Vợ chồng lục đục vì chuyện về quê ăn Tết

Là con một, Vân muốn về nhà đẻ ăn Tết cho bố mẹ đỡ quạnh hiu, còn ông xã khăng khăng rằng đã lấy chồng thì phải ăn Tết quê chồng mới hợp đạo lý. Nhiều cặp vợ chồng cả năm hòa thuận, yên ấm nhưng cứ gần Tết là lại chia thành "hai phe đối lập" chỉ vì chuyện về ăn Tết ở nhà nội hay nhà ngoại

Là con một, Vân muốn về nhàđẻ ăn Tết cho bố mẹ đỡ quạnh hiu, còn ông xã khăng khăng rằng đã lấy chồngthì phải ăn Tết quê chồng mới hợp đạo lý.

Nhiều cặp vợ chồng cả năm hòa thuận, yên ấm nhưng cứ gần Tết là lại chiathành "hai phe đối lập" chỉ vì chuyện về ăn Tết ở nhà nội hay nhà ngoại. 

Đã là vợ, phải ăn Tết quê chồng?

Cứ đến gần Tết là tình hình “chiến sự” giữa hai vợ chồng Thiệu - Vân (tậpthể Nghĩa Tân, Cầu Giấy) lại nóng dần lên. Thiệu là con trưởng, trưởng họnên cho rằng cả nhà về quê nội ở Thanh Hóa là hợp lẽ. Còn Vân là con một nênthấy thật bất hiếu khi để bố mẹ ở Hải Phòng đón Tết một mình. Do cái lẽ "lấychồng phải theo chồng" mà Thiệu đưa ra quá thuyết phục nên suốt mấy năm lấychồng, năm nào Vân cũng thấy buồn khi chỉ có thể tạt qua nhà mẹ đẻ một chúttrên đường về nội.

Vợ chồng lục đục vì chuyện về quê ăn Tết

Cứ dịp cuối năm nhiều cặp vợ chồng lại lục đục chuyện về quê ai ăn Tết


Năm ngoái, Vân đề nghị với chồng về ngoại ăn Tết một lần, nhưng ôngchồng gia trưởng nhất quyết không “ăn nhờ” nhà vợ. Hai vợ chồng cãi nhauto, rồi Thiệu bỏ về quê, mặc kệ Vân và con ở lại thành phố “muốn đi đâu thìđi”. Thấy thế, Vân cũng ở lại Hà Nội luôn vì chẳng còn tâm trạng nào mà tếtvới nhất, vả lại cũng sợ về một mình thì bố mẹ sẽ suy nghĩ, lo lắng và càngbuồn hơn. Năm nay, đã sát Tết mà cô vẫn chưa nghĩ ra cách nào thuyết phụcchồng nên vô cùng thấp thỏm, căng thẳng. 

Cùng nỗi ấm ức này là Thu Giang, ở Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội. Gia đìnhchồng cô sống ở thủ đô đã gần hai chục năm nhưng theo lệ, cứ mùng hai tết làcả ông bà, cha mẹ, con cái phải về quê,  và ở đó cho đến mùng 6. Suốt 6 nămqua, ngay cả khi đang chửa to đùng hay mới sinh con được 5 tháng, Giang đềuphải ngoan ngoãn khăn gói về quê cùng gia đình chồng, dù ngày thường vợchồng cô ở riêng. Ai nấy coi đây là việc đương nhiên, không phải bàn cãi nênchẳng bao giờ hỏi cô xem có dự định nào khác không.

Bố mẹ Giang đều ở Hà Nội, chỉcách nhà cô vài cây số nhưng cô chỉ về thăm được lúc trước Tết, còn từ 30Tết trở đi là ở miết bên nhà chồng. Vì thế, cứ đến Tết là cô thấy sợ: “Cứnhư bố mẹ chồng coi mình như đứa chui từ dưới đất lên, không cha không mẹấy, chả bao giờ nhắc mình sang nhà ngoại, mấy ngày Tết cứ giữ chặt lấy mìnhđể phục vụ cơm nước, rồi về quê thăm hỏi họ hàng. Bố mẹ đẻ mình thì cả cáiTết không bao giờ thấy mặt con gái. Nhiều lúc nghĩ mà ức, mà tủi phátkhóc”. 

Thế là tết năm ngoái, Giang "đình công". Cô bảo mệt mỏi, muốn được nghỉ ngơimấy ngày sau cả năm làm việc nên xin phép không về quê cùng. Cả giađình choáng váng. Chồng Giang sau một hồi khuyên nhủ không xong thì nổigiận mang con về quê, Giang ở lại một mình đóng cửa ngủ suốt mấy ngày Tết,chẳng buồn đi đâu với tâm trạng nặng nề ấy nữa.

Cứ đến Tết là vợ chồng"giải tán"

Để cho công bằng, nhiều cặp vợ chồng thỏa thuận Tết sẽ về cả nội lẫn ngoại,dù có phải "chạy việt dã" từ quê này sang quê kia bởi hai nhà thông gia cáchnhau đến mấy trăm cây số. Thế nhưng không phải bà vợ nào cũng hài lòng. AnhDương (Long Biên, Hà Nội) vẫn luôn bị vợ “kiện” vì cái tội phân chia khôngcông bằng, vì bên nội vẫn luôn được ưu tiên hơn, về lâu mà toàn "ngày đẹp". 

