Tết và những cuộc di cư

Trước kia, nói đến Tết là nóiđến bốn chữ "đoàn tụ gia đình". Con cái dù ăn đâu, làm đâu, đến ngày Tết cũng lũlượt kéo về với cha mẹ, gia đình, họ hàng, làng xóm.

Trước kia, nói đến Tết là nóiđến bốn chữ "đoàn tụ gia đình". Con cái dù ăn đâu, làm đâu, đến ngày Tết cũng lũlượt kéo về với cha mẹ, gia đình, họ hàng, làng xóm.

Vì một lý do nào đó mà một ngườicon đi xa không về ăn Tết với gia đình thì coi đó là một nỗi buồn không tả xiết.Trong tâm cảnh ấy, bài hát "Nếu con không về, chắc mẹ buồn lắm..." càng trở nênbuồn hơn, da diết hơn. Nhưng giờ đây, Tết đến đồng nghĩa với những cuộc di cư,thoạt nghe thì rất lạ...

Thèm chút hơi ấm quê nhà

Về quê ăn Tết! Mỗi khi nghe ai đóthốt lên câu này là ta nghe như có dòng suối ngọt ngào chảy xuyên qua cánh rừngtâm hồn đã khô cạn sau những ngày dài nắng gió. Nghe bồi hồi, nghe nôn nao khótả. Cả ngày đó làm việc gì cũng không xong, ngẩn ngơ, bần thần.

Một bạn gái học ở đại học CôngĐoàn nói rằng bố bạn ấy mất sớm, ở nhà chỉ còn mẹ và mấy đứa em gái. Mẹ lúc nàocũng vất vả vì công việc lo cho đàn con ăn học. Khi ra Hà Nôi học, bạn gái ấy đãvừa học, vừa làm để đỡ bớt cho mẹ phần nào. Đi làm thêm, trừ tiền ăn tiền học,tiền sách vở điện nước, còn lại phải chắt chiu từng đồng mới để dành được tiềnvề quê Tết. Bạn hô quyết tâm: "Nhưng dù kiểu gì em cũng phải về".

Tết và những cuộc di cư

Tết đã sắp về...

Không đâu cho bằng quê nhà, đó lànhững trải nghiệm, thấm thía chỉ có những người sống xa gia đình, xa quê hươngmới thốt lên được những câu nói đó. Chính vì thế, cứ mỗi độ Xuân về, người Việtxa xứ ở khắp nơi trên thế giới tấp nập trở về đoàn tụ cùng gia đình trong sựnồng ấm của tình thân.

Từ năm 2000 đến nay, lượng Việtkiều về quê ăn Tết liên tục gia tăng. Nếu từ năm 2000 đến năm 2004, mỗi năm chỉcó khoảng 25 nghìn người, thì từ năm 2005 trở lại đây, con số đó đã lên tới 500nghìn. Bắt đầu từ sau Noel, sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất đã cứng kiếnnhững cuộc đoàn tụ, trở về thấm đẫm nước mắt của hạnh phúc.

Nói là "về quê" tưởng đơn giản,song với nhiều Việt kiều là cả một hành trình gian nan. Có người phải đi lùngsục nhiều hãng hàng không mới giành cho mình được một vé về Việt Nam. Một ngườiđàn ông trên 40 tuổi đã bật khóc khi bước chân xuống sân bay, khi nhìn thấy bàntay mẹ già vẫy vẫy. Anh bảo với anh, lúc này là giây phút hạnh phúc nhất đời,bởi anh đã tưởng không còn bao giờ có cơ hội về ăn Tết sum họp bên gia đình.

