Những "hậu quả" của việc ly hôn

Khi tình trạng hôn nhân mâu thuẫn đến mức không thể cứu vãn được, người trong cuộc thường chọn giải pháp ly hôn để giải thoát, trả tự do cho nhau.

Khi tình trạng hônnhân mâu thuẫn đến mức không thể cứu vãn được, người trong cuộcthường chọn giải pháp ly hôn để giải thoát, trả tự do cho nhau.

Dẫubiết việc “chia tay” sẽ kéo theo nhiều hệ lụy như: nuôi con, cấpdưỡng, tài sản, nợ nần… nhưng thay vì cùng ngồi lại thương lượng,thỏa thuận để mọi việc được kết thúc êm thắm, không mất thời gian,công sức, tiền bạc; không làm ảnh hưởng đến con cái… thì một sốngười đã chọn cách làm ngược lại!

Cho rõ trắng đen

Chị N. ở Q.6, là bịđơn trong vụ ly hôn. Vụ kiện kéo dài sáu tháng, tòa án (TA) đã mờicác bên lên xuống nhiều lần, nhưng vẫn chưa giải quyết dứt điểmđược. Chị N. kể: “Hai năm trước, tôi phát hiện chồng ngoại tình,có bằng chứng hẳn hoi. Từ đó vợ chồng phát sinh mâu thuẫn trầm trọngvì tôi không thể tha thứ được. Đầu năm 2010, chồng tôi làm đơn lyhôn, yêu cầu tôi ký. Trong đơn, anh ấy ghi lý do là “không hợpnhau”, tôi thấy không đúng thực tế nên không ký. Nguyên nhân dẫn đếnly hôn là do anh ấy ngoại tình, anh ấy có lỗi hoàn toàn, lại còn chủđộng làm đơn “bỏ” tôi nên tôi rất bức xúc”.

Những "hậu quả" của việc ly hôn

Xin giữ một chút tình... khi ly hôn

Khi luật sư hỏi tìnhcảm vợ chồng có còn không và tại sao không chịu hòa giải để giảiquyết ly hôn cho êm thắm, chị N. khẳng định: “Tình cảm vợ chồngđã hết, nhưng tôi vẫn không đồng ý ký đơn ly hôn, không ký biên bảnhòa giải thuận tình ly hôn, mà muốn để TA phán xử theo pháp luật.Tại phiên tòa, tôi sẽ có cơ hội và điều kiện trình bày hết những bứcxúc, oan trái mà tôi phải gánh chịu, xác định rõ nguyên nhân dẫn đếnly hôn là do chồng tôi ngoại tình, chồng tôi có lỗi…

Tôi muốn quan tòavà những người thân trong gia đình hai bên phải được biết điều đó.Bản án của TA với những lời trình bày của các bên, những nhận định,phán xét của TA… sẽ là bằng chứng để tôi có thể nói với con tôi saunày, lý do mà cha mẹ  chúng phải ly hôn… Nếu thuận tình ly hôn thìquá dễ cho anh ấy, làm sao phân rõ được lỗi do ai gây ra!”.

Chị T. ở Q.Tân Phú,vừa giải quyết xong chuyện ly hôn thì bức xúc một vấn đề khác. Chịkể: “Sau khi phát hiện chồng ngoại tình, tôi chủ động sống lythân. Cách đây một năm, chồng tôi có về gặp tôi bàn việc ly hôn vàthỏa thuận chia tài sản. Anh ấy thuê cả luật sư để thuyết phục tôitự giải quyết việc chia tài sản, để có lợi cho cả hai bên. Tuynhiên, lúc đó tôi rất giận chồng nên xé đơn và không quan tâm gì đếnviệc chia con, chia của…

Tôi có nói với anhấy, muốn ly hôn thì cứ đơn phương làm đơn, tôi sẽ đi hầu, tài sản vàcon cái cứ giải quyết theo pháp luật. Vì tôi bất hợp tác, anh ấy đãnhờ luật sư làm các thủ tục ly hôn đơn phương và yêu cầu TA giảiquyết chia đôi khối tài sản chung. Nhiều lần hòa giải tôi cố tìnhvắng mặt, cuối cùng tòa đã đưa vụ án ra xét xử. Khi tòa tuyên án tôimới biết, tôi được chia nửa giá trị căn nhà là 3,5 tỷ đồng nhưngphải đóng tiền án phí là 102 triệu đồng. Tôi đến để hỏi luật sư xemtòa tính như vậy có đúng không, có thể kháng cáo được không?”.

Khi luật sư xem bảnán, khẳng định TA đã tính đúng theo quy định của Pháp lệnh về ánphí, lệ phí TA hiện hành và cho biết thêm, nếu các bên yêu cầu cơquan thi hành án thi hành việc chia tài sản, thì còn phải nộp phíthi hành án là 3%... Lúc này, chị T. mới thấy tiếc… đứt ruột!