Năm trước được nghỉ 6 ngàythì cả nhà về bên nội bốn ngày, hai ngày cuối mới về ngoại. Thế nên năm nay,Thuý vợ anh đòi về ngoại trước và thời gian lâu hơn, nhưng vì bên nội có lễmừng thọ cụ nên Dương yêu cầu ở lại dự. Thúy khóc òa lên, kết tội chồng“bẫy” mình vì năm ngoái đã hứa là Tết sau sẽ về ngoại trước. Từ hôm đó đếngiờ, cô “sưng vù” mặt, không thèm nói chuyện với anh.

Vợ chồng lục đục vì chuyện về quê ăn Tết

Cái sự đòi công bằng ở Tuyết lại càng ghê gớm hơn nữa

 
Cái sự đòi công bằng ở Tuyết lại càng ghê gớm hơn nữa. Hai vợ chồng đều làcon út, vốn không quen nhường ai, nên không thống nhất được là về đâu ănTết, ai cũng thấy về nhà mình là chính đáng. Tranh cãi chán chê vẫn khôngphân thắng bại, họ chọn giải pháp “nhà ai nấy về, hết Tết lại đoàn tụ”. Thếlà lấy nhau được bốn năm thì đã ba năm, vợ chồng Tuyết cứ tết là “đôi ngảchia ly”, con thì khi theo mẹ, khi theo bố.

Kiểu "phân chia" cực đoan này không ngờ được rất nhiều phụ nữ "vỗ tay" ủnghộ trên diễn đàn mạng. Trên webtretho, một người có nick meto chia sẻ: “Nhàem đến Tết thì giải tán. Em đón Tết với các cụ nhà em, chồng về nhà chồng,con thì luân phiên năm đón giao thừa ở nhà ngoại, năm sau đón ở nhà nội. Mọithứ nhất nhất phải công bằng. Em vẫn yêu chồng nhưng với bố mẹ thì không chỉlà tình yêu mà còn là nghĩa vụ và trách nhiệm phải phụng dưỡng”.

Không nên bên trọng, bên khinh

Trên các diễn đàn, hễ vấn đề này được nêu ra là lập tức chị em ào ào vàochia sẻ.  Nick ngocminh08 góp chuyện: “Em cũng tức cái vụ này lắm. Chả là emđược nghỉ Tết đến mồng 8 còn ông xã nghỉ đến mồng 5 thôi. Mồng 4 em mới đượcvề ngoại, muốn ở đến mồng 7 vì nhà xa chả mấy khi được về ngoại, thế mà ổngkhông nghe, đàm phán mãi mới được ở đến mồng 6. 

Đúng là tư tưởng trọng namkhinh nữ còn lâu mới xoá được, chán!”. Còn nick gamonho thì gay gắt: “Nhữngông bố bà mẹ chỉ sinh ra toàn con gái thì thật vô phúc. Ngay cả việc về chơivới bố mẹ đẻ mình mà con gái cũng phải được sự đồng ý của nhà chồng. Vậy saukhi mất đi, chắc họ sẽ thành ma đói hết vì chẳng được ai thờ cúng hương hoả.Nếu có được anh con rể tử tế cho thờ thì chắc đến ngày Tết cũng phảimùng hai mới được bữa cơm cúng".  

Tuy nhiên, nhiều phụ nữ lại coi chuyện con dâu ăn Tết ở nhà chồng mới là hợpđạo lý. Nick thuydt03 cho rằng: “Con gái đi lấy chồng rồi là người nhàchồng, phải lo chu toàn cho nhà chồng trước đã. Tết nhất phải lo cúng bái,lễ lạt mọi việc đầy đủ trước rồi mới tính đến nhà mình được. Đành rằng Tếtkhông về thì bố mẹ buồn, nhưng với bố mẹ tớ, việc tớ "có vấn đề" với chồnghay bố mẹ chồng mới là chuyện buồn, mới là bất hiếu. Bố mẹ tớ mất hơn 20 nămnuôi dạy để tớ thành con dâu ngoan nhà người khác, nếu tớ làm không tốt làphụ lòng bố mẹ tớ”. 

Còn chuyên gia tâm lý Lê Thu Hiền, Giám đốc trung tâm tư vấn Người bạn trikỷ, thì cho rằng, cả nếu tính công thì bố mẹ hai bên đều phải mang nặng đẻđau, vất vả sớm hôm nuôi con thành người. Vì thế cả hai bên đều xứng đángnhận được sự quan tâm, chăm sóc Vợ và chồng đều có trách nhiệm thể hiện điềuđó, Nếu xác định rõ như vậy thì đôi vợ chồng có cách giải quyết cho hợp lý,hài hòa.

Ví dụ như khi nhà vợ ítngười trong khi bên chồng lại đông đúc anh em, con cháu thì chồng nên cùngvợ về bên ngoại để ông bà được hưởng không khí đầm ấm mấy ngày Tết. Các ôngchồng không nên quá cứng nhắc, bắt ép vợ dù giá nào cũng phải về nhà mình,sẽ gây tâm lý ức chế, dẫn đến lục đục, mất vui. Còn người vợ cũng nên khéoléo cư xử, đừng tỏ ra chống đối việc về nhà chồng mà trở thành nàng dâu vôtrách nhiệm trong mắt chồng và gia đình anh ta. 

"Tóm lại cả vợ và chồng không được bên trọng, bên khinh, coi nhà mình lànhất, mà phải cùng nhau chia sẻ, dành sự quan tâm đều đến cả hai bên nộingoại thì sẽ có một cái Tết vui vẻ, đầm ấm", bà Thu Hiền nói.  

Theo Nam Thi
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.