Thay đổi để thích nghi

Anh sinh ra trong một gia đình khá giả và là con trai duy nhất nên anh Nguyễn Hữu Thăng được bố mẹ chiều chuộng hết lòng. Học đến đại học thì bố mất, mẹ lại càng yêu chiều cậu con trai quý. Mọi niềm trông đợi của bà đặt hết vào con.

Anh sinh ra trong một gia đìnhkhá giả và là con trai duy nhất nên anh Nguyễn Hữu Thăng được bố mẹ chiều chuộnghết lòng. Học đến đại học thì bố mất, mẹ lại càng yêu chiều cậu con trai quý.Mọi niềm trông đợi của bà đặt hết vào con.

Cho đến khi anh chuẩn bị kết hônthì sự yêu chiều của bà mẹ mới bộc lộ hết nhược điểm. Cô con dâu vốn là con cảtrong một gia đình viên chức bình thường, tính tình độc lập và thẳng như ruộtngựa. Nhìn chồng tương lai sống trong sự chăm sóc quá mức của mẹ, cô không chấpnhận được. Đi làm về là anh Thăng chui tọt lên giường nằm đọc sách, chờ cơm. Mẹcơm nước xong xuôi, giục năm lần bảy lượt, anh mới chịu đi thay đồ để ngồi vàobàn. Nhằm nhằm thấy con trai ăn sắp xong bữa là bà mẹ vội vàng bỏ đũa để đi phatrà cho con để trà kịp ngấm.

Thay đổi để thích nghi

Hãy cùng nhau thay đổi để cuộc sống vợ chồng hạnh phúc

Tình yêu thương của mẹ khiến anhThăng sống phụ thuộc và ý lại. Thậm chí,bữa sáng cũng là mẹ đi mua đồ ăn. Biếttính con trai chỉ ăn đồ nước buổi sáng như bún, bánh mì là anh quát tháo ầm nhà,nhất quyết không ăn. Bà mẹ xót con, lại phải ăn phần xôi và đi mua bát phở bù.Cô con dâu quyết "cải tạo" lại anh chồng.

Sau khi cưới, dù bố mẹ hai bênđều có nhà nhưng cô quyết ra ở riêng để có điều liện uốn nắn chồng. Bà mẹ chồngdứt khoát không đồng ý. Chiến tranh xảy ra nhưng cô vợ vẫn một mực giữ ý kiến.Thuê nhà riêng, mua sắm đồ đạc với đồng lương công chức bình thường, hai vợchồng tằn tiện chi tiêu. Anh chồng từ chỗ không bao giờ biết đến việc phải chitiêu tiết kiệm, giờ hàng ngày đi chợ cùng vợ, thấy vợ trang trải cuộc sống vấtvả nên thay đổi hẳn.

Thậm chí, món phở sáng cũng đượcthay bằng món xôi vì vợ bảo nếu sáng nào cũng ăn phở thì tốn gấp 3 lần ăn xôi,chưa kể ăn xôi chắc dạ, no lâu. Mới đầu, anh Thăng nhất quyết không nghe. Vợ vẫnnhẹ nhàng để chồng ăn phở nhưng vợ thì ăn xôi hoặc thôi không ăn sáng nữa. Thấyvợ nhịn, vừa xót vợ mà nếu ăn một mình thì cũng chán, anh Thăng dần thay đổithói quen theo vợ. Những lúc hai vợ chồng khó khăn nhất, tiền trong nhà hết sạchmà chưa đến kì lương, vợ đề nghị chồng nghĩ cách xoay xở.

Kế duy nhất mà anh Thăng nghĩ ralà về vay tiền mẹ. Chị vợ nhất quyết gạt đi, nói thẳng với chồng là từ giờ anhđừng trông chờ, dựa dẫm vào sự giúp đỡ của gia đình. Lâu dần thành quen, biếttính vợ không thích nhờ vả gia đình bố mẹ hai bên nên anh càng ngày càng cố gắngtiết kiệm, làm thêm để đưa thêm tiền cho vợ, để vợ con không thiếu thốn. Lâu dầnthành quen, các thói quen chi tiêu của đàn ông như nhậu nhẹt, cà-phê cà pháo,chơi bời đêm hôm, anh đều bỏ dần vì thấy mỗi lần đi chơi lại tốn vài trăm ngàn,lại hụt vào phần chi tiêu cho việc nhà của vợ. Đến giờ, họ kết hôn được 6 nămtrời, ai cũng khen anh là người chồng mẫu mực, chăm lo gia đình và hết lòng vớivợ. Chị vợ thì mãn nguyện vì đã thay đổi được tính khí của chồng.

