Thiệt thòi vì không đăng ký kết hôn

Bị chồng đuổi khỏi nhà khi con mới hơn một tháng tuổi; chồng công khai ngoại tình, bị tình nhân của chồng chửi bới, đe dọa, nhưng người vợ đi thưa kiện khắp nơi vẫn không được giải quyết.

Bị chồng đuổi khỏi nhà khi conmới hơn một tháng tuổi; chồng công khai ngoại tình, bị tình nhân của chồng chửibới, đe dọa, nhưng người vợ đi thưa kiện khắp nơi vẫn không được giải quyết.

Vìchị không có đăng ký kết hôn (ĐKKH) nên về pháp lý, hai người không phải là vợchồng, không được xâm phạm đến đời sống riêng tư của nhau. Đó là trường hợp củachị Lưu N.T. (SN 1977) ở Q.3, TP.HCM.

Chị T. cho biết, sau hơn một nămtìm hiểu, chị  và anh Nguyễn Q. (SN 1978, làm việc tại một tập đoàn viễn thônglớn) quyết định tổ chức lễ cưới vào ngày 10/10/2006. Cưới, nhưng anh lại “quên”chuyện ĐKKH. Chị T. vốn là cô gái quê ít học nên không hiểu được tầm quantrọng của việc ĐKKH, lại tin yêu anh, tin vào cái lễ cưới có cả cha mẹ chồng từnước Mỹ xa xôi về “bảo chứng”.

Thiệt thòi vì không đăng ký kết hôn

Nếu không có giấy đăng ký kết hôn phụ nữ sẽ là người thiệt thòi nhiều nhất

Chị càng tin tưởng hơn bởi lý do:“Ba mẹ đang làm thủ tục bảo lãnh anh qua Mỹ, nếu làm hôn thú với em, anh sẽkhông đi được. Anh qua trước, sẽ rước em qua sau”.

Những tháng ngày hạnh phúc chẳngbền lâu. Khi chị mang thai con đầu lòng, thấy chồng có biểu hiện đáng ngờ: đisớm, về trễ, cộc cằn, bỏ bê gia đình; chị kiểm tra điện thoại và theo dõi thìbiết anh đang cặp kè với một cô gái. Chị yêu cầu chồng chấm dứt quan hệ ngoàiluồng, anh ta “lật bài ngửa”, công khai chuyện ngoại tình.

Mâu thuẫn vợ chồng càng tăng saukhi chị sinh con vào 12/2009. Chị cho rằng anh không tròn trách nhiệm làm cha,không thèm quan tâm, thậm chí không đến thăm khi con mới chào đời. Anh chồng lạicho là vợ xâm phạm đời sống riêng tư của mình.

Khuyên chồng không được, chị tìmgặp tình nhân của chồng, yêu cầu dừng lại, nhưng cô tình nhân của anh Q. lại vặnchị: “Chị với anh Q. không ĐKKH, anh Q. vẫn là người tự do. Vì vậy, tôi vớianh Q. tìm hiểu, yêu thương là quyền của chúng tôi. Chị không có quyền canthiệp. Con chị, chị không nuôi được thì giao tôi nuôi giúp cho. Chị còn làmphiền, tôi sẽ đi thưa chị đó”.

Lúc này, chị T. mới hiểu ra sựthất thế của mình khi không ĐKKH. Sau khi bị anh đuổi ra khỏi nhà, chị làm đơnnhờ chính quyền, đoàn thể địa phương can thiệp, nhưng hành vi ngoại tình vàngược đãi vợ của anh Q. không bị xử lý, mà chị còn được khuyên là cố gắng nhườngnhịn và năn nỉ chồng. Chị không có chứng cứ hợp pháp (giấy ĐKKH) chứng minh chịlà vợ của anh Q., lại không có tên tạm trú ở địa phương (do trước đó, chồng chịnói ở đây quen hết không cần đăng ký tạm trú) nên chẳng ai  có thể giúp đượcchị.

Chị chỉ còn cách van xin chồngnhưng anh lạnh lùng: “Cô muốn bao nhiêu, ra giá đi”. Vừa mất bình tĩnh,vừa đang thiếu nợ (chi phí sinh con, nuôi con phải đi vay mượn), chị nói khôngsuy nghĩ: “20 triệu đồng”. Anh Q. đưa  ngay 20 triệu đồng cho chị, bắtviết giấy: “Tôi: Nguyễn Q. và chị Lưu N.T. cắt đứt quan hệ với nhau. Chị T.nhận 20 triệu đồng để trả tự do cho tôi, mỗi tháng tôi chu cấp ba triệu để nuôicon”.

Ra khỏi nhà, chị không dám vềquê, phải mướn phòng trọ ở. Từ đó đến nay, chị đã nhiều lần năn nỉ chồng, cầucứu gia đình chồng để quay về chung sống nhưng anh không đồng ý. Hết hy vọng hàngắn, nỗi lo của chị hiện nay chỉ là làm sao để bảo vệ quyền lợi cho con. Dù anhQ. hứa sẽ chu cấp hàng tháng nhưng ngày 11/3, đúng hẹn, chị đến gặp anh Q. đểlấy tiền thì anh bảo không có. Hai bên gây gổ đến mức anh đã đánh chị T. phải đinằm viện.

Ba năm lấy chồng, giờ phải ra đitrong tủi nhục, chị tâm sự: “Em dốt luật, em ngu dại thì đành chịu. Chỉ tộicho con, mới chào đời đã không có cha. Em hối hận quá”.

Không riêng chị T., thực tế đangcó rất nhiều chị em khi kết hôn đã không biết hoặc không coi trọng việc ĐKKH đểtừ đó chịu bao thiệt thòi khi chồng ngoại tình, vì không được pháp luật bảo vệ.Luật sư Huỳnh Minh Vũ khuyên: “Điều 11, Luật HNGĐ quy định: Nam, nữ không ĐKKHmà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợchồng. Vợ chồng có ĐKKH thì quyền lợi của đôi bên mới được đảm bảo như: quyền vềtài sản, được thương yêu, được tôn trọng, chung thủy... đặc biệt là quyền lợicủa con cái. Ngoài ra, việc ĐKKH còn như một cam kết để vợ chồng cùng có tráchnhiệm xây dựng, giữ gìn gia đình và chung tay nuôi dạy con cái”.

Theo Thùy Dương
Thiệt thòi vì không đăng ký kết hôn



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.