Nỗi niềm vợ cả

Người vợ "điếc"

"Sẽ chẳng có người phụ nữ nàomong muốn ngôi vị "vợ cả", bởi như thế có nghĩa là sống chấp nhận cảnh chồngchung. Thế nhưng dù muốn hay không tôi vẫn buộc phải âm thầm đảm nhận vị trí đónếu không muốn sống cảnh không chồng, không của cải cùng với một tương lai mùmịt..."

Người vợ "điếc"

Chị bảo mình là người phụ nữ bấthạnh đúng nghĩa từ lúc lọt lòng cho đến tận bây giờ. Theo ký ức thì chị sinh ratại một vùng quê tận Lâm Đồng. Đó là thời kinh tế mới, mẹ chị vốn là công nhânlâm trường lỡ thì đã cố tình xin một đứa con của người đàn ông đưa gia đình vàođây làm kinh tế. Sau này lớn lên nghe người ta kể lại thì khi chị chưa đầy haituổi, mẹ chị đột ngột qua đời.

Người cha bí mật kia đã không đến nhận đứa conrơi nên chị được một gia đình hiếm muộn đưa về nuôi. Nhưng hình như số chị luônphải chịu cảnh không có người thân, sống với bố mẹ nuôi được mấy năm thì họ cũngra đi trong một tai nạn. Lúc bấy giờ chị gần lên 10 có thể tự đi làm mướn đểkiếm cơm qua ngày. Chị ở đợ hết cho gia đình này đến gia đình khác, tự nuôi mìnhlớn lên.

Nỗi niềm vợ cả

Đến tuổi dậy thì, chị bị ông chủcưỡng hiếp có thai. Bà chủ vì không muốn tiếng lan xấu ra ảnh hưởng đến địa vịvà công việc của hai vợ cồng lúc bấy giờ đã âm thầm đưa chị đi phá thai. Sau khigiải quyết hậu quả cho chị, bà chủ đưa một số tiền bảo đi thật xa để làm lạicuộc đời. Lúc bấy giờ chị hoang mang không biết nên đi về đâu mà sống vì khôngngười thân, không họ hàng.

Theo lời mách của mấy chủ vườn cà phê, chị ra đường 1bắt xe ra Bắc để tìm cho mình một cuộc sống mới. Lạ nước lạ cái, công việc duynhất của chị từ trước tới giờ là làm thuê. Tiền công rẻ mạt cũng chỉ đủ cho chịba bữa qua ngày.

Thế rồi như một giấc mơ khi chịgặp người đàn ông ấy. Chính mẹ chồng chị bấy giờ là người đã đưa chị thoát khỏikiếp làm thuê làm mướn. Khi nghe chị kể về hoàn cảnh của mình, bà đưa chị về chophụ bán hàng cùng mình. Bà có đứa con trai lớn tuổi nhưng chẳng hiểu sao khôngchịu lấy vợ. Khi chồng bà qua đời cứ dặn đi dặn lại bà ở lại bằng mọi giá lấy vợcho con trai, thực hiện nghĩa vụ nối dõi tông đường.

Bởi dòng họ chồng bà từtrước đến nay đều độc đinh nên không thể san sẻ nhiệm vụ ấy cho ai được. Contrai nhút nhát, ít giao tiếp nên việc tìm vợ rất khó khăn. Bà cũng đã tìm maimối nhưng giới thiệu cô nào cũng không thành, người thì con trai bà không ưng,kẻ thì chê anh chàng gia trưởng, cổ hủ. Vậy là qua 40 tuổi, anh con trai vẫn nằmtrong tình trạng ế vợ. Thấy chị xinh đẹp lại hiền thục, bà bảo con trai cứ "cướirồi yêu sau" cũng được. Miễn sao là sinh được cháu nối dõi. Không ngờ, anh chàngấy lại thích cô gái mà mẹ đang cưu mang và chị trở thành con dâu bà từ đó.

Oái ăm, làm vợ gần 5 năm chị vẫnkhông thể sinh con. Mẹ chồng sốt ruột đưa chị đi  hết thầy lang này đến thầylang khác nhưng vẫn không có kết quả. Một lần nghe lời chị hàng xóm, chị vàobệnh viện kiểm tra thì được bác sĩ cho biết chị không còn khả năng sinh con dolần nạo thai trước đó đã đâm thủng tử cung. Chị choáng váng nhớ lại nỗi đau đầuđời của mình. Biết rõ nhưng chị không thể mở lời với mẹ chồng. Từ đó chị trởthành người vợ bị "điếc" trong sự đàm tiếu, thậm chí là ghẻ lạnh của mẹ chồng.

