Những người phụ nữ bán trứng mình

Bán trứng người là một “nghề” hoàn toàn mới ở các thành phố lớn, ăn theo sự phát triển của y học và ăn theo sự bất hạnh của những cặp vợ chồng hiếm muộn.

Bán trứng người - là một“nghề” hoàn toàn mới ở các thành phố lớn, ăn theo sự phát triển của y học vàăn theo sự bất hạnh của những cặp vợ chồng hiếm muộn.

Trong vai những người hiếmmuộn tìm mua trứng, chúng tôi theo chân cò mồi để gặp những người phụ nữ bántrứng ở cổng BV Phụ Sản trung ương.

Khi có người đặt hàng“trứng” (trứng người), em phải tiêm một loại thuốc gì đó, nghe bác sĩ bảo làmột loại hooc môn nữ, có tác dụng kích thích quá trình rụng trứng. Nghĩa là,phải làm cho trứng của mình rụng nhiều gấp mười lần số trứng rụng trong mỗichu kỳ kinh nguyệt. Tiêm thuốc rồi, toàn thân em bải hoải, mặt xanh lét, dadẻ tím tái… Khó nhất là tìm lý do nói với chồng khi phải kiêng khem tuyệtđối chuyện chăn gối. Chồng em ghen tuông, bảo em có gì thay đổi, hay là cóthằng nào, cứ tra hỏi, lục vấn suốt đêm, ngày thì đá thúng đụng nia… chỉ vìchuyện ấy”.

Những người phụ nữ bán trứng mình

Bán trứng người - là một “nghề” hoàn toàn mới ở các thành phố lớn, ăn theo sự phát triển của y học và ăn theo sự bất hạnh của những cặp vợ chồng hiếm muộn (ảnh internet)

Người bán trứng người

Đó là tâm sự của chị NguyễnThị Tân, 34 tuổi, quê Thanh Hóa, từng nhiều lần bán trứng của mình lấy tiềntrang trải cuộc sống. Bán trứng người - là một “nghề” hoàn toàn mới ở cácthành phố lớn, ăn theo sự phát triển của y học và ăn theo sự bất hạnh củanhững cặp vợ chồng hiếm muộn.

Trong vai những người hiếmmuộn tìm mua trứng, chúng tôi theo chân cò mồi để gặp những người phụ nữ bántrứng ở cổng BV Phụ Sản trung ương. Mỹ Vân, chưa đầy 30 tuổi là người đầutiên được “cò” bệnh viện giới thiệu với tôi. Mỹ Vân vừa bán xong một “lứatrứng”, đang bồi dưỡng để tái tạo cho lứa sau.

“Cò” Tân đưa tôi đến nơi Vânđang ở, trong một khu tập thể tồi tàn gần ga Hà Nội. Đó là một căn gác nhỏ,chật chội trên tầng ba. Vợ chồng Vân ở đó với giá thuê năm trăm ngàn đồngmột tháng. Mỹ Vân quê ở Thanh Hóa, lên thành phố cùng chồng kiếm sống. Thoạtđầu cô làm nghề đánh giày, chồng làm phu vác ở ga, giờ đã chuyển sang phụnề cho những đám thợ xây quanh thành phố. Căn buồng giống như chuồng chim,ngổn ngang đồ đạc. Mỹ Vân nói: “Tính chiều ngang vừa đúng mét mốt, chiềudài chưa đầy hai mét. Lúc nào ngủ, phải gác tạm chân lên bậu cửa. Bần cùnglắm mới phải sống thế này. Cũng vì thế, em phải đi bán… trứng”.

Vân tâm sự: “Em đã lâm vàocảnh bần cùng, bất đắc dĩ lắm mới phải làm như vậy thôi. Máu thịt của mình,ai mà không tiếc thương cho được? Em cảm thấy có lỗi khi nghĩ đến cái trứngmình bán đi sẽ thành con người khác. Chẳng biết nó đã được sinh ra như thếnào, mặt mũi hình dạng ra sao? Lớn lên trong gia đình có tử tế hay không?Những đêm khó ngủ, em từng buốt nhói với ý nghĩ mình là kẻ có tội. Có lần,em cố sức gọi điện cho người mua trứng của em với ý nghĩ em sẽ được nhìnthấy con mình… nhưng đầu dây bên kia chỉ là những tiếng “tò te tí”.