Một phụ nữ Việt kiều ở Nga, vốntrước kia là du học sinh, sau khi Liên Xô tan rã, chị ở lại trở thành công dânnước Nga mới tâm sự: "Niềm hạnh phúc của những người con xa xứ là được trở vềtrong dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Xa quê hương tôi mới biết được thế nào lànỗi nhớ da diết. Những năm trước ăn Tết tại xứ người, đêm giao thừa nào tôi cũngđiện thoại về cho cha mẹ rồi khóc. Bên ấy làm quần quật suốt ngày đêm mới tạm đủđể trả tiền nhà, tiền điện, tiền vay ngân hàng mua xe... làm gì có thời giannghĩ đến Tết cổ truyền dân tộc. Chúng tôi chỉ thật sự nhớ quê, nhớ nhà vào dịpTết. Khi khó khăn, chỉ muốn được đi đâu đó cho thoát khổ. Nay ngẫm lại mới thấy,không đâu cho bằng quê cha, đất tổ. Xa quê nhiều năm, tôi thấm thía điều này lắm."

Sở dĩ số lượng kiều bào về quê ănTết ngày càng đông, năm sau luôn cao hơn năm trước là do chính sách đối vớingười Việt Nam ở nước ngoài của Đảng và Nhà nước ngày càng rộng mở, bà con kiềubào ngày càng có đủ thông tin về tính hình trong nước. Sự hội nhập kinh tế ngàycàng sâu rộng, tốc độ tăng trưởng nhanh và tình hình chính trị - xã hội ổn địnhđã tạo niềm tin đối với những người ở xa Tổ quốc.

Tiếng "về", trong từ điển giảithích rằng: đó là sự di chuyển trở lại chỗ của mình, quê hương mình, hoặc nơimình được mọi người đối xử thân mật, coi như người nhà. Trong tâm tưởng ngườidân quê tôi, nghe từ "về" là nghe cả âm thanh mời gọi. Nơi vùng quê sản sinh vàcất giữ những ký ức buồn vui mà chỉ cần giơ tay chạm khẽ là lại dào dạt tuôntràn.

Một lần cùng người bạn đi côngtác trên tàu Thống Nhất. Tàu chạy tới Miền Trung, nhà tàu bật loa bài hát: "Khúchát sống quê". Cả tàu im phăng phắc. Chị bạn tôi bật khóc khi nghe ca sĩ hát: "Nửacuộc đời phiêu dạt; Nay trở về úp mặt vào sông quê; Ơi con sông quê dạt dào nhưlòng mẹ; Chở che con đi qua chớp bể mưa nguồn".

Đó cũng là nỗi niềm khiến baongười con xa quê mong ngóng ngày "Về quê ăn Tết".

Tết là phải đi đâu xa xa

Những năm gần đây, bên cạnhxu hướng "Về quê ăn Tết" của nhiều người con xa quê, nhất là Việt kiều, thìvới một số gia đình trẻ, khá giả lại đang có xu hướng đón Tết cổ truyền ởmột xứ sở hoàn toàn xa lạ. Với họ, khái niệm "Ở nhà 3 ngày Tết" đã trở thànhlạc hậu.

Lướt qua danh sách đăng ký dulịch của những công ty du lịch, ngày khởi hành đầu tiên cho các "tua" đa phần làngày mùng 2 Tết, thậm chí ngay trong ngày mùng 1 Tết. Những "tua" đi sớm chủ yếulà tới những nước trong khu vực, nơi cũng có đón Tết Âm lịch trùng với Tết ViệtNam. Đó thường là các nước Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan.

Bên cạnh các tua đi trong khu vực,với những khách muốn ăn Tết cùng bạn bè hay người thân ở các nước châu Âu, Mỹ,Úc thì có thể kịp đón Tết Việt với thân nhân tại các nước đó bằng những lịchtrình thiết kế riêng. Một công ty du lịch còn thiết kế các chuyến đi "Tết cùngngười thân" ở Úc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc. Họ còn cung cấp những đồ ăn, thức uống,những sản vật Tết quê nhà, để những người bà con "bên ấy" vẫn được hưởng cái Tếtnhư ở Việt Nam.