Muốn có hạnh phúc phải làm vợcả

Sau mấy năm chạy chữa vẫn khôngcó kết quả, mẹ chồng chị bắt đầu đánh tiếng cho con trai đi tìm "vợ lẽ". Bàthẳng thắn nói với con dâu nhiệm vụ có con để duy trì nòi giống là bất khả khángđối với con trai bà. Vì thế nếu không muốn ly hôn thì chị phải chấp nhận vị trívợ cả. Mấy năm chung sống, chị đã nảy sinh tình cảm với chồng và không muốn rađi. Chị không muốn lặp lại cuộc sống cô quả không người thân như trước đây nênđành chấp nhận theo yêu cầu của mẹ chồng. Trong việc này, chị biết nếu có phảnđối cũng khó bởi chồng chị là người đàn ông vẫn còn mang nặng tư tưởng phongkiến, lại chịu tác động từ mẹ quá nhiều.

Chồng chị nói nếu anh có vợ béthì chị vẫn là vợ cả, vẫn được danh chính ngôn thuận trong gia đình. Ngày trướcquyền vợ cả to lắm. Chị không mong muốn cái quyền "vợ cả ăn to nói lớn", chỉmong muốn được sống trong một gia đình hạnh phúc, được chồng yêu thương và thôngcảm. Dẫu mang tư tưởng cổ hủ nhưng đời sống hiện đại không cho phép chồng chịngang nhiên công khai cướo vợ bé về. Một ngày mẹ chồng chị dắt về một phụ nữ bảođó là "con dâu lẽ" nhưng với người ngoài thì đó chỉ là cô cháu họ xa đến phụgiúp công việc làm ăn.

Nỗi niềm chồng chung

Cảnh vợ cả, vợ lẽ cứ âm thầm tồntại trong gia đình chị. Từ ngày có "dâu lẽ" mẹ chồng chị hạ chỉ con dâu cảchuyển khỏi căn phòng hạnh phúc ra ngủ riêng bên ngoài, nhường lại không gian đócho con trai và vợ lẽ thực hiện nhiệm vụ duy trì nòi giống. Biết không thể làmkhác được, chị trở thành cái bóng trong cái gọi là "tổ ấm" của mình. Không lâusau đó, cô vợ lẽ có thai. Và cũng bắt đầu từ giây phút đó chị trở thành ngườihầu hạ cho chồng và vợ lẽ.

Mẹ chồng bị đứa cháu nối dõi ám ảnh quá lâu nên giờcó niềm vui đó cứ như bắt được vàng. Bà càng chiều chuộng dâu lẽ bao nhiêu thìlại ghẻ lạnh dâu cả bấy nhiêu. Ngẫu nhiên bà xem chị như người giúp việc trongnhà, mọi việc lớn việc nhỏ bà đều sai chị quán xuyến.

Chị làm tất cả vơi hi vọngsau này khi đứa cháu ra đời, mẹ chồng chị thỏa niềm mong ước thì sẽ trả tất cảvề đúng vị trí của nó. Theo lời bà nói thì chỉ vợ lẽ sau khi sinh cháu cho bà sẽra đi, chị và chồng sẽ được toàn quyền nuôi dưỡng nó lớn lên. Rằng cô vợ lẽ kiatrước khi về đây đã đồng ý nhận một khoản tiền.

Nỗi niềm vợ cả

Thế nhưng đứa trẻ sinh ra lạikhông phải là con trai như niềm mong mỏi của mẹ chồng chị. Không còn cách nàokhác là vợ lẽ vẫn tiếp tục ở lại để sinh tiếp một lần nữa. Lần này mẹ chồng chịcất công thuốc thang cẩn thận với quyết tâm có cháu trai bằng mọi giá. Đứa bégái sinh ra được bà giao hẳn cho chị nuôi dưỡng để chồng chị và vợ lẽ tiếp tụckế hoạch sinh đứa thứ hai.

Trong con mắt người ngoài, bà bảo cô cháu họ xa quálứa lỡ thì có con ngoài giá thú nên con dâu bà nhận làm con nuôi vì không sinhđược. Trẻ thơ vô tội, chị đón nhận nó yêu thương thật lòng. Mẹ chồng chị không"thiết tha" cháu gái lắm nên để mặc chị lo liệu mọi bề. Chị âm thầm làm tất cảvới hi vọng trời luôn thương người tốt.

Chạy chữa mãi, vợ lẽ của chồngcũng sinh được con trai. Nhưng cô ta không rời đi như lời mẹ chồng chị nói lúcđầu. Giờ có đủ con trai con gái, cô vợ lẽ bảo nếu ra đi thì phải mang cả contheo. Tất nhiên là mẹ chồng chị sẽ không bao giờ đồng ý điều ấy. Vậy là khôngcòn cách nào khác, bà tiếp tục vận động chị làm vợ cả đến... hết đời. Chồng chịbảo không muốn chị ra đi và cũng không có ý định bỏ chị.

