Sự ngây ngô của những đứa trẻ thành phố khi về quê

Quen ăn, ngủ, học và chơi giữa những bức tường bê tông san sát, những đứa trẻ thành phố rất hiếm khi được tiếp xúc với cuộc sống thôn dã gần gũi với thiên nhiên, cây cỏ.

Quen ăn, ngủ, học và chơigiữa những bức tường bê tông san sát, những đứa trẻ thành phố rất hiếm khiđược tiếp xúc với cuộc sống thôn dã gần gũi với thiên nhiên, cây cỏ.

Vì thế,những chuyến về quê đối với chúng là một cuộc khám phá thú vị, mangđến những điều mới mẻ, lạ lẫm và cả những tình huống buồn cười.

Bỗng nhiên hóa ngây ngô

Gia đình chị Thoa anh Dũng (ngõ 783, phố Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội) vẫnthường kể lại chuyện lần đầu tiên dẫn cậu con trai hơn 5 tuổi về thăm quênội ở huyện miền núi Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ). Cu Hùng luôn miệng hỏi bố vềmọi thứ mà cậu nhìn thấy vì ở quê cái gì cũng khác. Đang tha thẩn chơi ở sânnhà, bỗng cậu bé reo to đầy thích thú: “Bố ơi có một đàn chuột béo này!”Anh Dũng nhìn theo tay con chỉ thì thấy một đàn… lợn con đang dũi đấttrong vườn.

Sự ngây ngô của những đứa trẻ thành phố khi về quê

Bé Bông nhà chị Hằng thích thú với bếp củi ở quê ngoại. (Ảnh: Nam Thi)

Cả nhà đều bật cười vì "pháthiện" ngộ nghĩnh của Hùng. Đúng là ở thành phố, cu cậu chỉ nhìn thấy nhữngcon chuột cống to đùng nên khi nhìn thấy đàn lợn con thì tưởng đó là lũchuột siêu béo.

Bé Bông nhà chị Thu Hằng (số 53 ngõ 124, đường Nguyễn Hoàng Tôn, Tây Hồ, HàNội) trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 vừa qua cũng được bố mẹ cho về quê ngoại.Vợ chồng chị Hằng sống ở thành phố, từ khi sinh ra đến bây giờ bé Bông (5tuổi) và em trai là bé Bi (3 tuổi) mới được về thăm cụ ngoại. Hôm đầu tiên,nhìn thấy cụ ngoại đã hơn 90 tuổi, tóc bạc phơ, da dẻ nhăn nheo, miệng cườimóm mém, bé Bông sợ không dám đến gần. Đến hôm sau, Bông mới quen với cụngoại, bé mon men đến gần, sờ sờ vào bàn tay nhăn nheo của cụ. Chợt Bônghỏi: “Cụ ơi, sao cụ già thế?”. Cả nhà đều bật cười vì câu hỏi bất ngờnày.

Những con vật thường thấy ởnông thôn như trâu, bò, gà, lợn… đối với trẻ con thành phố chỉ được học quasách báo hoặc xem trong ti vi, tranh vẽ nên không hoàn toàn giống như ngoàiđời thực. Chả thế mà trên đường về quê hôm vừa rồi, hai đứa trẻ nhà chị Hằngnhìn thấy con trâu đang gặm cỏ, cu Bi reo lên: “Ô con ngựa kìa!” cònbé Bông thì tỏ ra đầy am hiểu bảo em: “Không phải ngựa đâu Bi ạ, con bòđấy!”. 

Sự ngây ngô của cu Mít con chị Khánh ở khu tập thể 28 Điện Biên Phủ (Hà Nội)còn khiến bố mẹ “dở khóc dở cười” hơn nữa. Họ đưa con về quê ngoại ở mộthuyện vùng chiêm trũng vào đúng ngày trời mưa. Nhìn cậu con trai từ ngoàingõ về, chân tay, quần áo dính đầy…phân trâu, chị Khánh thất kinh. Hỏi ramới biết cu Mít lang thang ra ngõ gặp mấy đứa trẻ chăn trâu nghịch ngợm.