Bên cạnh các chuyến du lịch nướcngoài, thì du lịch trong nước cũng là "mốt mới" của nhiều gia đình. Những điểmdu lịch được khách đăng ký nhiều nhất trong dịp Tết gồm: Phú Quốc, Đà Lạt, VũngTàu, Nha Trang, Bà Nà, động Phong Nha, vịnh Hạ Long, Sa-Pa.

Năm ngoái, vợ chồng một người bạncủa tôi đón giao thừa ở đỉnh Lũng Cú, điểm cực Bắc của Tổ Quốc. Đúng giao thừa,anh gọi điện về bảo: "Vợ chồng tôi đang đứng dưới chân cột cờ Lũng Cú, gió lạnhlắm, nhưng hạnh phúc vô cùng vì được đón giao thừa hai lần. Cách đây 1 tiếng,chúng tôi đã mở rượu đón giao thừa Trung Quốc (Bắc Kinh và Hà Nội chênh nhau 1múi giờ). Chúng tôi ngồi đợi 1 tiếng để đón giao thừa Việt Nam. Thật là tuyệtvời!".

Nửa giờ sau, một người bạn gọi vềcao nguyên Gen - ting bên Malaysia, khỏe rằng vợ chồng anh đang đón giao thừaViệt Nam trong sòng bạc. Rồi anh bảo, gọi là sóng bạc, chứ chúng tôi chỉ chơiđiện tử, mất ít "xèng" thôi. Nói xong, anh đưa điện thoại cho vợ anh. Chị vợ gàolên trong điện thoại: "Sướng cực, vợ chồng anh không đi là... thiệt nửa đờingười. Sang năm đi nhé!".

Xu hướng du lịch nước ngoài củangười dân Việt Nam tăng trong dịp tết do nhiều nguyên nhân như đời sống nhiềugia đình trẻ ngày càng cao, nhu cầu mua sắm, giải trí tăng, sự đổ bộ ồ ạt củacác hãng hàng không giá rẻ, các tua trong nước kém hấp dẫn hơn. Nhưng quan trọngnhất là sự thay đổi về tư duy, sự háo hức tìm đến những cái mới mẻ và muốn có kỳnghỉ Tết ấn tượng bên người thân của mình.

Tết là đi tìm những thứ còn...thiếu

Nhiều người cho là lạ khi thấyngày Tết có người háo hức về quê, lại có người khát khao bỏ đi đâu đó thật xa,dù sang Lào, hay lên núi, ra biển. Thật ra, đó là quy luật tâm lý. Người ta chỉđi tìm những gì người ta còn thiếu, chưa có mà thôi.

Với những người sống tại quêhương, cuộc sống luôn bận rộn, vất vả, thì mầy ngày Tết họ mong muốn trốn cáikhông khí ồn ào, náo nhiệt nơi thành thị, tìm đến những nơi bình yên, không khítrong lành, khoáng đãng để nghỉ ngơi, thư giãn. Với họ "quên hương ở ngay tronglòng", nên họ chẳng có khái niệm "về quê". Một người phụ nữ nói rằng gia đìnhchị đã chọn Vũng tàu để đón Tết năm nay. Chị nói: "Vào những ngày nghỉ Tết,cả gia đình được quây quần bên nhau, cùng được vui chơi và thưởng thức những mónăn mới lạ mà không ai phải bận rộn, bếp núc. Sẽ là những ngày nghỉ thật tuyệtvời!".

Một đôi vợ chồng yêu nhau, lấynhau từ những ngày họ còn lao động xuất khẩu bên Nga cũng chọn đi Nga vào dịpTết này. Họ bảo nơi ấy họ để lại bao kỷ niệm, nơi tình yêu nảy nở, nơi có tuyếttrắng, lá vàng, thông xanh. Họ muốn con cái họ được nhìn thấy nơi bố mẹ chúng đãyêu nhau và cũng là dịp tìm lại những người bạn cũ sau nhiều năm mất liên lạc.

Còn với những người khát khao vềquê ăn Tết, chắc chẳng cần giải thích nhiều, ai cũng hiểu.

Theo Đinh Đoàn
Tết và những cuộc di cư



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.