Nỗi buồn “ly hôn xanh”

Đó là những cuộc ly hôn không đáng có, được tiến hành vội vã để rồi sau đó người trong cuộc ngậm ngùi hối hận nhưng không thể quay đầu lại

Đó là những cuộc ly hôn khôngđáng có, được tiến hành vội vã để rồi sau đó người trong cuộc ngậm ngùi hối hậnnhưng không thể quay đầu lại

Năm năm trước, H. Nga kết hôntrong niềm hạnh phúc ngập tràn. Lấy được người mình yêu là điều ai cũng mongmuốn. Hạnh phúc càng nhân lên khi vợ chồng đón nhận con trai đầu lòng kháukhỉnh. Do hoàn cảnh, chồng cô phải đi làm xa, mỗi tuần mới về một lần nênmỗi cuối tuần là thời điểm cô mong đợi nhất.

Cái “tôi” quá lớn

Cuộc sống đang êm đẹp, bỗngmột hôm H. Nga được một người quen nói xa nói gần về việc hình như chồng côcó mối quan hệ thân thiết với một đồng nghiệp nữ ở nơi làm việc. Cô bắt đầunghi ngờ và để ý thái độ, hành vi của anh mỗi khi về nhà.

Nỗi buồn “ly hôn xanh”

 (Ảnh minh họa)



Và điều quan trọng nhất khiến cô khẳng định là thời điểm đó anh cho rằngcông việc bận rộn nên có khi 2 tuần mới về một lần. Lòng nghi ngờ tăng thêm,cô không còn nồng nhiệt mỗi khi chồng về mà thay vào đó là sự lạnh lùng,băng giá của một cuộc “chiến tranh lạnh”.

Chồng cô lại càng ít về hơn. Sau khoảng hai tháng sống trong không khí bứcbối, chịu sự ghen tuông hành hạ mà không giải tỏa được, H. Nga âm thầm thudọn đồ đạc, đem con gửi ngoại rồi lặng lẽ dọn đồ tới nơi ở mới, quyết tâmbắt đầu hành trình rời xa cuộc hôn nhân của mình.

Khi biết vợ bỏ nhà đi, chồngH. Nga phản ứng như bị một cú sốc nặng nề. Anh đi tìm nhưng không cách nàothuyết phục được cô trở về. Cuộc sống ly thân bắt đầu từ đó. Đến nay, sauhơn hai năm sống ly thân, Nga biết được chồng cô dù chưa chính thức nhưng đãchung sống với một phụ nữ khác.

Điều đáng tiếc là trên thựctế, khi H. Nga quyết định rời xa chồng mấy năm trước thì chồng H. Nga chưahề có chuyện ngoại tình. Người phụ nữ kia vì ngưỡng mộ mà luôn quan tâm sănsóc anh. Chỉ sau khi cô bỏ đi, người phụ nữ đó mới nhân cơ hội tấn công liêntục và cuối cùng đã chinh phục người đàn ông cô đơn đang thiếu thốn tình cảmgia đình.

Còn Nga, sau thời gian phải tự thân vận động kiếm sống, nuôi con và trải quadư luận thì bắt đầu thấy ân hận vì quyết định vội vàng, cực đoan của mình.Nhưng giờ đây, sau ngần ấy thời gian, tình cảm của hai người đã nguội lạnh,mọi chuyện đều đã lỡ làng nên họ đành phải tiến hành thủ tục để hoàn tấtcuộc ly hôn.

T. Ngọc và B. Quang từng làbạn học cùng lớp trước khi tiến đến hôn nhân. Họ có một tình yêu lãng mạntheo kiểu học trò và có rất nhiều sở thích giống nhau. Mọi thứ chỉ bắt đầucó dấu hiệu rạn nứt khi T. Ngọc nhận thấy người chồng mới cưới của mìnhkhông “bản lĩnh đàn ông” như mình tưởng tượng.

B. Quang vẫn khá trẻ con saukhi lập gia đình, anh thích tụ tập bạn bè, thích đọc truyện tranh và rấtnghe lời vợ nhưng nghe đến nỗi... bảo gì làm đó. Sau vài lần cãi cọ nhưng B.Quang bảo rằng “giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”, đã là tính cách thìkhông thể sửa đổi, T. Ngọc tức tối đùng đùng xách va li về nhà mẹ ruột trongkhi đã mang thai được 4 tháng.

Cả hai cùng tự ái và không chịu xuống nước nên thời gian dần trôi, sau gầnmột năm tình hình vẫn không có gì thay đổi. Sinh con và phải một mình chămsóc càng làm cho T. Ngọc uất ức, cô quyết viết đơn ly dị vì “thà không cóchồng còn hơn mang tiếng có chồng mà phải sống trong cảnh này”.

Ai cũng thiệt thòi

Theo đề tài nghiên cứu khoahọc “Tình trạng ly hôn của thanh niên trên địa bàn TPHCM” do thạc sĩ NguyễnNgọc Tài, Trung tâm Tư vấn giáo dục tâm lý thể chất TPHCM, làm chủ nhiệm,hiện cứ bình quân 2,7 cặp kết hôn thì có một cặp ly hôn và số người ly hôndưới 30 tuổi năm sau cao hơn năm trước.

Nguyên nhân tỉ lệ ly hôn ngàycàng cao và độ tuổi ngày càng trẻ là do sự thay đổi trong nhận thức củathanh niên ngày nay: nhìn nhận và tôn trọng giá trị cá nhân hơn rất nhiều!Không còn vì đủ các lý do như quan niệm xã hội, họ hàng, con cái... mà vợ vàchồng phải đè nén sống với nhau trong chuỗi ngày đau khổ về thể chất hoặctinh thần hoặc cả hai. Khảo sát cho thấy nguyên nhân do bất đồng trong cátính, suy nghĩ, quan điểm, dẫn đến ly hôn chiếm tỉ lệ cao nhất (39,5%).

Tuy nhiên, sau mỗi cuộc lyhôn là những nỗi đau không thể chữa lành. 31,2% ý kiến trong cuộc khảo sátcho rằng thiệt thòi thuộc về phụ nữ. Tuy nhiên, cũng không ít ý kiến chorằng đàn ông cũng bị ảnh hưởng nặng nề sau những cuộc ly tan và hậu quả làsự thay đổi quan niệm sống theo hướng tiêu cực, trở nên bi quan và luôn sốngtrong sự ray rứt.

Đối với người trong cuộc, 25% nam và 33% nữ cảm thấy khủng hoảng tâm lý khiphải ly hôn. Cuối cùng, họ nhận ra rằng ly hôn không chỉ là biểu hiện phá vỡmối quan hệ vợ chồng mà còn là sự thất bại về lối sống của cả hai người.Năng lực làm việc, trí nhớ, sự sáng tạo... của người trong cuộc cũng bị ảnhhưởng nặng nề...

Trong số 324 người đã ly hônở lứa tuổi từ 20 - 30 tình nguyện tham gia cuộc khảo sát (nữ chiếm 59%, nam41%, hơn 80% gia đình chỉ tồn tại không đến 5 năm), có đến 62% người chorằng con cái là đối tượng chịu sự thiệt thòi nhiều nhất.

Những người trong cuộc thừa nhận cho dù người nuôi con là cha hay mẹ thìcũng đều không có nhiều thời gian chăm sóc con, đứa trẻ chịu nhiều thiệtthòi vì thiếu vắng sự chăm sóc cả về vật chất và tinh thần của người còn lại.

Theo Nỗi buồn “ly hôn xanh”



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.