Chúng bày trò chơi làm thantổ ong để lừa cu cậu bốc… phân trâu trên đường làng. Mít chưa bao giờ nhìnthấy phân trâu nên khi được bảo đó là bùn và than người ta đánh rơi, cu cậutin ngay rồi nhiệt tình cho tay vào… bốc mà không để ý mấy đứa trẻ kia khôngđứa nào động vào. Chị Khánh phải “khai tử” luôn bộ quần áo và đôi giày củacon vì không dám giặt. Chị còn lôi cu Mít ra tắm liền mấy lần xà bông mà vẫncảm thấy… ghê ghê.

Thấy ong, tưởng là... ruồi

Ông Nguyễn Huyền (số nhà 24, ngõ 535, đường Lạc Long Quân, Hà Nội) kể, cólần ông mang đứa cháu đích tôn về quê chơi. Cậu bé nhìn thấy một tổ ong vànglại tưởng con ruồi vàng mà cậu được học trong sách nên thò tay vào bắt, kếtquả là bị ong đốt sưng vù. Nhắc đến chuyện đó, ông Huyền phàn nàn: "Bọntrẻ thành phố ngày nay được học rất nhiều kiến thức, nhưng đa phần chỉ là lýthuyết, thế nên khi tiếp xúc với thực tế thì rất lúng túng và dễ nhầm lẫnvì không phải thứ gì cũng giống như trong sách vở".
 
Cũng theo ông Huyền, trẻ thành phố có thuận lợi là được tiếp xúc với nhữngcông nghệ hiện đại, được chơi những món đắt tiền nào người máy, xếp hình, xetrượt... nhưng thiệt thòi hơn trẻ em ở quê vì vốn kiến thức thực tế về thếgiới tự nhiên quá nghèo nàn. Trẻ em thôn quê chỉ có những trò chơi dân dã,nhiều khi là “tự thiết kế”. Chỉ cần mấy chiếc lá cây và vài quả bưởi nontrong vườn nhà là chúng đã có thể bày các trò chơi đầy thú vị, thỏa sức chotrí tưởng tượng bay bổng.

Cô giáo Lê Thu Quỳnh, trường Tiểu học Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) chia sẻ mộtchuyện vui về bài văn của học sinh mà cô từng chấm. Đề bài "tả cánh đồng lúaở làng quê" và em học sinh đã viết: “Dưới cái nắng chang chang, nhữngngười nông dân vẫn cần mẫn cấy lúa. Từng hàng lúa thẳng tăm tắp, vàng óng,trĩu bông dần hiện ra theo nhịp tay cấy thoăn thoắt của họ”. Câu văn rấtđúng chính tả, ngữ pháp nhưng hoàn toàn sai về tư duy. Vì vốn kiến thức thựctế không hề có nên em học sinh đã nghĩ rằng lúa vừa cấy xong đã trổ bôngtrĩu hạt rồi! Có em khi tả con gà thì lại ví "con gà to như cái xô nước củamẹ em".  

Cô giáo Quỳnh cho rằng, thế giới tự nhiên với đủ màu sắc, trạng thái sinhđộng là cuốn sách hay nhất cung cấp kiến thức, giúp các em có được nhữnghiểu biết chính xác nhất về cuộc sống. Việc cho trẻ tiếp xúc, sống giữathiên nhiên sẽ có ảnh hưởng tích cực đến quá trình phát triển tư duy, hìnhthành nhân cách cũng như sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy trong chương trìnhhọc bậc tiểu học hiện nay đã có nhiều trường quan tâm, chú trọng đến cáctiết học ngoại khóa, các buổi đi dã ngoại thực tế giúp học sinh tiếp thukiến thức một cách toàn diện.

"Các bậc cha mẹ nếu có điều kiện nên cho con về quê, về các vùng nôngthôn, ngoại thành. Hoạt động này vừa tốt cho sự phát triển thể chất vừa tốtcho cho tinh thần, giúp các em không bị bỡ ngỡ, ngây ngô khi va chạm thực tế",cô giáo Lê Thu Quỳnh khuyên.  

Theo Nam Thi
Sự ngây ngô của những đứa trẻ thành phố khi về quê



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.