Cũng với suy nghĩ:“Tất cả phải nhờ TA giải quyết”, chị H. và anh D. ở Q.9 cũng đanggặp khó khăn khi giải quyết việc ly hôn. Gặp luật sư tư vấn, chị H.kể: “Vợ chồng tôi có hai con chung, cháu lớn 15 tuổi, cháu nhỏ 12tuổi. Tôi không muốn ly hôn vì sợ ảnh hưởng đến các con, nhưng chồngtôi thì kiên quyết xin ly hôn, yêu cầu TA giải quyết cho nuôi đứacon lớn.

Những "hậu quả" của việc ly hôn

Do có tranh chấp vềcon,  tòa yêu cầu đưa hai con đến để tòa ghi lời khai xem con muốn ởvới ai. Sau khi được thẩm phán giải thích, hai con tôi không nói ởvới ai cụ thể mà nói: “Con muốn ở với cả cha lẫn mẹ; con khôngmuốn cha mẹ ly hôn”. Tôi rất đau lòng khi nghe các con trả lờinhư vậy. Vị thẩm phán cũng yêu cầu chúng tôi suy nghĩ lại”. Nhưng,giờ đã lỡ đưa nhau ra tòa rồi, nhìn nhau đã thấy khó, huống gì ngồilại nói chuyện hàn gắn".

Lợi cả đôi đường

Những "hậu quả" của việc ly hôn

Nếu phải chia tay, người trong cuộc nên bình tĩnh, sáng suốt, hợp tác với nhau và với TA khi giải quyết những “hậu quả” của việc ly hôn

Điều 86, Luật Hônnhân gia đình quy định: “Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòagiải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn”.

Theo pháp luật về hòagiải cơ sở, việc ly hôn có thể hòa giải từ nội bộ gia đình, cộngđồng dân cư; từ thôn, ấp, bản, làng đến UBND xã, thị trấn (nếu ởnông thôn); hòa giải từ tổ dân phố, khu phố, đến UBND phường (nếu ởđô thị). Tuy nhiên hiện nay, để đơn giản hóa thủ tục, ở nông thônchỉ qua hòa giải ở UBND cấp xã, không được thì chuyển đến TANDhuyện; ở đô thị thì hòa giải ở UBND phường, không được thì chuyểnđến TAND cấp quận.

Mục đích của việc hòagiải cơ sở trong vụ án ly hôn là để các bên có thêm cơ hội đoàn tụ,hàn gắn vợ chồng; đồng thời giảm thiểu những xung đột và những mâuthuẫn gay gắt giữa các bên, nhằm tránh những chuyện đáng tiếc có thểxảy ra.

Đối với những vụ lyhôn đơn giản, hoặc nhận thấy không nhất thiết phải qua hòa giải cơsở, đương sự có quyền nộp đơn ly hôn trực tiếp cho TA. Căn cứ vàoquy định của Luật Hôn nhân gia đình và Bộ luật Tố tụng dân sự hiệnhành, TA phải nhận đơn và thụ lý. Sau khi thụ lý, TA sẽ tiến hànhmời các bên đến để hòa giải. Đây là thủ tục bắt buộc, kể cả trongtrường hợp thuận tình ly hôn.

Trường hợp hòa giảiđoàn tụ không thành, các bên đồng ý ly hôn, TA sẽ hòa giải để cácbên thỏa thuận vấn đề nuôi con, cấp dưỡng nuôi con, chia tài sản, nợchung… Nếu các bên thỏa thuận được, TA sẽ lập biên bản ghi nhận sựtự nguyện ly hôn và hòa giải thành. Sau bảy ngày kể từ ngày lập biênbản, nếu các bên vẫn không thay đổi ý kiến, TA sẽ ra quyết định côngnhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự.

Việc hòa giải thuậntình ly hôn sẽ giúp cho thời gian giải quyết ly hôn được nhanhchóng, thuận lợi; các bên sẽ không mất nhiều thời gian tới lui để“hầu” tòa, nếu có tranh chấp về tài sản mà hòa giải thành, các bênchỉ phải mất 50% án phí. Khi các bên tự thỏa thuận được việc phânchia tài sản (bằng cách ra công chứng để lập văn bản thỏa thuận chiatài sản chung), không nhờ TA giải quyết hoặc cùng làm đơn yêu cầucông nhận thuận tình ly hôn và nhờ TA công nhận việc phân chia tàisản thì các bên không phải tốn tiền án phí về việc chia tài sản.

Ngoài ra, để khônglàm ảnh hưởng đến con thì việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôidưỡng con sau khi ly hôn các bên cũng có thể tự thỏa thuận mà khôngcần nhờ TA giải quyết. Khi đó, TA không phải mời con đến để ghi ýkiến hoặc lấy lời khai.

Tóm lại, ly hôn chỉlà giải pháp cuối cùng và cực chẳng đã khi hôn nhân không thể cứuvãn được nữa. Nếu phải chia tay, người trong cuộc nên bình tĩnh,sáng suốt, hợp tác với nhau và với TA khi giải quyết những “hậu quả”của việc ly hôn. Được như vậy, chẳng những có lợi cho bản thân, chocon cái mà các bên cũng còn giữ lại được chút tình và sự tôn trọngnhau sau khi đã ly hôn.

Theo LS HuỳnhMinh Vũ
Phụ nữ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.