Nhận quà Tết cũng... oải!

Nhận quà Tết lẽ ra là chuyện bình thường, nhưng khi quà Tết “biến tướng” thành của hối lộ thì nó thường làm đau đầu những công chức lương thiện. Cần phải có thái độ như thế nào cho đúng mực?

Nhậnquà Tết lẽ ra là chuyện bình thường, nhưng khi quà Tết “biến tướng” thànhcủa hối lộ thì nó thường làm đau đầu những công chức lương thiện. Cần phảicó thái độ như thế nào cho đúng mực?

Phảicó “nội công thâm hậu”

Vẫnbiết quà Tết mà mang chút cầu cạnh, mong mỏi sự chiếu cố của cấp trên là khôngnên nhưng không biếu thì sợ thất thố khi toàn cơ quan, tất cả đồng nghiệp aicũng âm thầm không nói nhưng cũng chạy quà Tết. Thực ra cũng nên thương cho sếp,vì sếp còn có sếp lớn hơn. Giá trị phần quà cứ thế nhân lên nhiều lần tạo ra mộtthị trường quà Tết tấp nập.

Nhận quà Tết cũng... oải!

Ngườitặng quà Tết đã vất vả, còn người nhận không phải ai cũng sung sướng, nhiều khicòn khó xử, vì không phải ai cũng mong đến Tết để “thu hoạch”. Ở phương Tây,người ta thường mở món quà ra, cái gì không minh bạch thì không nhận, còn ở takhông có tục lệ đó. Vì vậy mỗi khi nhận những món quà đắt tiền, các sếp lươngthiện thường lo hơn là vui.

 Cho nên nhiều người đi tặngquà lại kiên nhẫn và vô cùng khôn khéo, nhắm đường thẳng không xong, chuyển sangđi đường vòng, lựa lúc gia chủ đi vắng gửi lại cho người thân hoặc mua quà chovợ con, cháu chắt gia chủ hay lì xì cực hậu hĩnh.

Gặpnhững trường hợp này, người nhận quà muốn từ chối cần có “nội công thâm hậu”,sao cho trả lại được quà mà phải trả cho khéo. Gặp riêng hay viết vài chữ gì đórồi bày tỏ thật nhẹ nhàng nhưng cương quyết: “Anh cám ơn em nhiều, anh hiểulòng em nhưng tiếc là anh không nhận quà này được vì... Thế nên em thông cảm cầmvề hộ anh nhé...”. Nên cương quyết trả lại bằng được để quẳng gánh lo đi màvui xuân đang đến trước thềm nhà.

“Tẩuvi thượng sách”

Nóichung, với những người được nhận quà, nếu nhận được một món quà được mua, đượcchuẩn bị công phu hay nhận những món quà “công nghiệp” thì đều nên vui, miễnrằng trong món quà đó nặng một chữ tình.

Nhưngvì quà Tết đã bị “biến tướng” nên không thể vui. Tại một số nơi, việc nhân viêntặng quà Tết nhà sếp là điều gần như nghĩa vụ. Thế mới có cảnh hai vợ chồng đibiếu quà sếp nhưng nhìn ngoài cửa thấy xe của đồng nghiệp đành phải ngồi ngoàichờ đến lượt để vào đưa quà cho tế nhị và phải gặp riêng sếp mới dễ nói nhữngchuyện không muốn đồng nghiệp nghe. Tặng quà mà phải chờ đến lượt như đi nộpthuế còn gì là vui vẻ.

Đánglưu ý là quà Tết kiểu biến tướng này còn len lỏi vào cả học đường. Tại cấp phổthông, các bậc phụ huynh mang quà đến nhà thầy cô trước Tết để mong “thầy cô lưuý đến em nó hơn” ngày càng phổ biến. Một vài thầy cô nói vui là nghề giáo khôngcó thưởng Tết nhiều mà có thưởng vào “xuân thu nhị kỳ”. Thu tức là quà của phụhuynh ngày 20.11 còn xuân tức là quà Tết. Lên đại học, chuyện phụ huynh đến nhàgiảng viên không có, song lại có chuyện các sinh viên năm cuối thích trẩy hộiđến nhà giảng viên hướng dẫn đồ án tốt nghiệp.

vậy, những nhà giáo gương mẫu thường áp dụng chiêu “tẩu vi thượng sách”. Có thầycứ những ngày giáp Tết là đóng cửa nhà, đi “sơ tán” về quê để khỏi phải tiếpsinh viên. Có thầy tâm sự: “Nếu ở nhà thì đến 22 giờ cũng bị sinh viên gọichuông và phải tiếp. Quà của các em chỉ là chai rượu Tây hay hộp bánh nhưng nhậnthì các em lại chủ quan cho rằng thầy đã nhận quà sẽ nâng đỡ, cho điểm rộng, đếnlúc ra hội đồng không biết bảo vệ đồ án tốt nghiệp cách nào. Không nhận cũng khóvà có em còn giả vờ “quên” quà để lại nhà thầy. Tốt nhất là sơ tán!"

Theo Nhận quà Tết cũng... oải!



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.