Vân bán trứng giấu chồng. Anhta không biết vợ mình hàng ngày gánh hai thúng khoai lang, lạc, sắn dâyluộc… đi qua lại ở bệnh viện là tìm người có nhu cầu “mua trứng”. Vân vào“nghề” không phải vì mình, mà vì lo cho cha. Chuyện xảy ra hồi cuối năm2009, cha ruột của Vân đi bộ ra đường, bị mấy thanh niên choai choai đâm xetrúng. Ông cụ bị gãy hai chân, bọn gây ra chuyện “cao chạy xa bay”. Gia đìnhcô đã bán đến hạt thóc cuối cùng để chạy chữa cho ông. Suýt nữa ông cụ đãphải cưa hai chân, nếu cô không đưa đi bệnh viện kịp thời.

Vân kể: “Em chăm bố chữatrị ở BV Việt Đức suốt mấy tháng trời. Chi tiêu tốn kém, hai vợ chồng lănlưng kiếm mà không đủ,  thì chị Linh xuất hiện như một “cứu tinh”. Thoạtđầu, chị ấy cho em tiền trang trải bữa ăn hàng ngày; sau đấy là cho bố emtiền chữa bệnh… Nhà chị ấy bán hàng ở cổng viện, em cứ nghĩ sự giúp đỡ ấyxuất phát từ lòng tốt”.

Khi trở nên thân tình, Linhnhận Vân làm em gái nuôi. Một ngày đẹp trời, Vân được Linh giới thiệu vớimột người phụ nữ, nói là em họ của Linh, ở Quảng Ninh. Vài ngày sau, Mỹ Vânđược nghe câu chuyện đẫm nước mắt của người này, hơn mười năm lấy chồngnhưng không thể có con, buộc phải tìm người cho trứng để thụ tinh trong ốngnghiệm. Nếu Vân chấp nhận cho trứng, chị ta sẵn sàng trả thù lao hậu hĩnh.Để trấn an Vân, Linh khẳng định, chính chị ta đã từng bán trứng năm lần. Trởđi mắc núi, trở lại mắc sông, Vân hiểu ra lòng tốt của người chị nuôi khôngphải tự nhiên mà có. Món nợ chữa bệnh cho cha, những khoản thuốc thang khổnglồ để giữ lại đôi chân của ông… đã buộc Mỹ Vân tặc lưỡi “bán trứng” với giámười triệu đồng.

Để chuẩn bị cho liệu trìnhnày, Vân phải theo người mua vào bệnh viện mười bốn lần, không nhớ mình đãtiêm bao nhiêu loại thuốc, chỉ biết là sau khi tiêm, cô thấy trong người khóchịu vô cùng. Phải giấu chồng là khó khăn lớn nhất của Vân, khi người muayêu cầu cô đi tiêm vào đúng 12 giờ đêm. Cô đành vờ đau bụng đi ngoài rồi cứthế chạy thục mạng ra ngõ tìm xe ôm, phi thẳng đến bệnh viện. Xong việc làcắm cổ chạy về. “Vài ngày sau họ bắt đầu chọc trứng. Em bị gây mê có biết gìđâu, đến khi tỉnh lại thì thấy mình đang phải truyền dịch. Đau lắm chị ạ” -Vân nói.

Từ khách hàng đầu tiên đếnnhững khách hàng sau này, Vân chưa một lần gặp lại họ sau khi thỏa thuậnđược thực hiện xong.