Anh ta cầu xin chị hãychấp nhận cảnh chồng chung, rằng anh ta chỉ xem vợ lẽ là vợ của hai đứa con còntình nghĩa vẫn dành cho chị phần nhiều. Chị đắng lòng nghe chồng lý giải nhưngbước chân đi thì chị không đủ dũng cảm. Cuộc đời này đã quá sóng gió với chị,khó khăn lắm chị mới có được một gia đình nên chị không muốn rời bỏ nó. Dẫu giađình ấy không hề toàn vẹn như ước mơ của chị.

Vậy là chị chấp nhận ở lại vớivai trò vợ cả. Người ngoài đã bắt đầu nhìn thấy sự bất thường của gia đình chịnhưng hình như họ thông cảm nhiều hơn cho việc nhà chồng chị không có con cháunối dõi nên phải làm cái việc mà pháp luật nghiêm cấm ấy. Do vậy, họ chỉ đàmtiếu một dạo rồi thôi, tiềm thức người đàn ông phải thực hiện nghĩa vụ nối dõitông đường, đàn ông năm thê bảy thiếp đã phần nào ăn sâu trong suy nghĩ của mộtbộ phận nên chuyện vợ cả, vợ lẽ của chồng chị không bị ai đào bới ầm ĩ. Thậm chícó người còn bảo may mà mẹ chồng chị tinh ý kiếm vợ lẽ cho con trai không thìgia đình bà tuyệt tự từ đây.

Nỗi niềm vợ cả

Gọi là vợ cả cho oai chứ thật rachị chẳng khác gì là người giúp việc trong nhà. Mọi việc lớn nhỏ đều đến taychị, vợ lẽ của chồng chị quẩn quanh chăm sóc cho con cái. Chị âm thầm chấp nhậnhi vọng chồng chị sẽ nhìn thấy điều ấy mà không bỏ quên người vợ bất hạnh. Thếnhưng, cô vợ lẽ đủ khôn ngoan để lúc nào cũng kéo mọi sự quan tâm của chồng chịvề phía mình.

Chỉ riêng việc mấy đứa trẻ thôi chị cũng đã trở thành người ngoàiđứng nhìn họ lo lắng, chăm sóc, bàn luận về hiện tại và tương lai của chúng.Chồng chị vô tâm đứng ngoài nỗi niềm của cô vợ cả, thỉnh thoảng vợ lẽ  no xôichán chè thì mới đến lượt chị được anh nhớ đến một lần. Cứ như thế, chị sống vàtồn tại vớt nhặt chút hạnh phúc dư thừa của người khác. Nhiều đêm nằm một mìnhtrong phòng cô quạnh, chị muốn rời bỏ khỏi tổ ấm tạm bợ này để đỡ khổ tâm. Nhưngchị vẫn không đủ can đảm. Biết là khổ, là xót xa mà sao chị vẫn không thể bướcchân ra khỏi sự bất hạnh ấy.

Lời kết

Bất hạnh, không may mắn trong quákhứ đã khiến cho một số phụ nữ chấp nhận cuộc sống mòn bên cạnh sự bất công màlẽ ra nếu biết đấu tranh họ sẽ không gặp bất hạnh ấy. Tuy nhiên, sự mặc cảm vìmột chút thua thiệt của bản thân như khiếm khuyết trên co thể, vô sinh... nênmột bộ phận nữ giới đã mặc nhiên cam chịu sự thiệt thòi trong hạnh phúc. Họ xemnhư đó giống như một sự "chuộc lỗi", đền bù lại "mất mát" mà người chồng củamình gặp phải. Vì thế dù gặp bất công, bị ngược đãi hàng ngày, họ vẫn không dámlên tiếng đấu tranh cho quyền lợi hạnh phúc của mình.

Bên cạnh đó, một bộ phậnnam giới còn mang nặng tư tưởng phong kiến, chia sẻ với bạn đời của mình. Quanđiểm sai lệch này cần được hai phía chồng và vợ nhìn nhận lại để hạnh phúc giađình không bị biến tướng. Ngoài ra, hiện tượng vợ cả, vợ lẽ vẫn âm thầm tồn tạitrong cuộc sống hiện đại nhưng vẫn xuất hiện tình trạng bị các cơ quan chức năng"lờ đi". Nguyên nhân là vì "gia đình không tố cáo" thì chính quyền làm sao biếtmà giải quyết.

Theo Khánh Linh
Đời Sống Gia Đình



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.