Điều kỳ diệu nhất trong nhữngđiều kỳ diệu là con người có thể thay đổi bản thân. Và đó cũng là gian nan chứkhông hề dễ dàng, bởi người ta đã quen với "xì-tai" đó ít nhất hai, ba chục nămrồi mới lập gia đình...

Lấy nhau được một năm, Bích Ngọc,nhân viên ngành thuế, có ý định kỷ niệm ngày cưới cho hoành tráng, nhưng cả côlẫn ông xã cùng do dự vì... người này nhìn người kia thấy... ghét. Mâu thuẫntoàn từ những chuyện vặt. Ông chồng, xuất thân từ dân cầu thủ, tuy đã chuyểnsang ngành xây dựng, nhưng vẫn quen tật đi đá bóng đến gần sáng mới về.

Cứ một tuần, ông gom hết quần áocủa đội bóng về nhà, vứt ra chậu, nhưng không bao giờ giặt. Bà vợ thấy "ngứa cảhai con mắt" nên vừa bỏ vào máy giặt, vừa thì thầm ca bài: "Đồ ma quỷ, đã lườibiếng mà còn ở dơ". Ngày quen nhau, một lần về nhà ông, cô đã nhận thấy sự "tùmlum" trong phòng khách của ông. Nhưng, bà nghĩ rồi anh ấy sẽ đổi thay thôi, cóvợ, có con, lên chức chồng, chức bố... thì không thể lèng phèng được.

Thế nhưng, ông chồng vẫn giữnguyên hiện trạng. Từ một chuyện nhỏ vậy thôi, mà bà vợ chịu đựng không nổi nênlên tiếng đòi ông phải thay đổi. Ông chồng than thở làm sao thích nghi được vớimôi trường nhà sạch, bởi ông đã ở dơ đã hơn hai mươi năm nay rồi. Bà vợ vẫn kiênquyết lên kế hoạch để ông chồng "đổi màu".

Bà yêu cầu ông bỏ rác, quần áobẩn, giày dép... vào đúng nơi quy định, khi ăn phải rửa tay, tối đi ngủ phải rửa...chân. Để gia đình trở thành "nơi ấy bình yên", vợ chồng họ đã cùng giúp nhauvượt khó. Lắm lúc, ông chồng càu nhàu, bực bội vì bị nhắc nhở, đôi khi và vợ mệtmỏi, nhăn nhó vì phải nói đến khản cổ. Nhưng rồi, sau sáu tháng phấn đấu, ôngchồng đã từng bước thích nghi với lối sống hôn nhân, cụ thể là từ bỏ được thóitật "đụng đâu quăng đó".

Đàn ông lấy vợ, chỉ là sự kiệnthôi, chứ phụ nữ, thì đó lại là biến cố lớn xảy ra trong đời. So với làm rể, làmdâu là một kịch bản có nhiều tình tiết kịch tính, bất ngờ.

Nhưng, mọi gian nan thật sự lạixuất hiện sau khi cưới. Trong đó, gian nan nhất (theo sự bình chọn của các bà vợ)là làm sao thích nghi được với gia đình chồng.

Ngày mới kết hôn, chị Cao ThúyLan được mẹ chồng "mời" ra bàn nước nói chuyện. Cả buổi tối đầu tiên ở nhà chồng,suốt ba tiếng đồng hồ, một mình bà mẹ chồng thánh thót với nội dung chính là răndạy con trai phải biết quán xuyến đồng tiền trong nhà, phải biết quản lý vợ, vợđi đâu cũng phải xin phép mẹ chồng và chồng xem đi đâu, bao giờ về, cho mới đượcđi chứ không phải thích làm gì thì làm.

Chị Lan vốn là dân Tây học, làmviệc cho một công ty tư vấn của nước ngoài, nghe mẹ chồng nói thì không chịu nổi,đùng đùng cãi ngay. Tuy vẫn nói lại dưới dạng nhẹ nhàng trình bày nhưng chị thểhiện cho mẹ chồng biết mình có độc lập tự do của mình, đi đâu sẽ thông báo chochồng và mẹ chồng biết để mọi người còn sắp xếp công việc chứ không có chuyện điđâu phải xin xỏ, chờ cho phép mới được đi, nhất là chuyện về thăm mẹ đẻ.

