người phụ nữ, họ lại không nhận được sự chia sẻ màcòn trở thành nạn nhân của các vụ bạo hành gia đình. Các ông chồng hiểnnhiên hưởng thụ sự sung túc trên sức lao động của người vợ nhưng lại  luônvô trách nhiệm trước rủi ro của họ.

Phần lớn thế hệ đàn ông 6X,7X tại các vùng nông thôn đều không có việc làm những lúc nông nhàn, trongkhi thu nhập từ ruộng vườn không đảm bảo được cuộc sống. Vì thế, người phụnữ buộc phải trở thành trụ cột gia đình, gánh nặng cứ ngày một trĩu thêmtrên vai họ.

Theo báo cáo Tác động Kinh tế- xã hội của việc gia nhập WTO đối với phụ nữ nông thôn, phụ nữ nông thônhiện phải làm việc nhiều gấp 1,5 lần so với trước kia vì vừa làm kinh tế vừasinh con, nuôi con… Không chỉ vậy, trước sự xuất hiện dày đặc của các tệ nạnxã hội, hiểm họa tan vỡ hạnh phúc luôn rình rập họ.

Thực tế, không thiếu cảnhtrong lúc những người vợ nặng gánh lo toan cho gia đình thì các ông chồngrảnh rỗi đi tìm của lạ. Chị Thanh kể, chị bỏ đi chưa đầy một tháng đã thấyanh Thuận đưa một cô gái lạ về nhà sống chung. Tức tối, chị trở về nhà đòibán đất trả nợ, thì bị anh xua đuổi, đánh đập đến nổi phải nhập viện.

Khi phát hiện vợ vỡ nợ, chồngchị An cũng vội bán đất ôm của chạy theo nhân tình, bỏ mặc chị với số nợhàng trăm triệu. Vì đất đứng tên anh nên chị muốn ngăn cản cũng không được,đành ngậm ngùi bỏ xứ ra đi.

Dù là lao động chính của giađình, khi xảy ra chuyện, các chị thường phải ôm thiệt thòi về phần mình.Nguyên nhân một phần do các chị thường ít hiểu biết về pháp luật, nhất làvới vấn đề sở hữu tài sản. Người chồng nắm quyền định đoạt tài sản vì ngườivợ thường không đứng tên cùng chồng trên các giấy tờ sở hữu, nên dễ dàng đẩyvợ vào thế trắng tay.

Thông thường ở nông thôn, chamẹ chỉ cho đất con trai khi ra riêng nên người con trai luôn đứng tên trêngiấy tờ. Con dâu ít khi được đứng tên chung và bản thân họ cũng không đòihỏi, chỉ nghĩ đơn giản vợ chồng ai đứng tên cũng vậy. Chính sự thiếu hiểubiết đã khiến bi kịch luôn rơi vào thân phận người phụ nữ. Thay vì đượcquyền yêu cầu chồng chung vai trả nợ hoặc phân chia tài sản để giải quyết nợnần thì người vợ lại lẳng lặng bỏ đi khi bị đánh đập xua đuổi.

Theo Xuyến Chi
Phụ Nữ online



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.