Cái giá của trứng 

Những người phụ nữ bán trứng mình

Phòng khám hiếm muộn tại các bệnh viện luôn đông khách - (Ảnh: T.T.D)

Khi đã bán trứng nhiều lần,Vân mới hiểu không phải ngẫu nhiên mà Linh làm quen với cô, coi cô như emgái. Giá của quả trứng người rất đắt, tiền chênh lệch mà Linh được hưởng lớngấp bốn lần số tiền đưa cho Vân. Vân đã khóc khi nhớ lại sự thực dụng củangười chị nuôi, vốn là “cò” giả dạng, khi biết rằng, chị ta có rất nhiều “emkết nghĩa” như Vân.

Đi suốt dọc hành lang củaTrung tâm Hỗ trợ sinh sản thuộc BV Phụ sản trung ương, chúng tôi đã gặpnhiều phụ nữ hiếm muộn. Hành trình đi tìm bóng dáng những “thiên thần nhỏ”của mỗi người một khác. Không phải ai cũng có đủ khả năng kinh tế hay tìmđược một người “cho trứng”, theo đúng nghĩa của từ “cho”. Chủ yếu họ phảimua với giá rất cao, mua của những người làm nghề đánh giày, bán báo… như MỹVân. Trong vai một người đàn bà hiếm muộn, chúng tôi làm quen với chị NguyễnNgọc Hà, quê ở Hà Nam.

Chị Hà kể: “Tôi đã chọctrứng hai lần, khi bác sĩ đưa phôi vào tử cung thì phôi không bám vì thànhtử cung mỏng quá. Tốn mấy chục triệu tiền tiêm thuốc, chưa kể mỗi lần chọctrứng, tôi phải đưa gần hai mươi triệu cho người bán trứng. Cô ta làm nghềđánh giày, hoàn cảnh bi đát lắm. Tôi đã tìm đến tận nơi trọ của cô ấy, thấyhọ vì bần cùng mới đi bán trứng của mình”. Thấy tôi cũng cần… trứng, chịHà ghi vội địa chỉ của cô đánh giày, nhưng dặn đi dặn lại: “Đừng nói làtôi giới thiệu nhé! Cô ấy phải giấu chồng việc “cho trứng” đấy”.

Lần theo địa chỉ chị Hà cho,chúng tôi đến chân cầu Long Biên tìm người phụ nữ có cái tên Nguyễn Thị Tân.Nơi chị ở là một “căn phòng” xập xệ, hôi hám, nằm cạnh một đống rác đầyruồi. Chồng chị Tân đi đánh giày chưa về, chị đang lui cui nấu cơm trênchiếc bếp than tổ ong khói mù mịt.

Biết chúng tôi tìm đến muatrứng, chị Tân liến thoắng: “Hôm nay các chị may đấy,  bình thường giờnày em chưa về đâu. Hôm nay thứ bảy nên em cho cháu ở bệnh viện về chơi”.Nói rồi, chị chỉ tay vào cậu con trai nhỏ chừng bốn tuổi, đang được điềutrị vết bỏng nặng. Chị nói: “Tôi phải đi bán trứng để lấy tiền chi phíchữa bệnh cho con. Cháu mới được ghép da cô ạ!”.

Tân kể: “Chồng em cục súclắm. Mấy hôm trước đi đánh giày, có đứa ác mồm bảo: “Vợ mày đi bán trứng,sắp mua xe máy cho mày làm xe ôm đổi nghề rồi”. Tối  ấy, em ăn no đòn. Anhấy đạp em bắn vào tường rồi tra hỏi: “Ai cho mày đi bán trứng? Mày có biếtlàm thế là mày vứt con mày đi không?”. Em cãi. Cố sống, cố chết mà cãi. Nếunhận thì anh ấy bỏ em đi lâu rồi”. Chuyện chưa dứt, Tân đã xua chúng tôi về,bảo tôi để lại số điện thoại, khi nào ra ngoài được chị sẽ gọi lại cho chúngtôi. Chia tay vội vã, Tân chỉ kịp nói: “Chị đi nhanh lên, chồng em sắp về.Anh ấy mà biết sẽ bỏ em. Hạnh phúc vợ chồng, có tiền nào mua nổi?”.

Theo Hiền - Trang
PNO



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.