Bà mẹ chồng nghe con dâu nói thìtức giận đùng đùng, ấn tượng ngay rằng con bé này bướng bỉnh, ghê ghớm, rồichẳng bao lâu nữa nó lại leo lên đầu lên cổ con trai mình, rồi con trai mình làmquần quật, có khi nó lại ăn diện hết. Thế là giữa mẹ chồng - con dâu xảy ra cuộcchiến căng thẳng với nội dung mẹ chồng muốn giáo dục cho con dâu biết nhập giatùy tục, ở nhà bà phải theo phép nhà bà. Con dâu thì muốn chứng tỏ, thời buổinày, con dâu không phải là đứa tôi đòi trong nhà, ai cho làm gì mới được làm. Ởvới nhau không nổi, chị Lan đòi ra ở riêng.

Anh chồng hiền lành chẳng biếtlàm sao, đành nghe vợ. Mẹ chồng - nàng dâu không ở cùng nhau, sau 3 năm, hai vợchồng xây được nhà cửa đàng hoàng, con cái xinh xắn, khỏe mạnh. Mẹ chồng dần dầnthấy con dâu cũng đảm đang, biết thu vén chứ không phải dạng ăn tàn phá hại nhưbà lo lắng. Con trai bà ngày càng béo khỏe, vợ chồng đầm ấm chứ không có chuyệncon dâu leo lên đầu chồng như bà tưởng.

Mà chúng nó độc lập, đâm ra bàrảnh rang đi chơi, không phải kè kè trông cháu, lúc nào rỗi rãi thì cháu đếnchơi vài ngày. Cuộc sống trở nên vui vẻ và thanh nhàn. Chị Lan dần dần cũng hiểulo lắng của mẹ chồng nên trước mặt bà, chị cũng chiều chồng hết lòng. Thậm chí,việc gì khó khăn, chị nhận phần làm để chồng không phải vất vả. Đấy chỉ là trướcmặt bà thôi nhưng thấy bà vui vẻ thì chị nghĩ có thay đổi thói quen trong cuộcsống của mình một chút cũng không sao.

Trước kia, lế Tết, chị chỉ mua đồvà đưa tiền biếu bà cho đúng nghĩa vụ. Giờ, vừa lo Tết nhà mình, bao giờ chịcũng dành chiều 30 đến làm cơm cùng mẹ chồng. Tối 30, chị sẵn sàng để chồng vềthắp hương ở nhà mẹ, còn chị và con ở nhà làm cơm cúng một mình. Mẹ chồng thấycon dâu quan tâm đến mình nên ngày càng phấn khởi. Cuộc sống gia đình êm ấm dùkhông sống cùng nhau.

Sự thay đổi cần đến từ hai phía

Cuộc sống chung với nỗ lực thay đổi chỉ đến từ một phía thì thật vô ích. Nếu hai vợ chồng đều có xuất phát điểm như nhau nhưng anh chồng mãi vẫn thất nghiệp, nghề ngỗng lang bang trong khi cô vợ vừa làm vừa học, hết trung cấp lại đến cao đẳng, đại học và có chỗ làm ổn định thì sự thay đổi của vợ có tốt đến đâu cũng không đem lại điều mới mẻ cho gia đình. Sự thay đổi và tiến bộ phải đến từ hai phía. Sự hiểu biết cũng phải nâng lên từ cả hai, không chỉ là học vấn.

Bằng cấp có thể chênh lệch nhưng kiến thức, nhận thức cuộc sống phải tương đồng, phải được nâng lên từng ngày thì cuộc sống vợ chồng mới đồng hành và bền vững. Những sự thay đổi tốt đẹp của bạn nếu không được người kia chấp nhận do hạn chế về nhận thức, hiểu biết, định kiến... cũng khiến cho gia đình không yên ấm. Sự thay đổi là tất yếu nhưng cũng không hoàn toàn dễ dàng thích nghi và được chấp nhận trong mỗi gia đình.

Theo Chung Nhi-Phước Chung-Huyền Thi
Thay đổi để thích nghi



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.