Tình yêu thầy trò: "Lành ít dữ nhiều"

Sự uyên bác về tri thức, sự nho nhã về tác phong, sự sâu sắc, hóm hỉnh trong lời nói, sự ân cần trong cử chỉ, thái độ của các thầy giáo đã khiến nhiều bạn gái trẻ cảm động và mến mộ.

Sự uyên bác về tri thức, sự nhonhã về tác phong, sự sâu sắc, hóm hỉnh trong lời nói, sự ân cần trong cử chỉ,thái độ của các thầy giáo đã khiến nhiều bạn gái trẻ cảm động và mến mộ.

Từ sựngưỡng mộ, yêu mến ấy, tình cảm mang màu sắc yêu đương nảy sinh giữa các cô họctrò và thầy giáo. Những mối tình thầy trò không có tội, nhưng thường khó vui...

Tình yêu thầy trò: "Lành ít dữ nhiều"

Tình yêu thầy trò khó cất cánh bay xa

Có phải “trái tim không cólỗi”?

Nhiều bạn gái yêu quý thầy, nhưngmang trong lòng mặc cảm ít tuổi hơn, lại đứng ở thế thấp hơn nên họ thường giấukín tình cảm trong lòng để trở thành mối tình đơn phương vô vọng.

Khi bạn gái lớn lên, ra trường,suy nghĩ đã chín chắn dần, tình cảm thầm kín của các bạn trẻ đa số sẽ mờ nhạtđi. Nhiều bạn gái sau khi thành đạt, có gia đình, trở lại thăm trường xưa lớp cũđã mạnh dạn nói rằng: “Thưa thầy, thầy không thể nào biết được ngày ấy em quýthầy như thế nào đâu, thầy là thần tượng của em, chính tình yêu thầm kín của emvới thầy đã là động lực thôi thúc em vươn lên. Đến bây giờ em phải nói cảm ơnmối tình câm lặng ấy”. Rồi cả hai thầy trò cùng cười xòa, vui vẻ.

Nhưng có một số bạn gái, chuyệnlại không đơn giản như vậy. Khi đã ngưỡng mộ thầy giáo của mình, bất kể là thầyđã có gia đình hay có người yêu, các bạn ấy cũng bạo dạn, chủ động “tấn công”thầy. Các bạn ấy thường làm đủ mọi cách để được tiếp cận, gần gũi với thầy. Nếunhư thầy giáo là người quá trẻ hoặc thiếu lý trí cũng sẽ bị cuốn vào mối tìnhthầy trò ấy. Có cô học trò đã tự nguyện trở thành người thứ ba khi thổ lộ tìnhyêu với thầy giáo đã có vợ.

Tình yêu thầy trò khó cất cánhbay xa

Những mối tình giữa thầy và tròdù không xếp vào dạng “cấm yêu”, nhưng thường kết thúc không có hậu. Các cô họctrò, dù là nữ sinh viên, cũng vẫn nhìn nhận thầy giáo của mình một cách đơngiản. Đa số chỉ là sự rung động trước một điểm gì đó nơi thầy như sự uyên bác,lời nói dễ nghe, cử chỉ ân cần, sự thanh lịch... Có thể đó là một tình yêu mãnhliệt, song do thiếu cơ sở thực tế nên nó khó bền lâu.

Khi bước vào chuyện yêu đương,các bạn gái trẻ thường bị phân tán tư tưởng, dẫn đến học hành sa sút. Có bạn gáiđang học tốt, lại vướng vào tình yêu với thầy, tâm trạng lúc nào cũng lo lắng sợbị phát hiện hoặc bị bạn bè xa lánh, sống trong tâm trạng có lỗi bởi thường gặpnhững cản trở và ngăn cách nên lực học sa sút hẳn, thậm chí có bạn phải bỏ họcnửa chừng.

Nếu như thầy giáo là người có giađình rồi thì việc tự nguyện làm người thứ ba của cô học trò sẽ bị gia đình, nhàtrường phản đối, dư luận xã hội không đồng tình. Những áp lực ấy sẽ sớm đánh gụcmột cô gái mới lớn.

Phần lớn các thầy giáo có tư cáchđúng mực, đàng hoàng, khi “bị trò yêu” đã khéo léo thức tỉnh, giúp đỡ cô trò ấyhọc hành tốt hơn. Tuy nhiên cũng không phải không có những người thầy do nhâncách còn non kém, cả nể, không biết điểm dừng, khi được trò yêu đã lợi dụng sựngây thơ, trong sáng của các học sinh nữ, mượn cớ quan tâm phụ đạo bài vở đểchơi bời, chiếm đoạt. Đó không phải là tình yêu mà là sự lừa gạt.

Chuyện thầy giáo “giở trò” với nữsinh không phổ biến, nhưng cũng không quá hiếm gặp. Tình thầy trò vốn là thứtình cảm chân thành, trong sáng, nên nó rất đẹp đẽ và cảm động. Nếu như trongsâu thẳm lòng mình, bạn có sự yêu mến thầy giáo, xin bạn hãy quý trọng và giữgìn, đừng làm vẩn đục tình cảm thiêng liêng ấy bằng thứ tình yêu “lành ít dữnhiều”.

Theo Tình yêu thầy trò: "Lành ít dữ nhiều"



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.