“Yêu cây, học yêu cả rừng”

Khi lấy chồng, dù bạn không ở cùng bố mẹ và gia đình chồng thì viêc gây thiên cảm, sự quý mến của gia đình chồng cũng là cần thiết. Bạn muốn yêu cây, hãy học cách yêu cả cánh rừng.

Khi lấy chồng, dù bạn không ởcùng bố mẹ và gia đình chồng thì viêc gây thiên cảm, sự quý mến của gia đìnhchồng cũng là cần thiết. Bạn muốn yêu cây, hãy học cách yêu cả cánh rừng.

Trước tiên hãy nhớ rằng “hay lamhay làm” là cái nết đáng quý ở người phụ nữ. Chẳng cha mẹ nào muốn con trai mìnhcó một cô vợ lười biếng, vụng về.

Tôi đã nghe thấy một bà mẹ chồngnhận xét về cô con dâu như sau: “Tuy cháu nó không được khéo léo, không xinhđẹp, nhưng được cái chịu thương chịu khó!” - đấy cũng như một lời khen.

“Yêu cây, học yêu cả rừng”

Khi lấy chồng, dù bạn không ở cùng bố mẹ và gia đình chồng thì viêc gây thiên cảm, sự quý mến của gia đình chồng cũng là cần thiết

Một điều bạn cần lưu ý là kết hợpkhéo léo giữa sự chủ động của bản thân với việc hỏi ý kiến của bố mẹ chồng. Khibạn hỏi, họ cảm thấy mình được đề cao, và sẽ nghĩ bạn là người khiêm tốn, khônglộng quyền. Có khi việc hỏi ý kiến chỉ là một thủ tục cho phải phép, nhưng vẫnkhiến các cụ vui lòng.

Bạn là người mới đến, nên đừngquên bài học “nhập gia tùy tục”. Mỗi gia đình có một nề nếp gia phong riêng. Cóthể ở nhà bạn, mọi người sống theo phong cách “dân chủ”, không trọng hình thức,đến bữa ai có mặt thì ăn, ai vắng thì để phần. Nhưng gia đình chồng lại có quyđịnh rằng cả ngày mới có một bữa ăn chung, phải đợi đông đủ mới được ăn. Vậy thìbạn đừng dại mà mang thói quen ở nhà bạn vào nhà chồng.

Để tạo dựng mối thân tình giữahai bên thông gia, bạn đừng đem chuyện bên này về kể xấu ở bên kia. Nếu khéoléo, mỗi khi về nhà chồng, bạn chỉ cần nói: “Bố mẹ con gửi lời thăm sức khoẻbố mẹ!”, thế là đủ.

Dù bạn được gia đình nhà chồngquý mến nhưng bạn chỉ là người xếp hàng thứ ba, sau con và các cháu. Đây là quyluật tình cảm đã ăn sâu vào tâm thức mỗi người.

Một lẽ tự nhiên, họ sẽ yêu quýngười nào hết lòng vì con cháu họ. Bạn đừng ghen tị khi thấy bố mẹ chồng có vẻbênh vực, yêu quý chồng bạn và các con của bạn hơn. Khi bạn trở thành mẹ chồng,bạn sẽ thấm thía điều này.

Bạn cũng đừng dại gì mà kể nhiềutội của chồng với bố mẹ anh ấy. Bạn nói xấu anh ấy, nghĩa là gián tiếp trách mócbố mẹ chồng, họ sẽ có phản ứng ngay. Còn nếu chồng bạn “hết ý”, thì không nêntiếc lời ca ngợi anh ấy với gia đình nhà chồng. Quy luật “khen cái tay, khen lâycả người” là thế đấy.

Bài học “mồm miệng đỡ tay chân”bạn phải thuộc lòng. Có biết bao nhiêu lời khen gắn liền với lời ăn tiếng nóinhư “chưa thấy người đã thấy tiếng”, “chẳng được ăn thịt ăn xôi, cũng được lờinói cho tôi bằng lòng”.

Giỏi giao tiếp là thế mạnh củaphụ nữ, sao bạn không phát huy? Tuy nhiên, bạn cần nhớ lời ăn tiếng nói phảixuất phát từ tấm lòng chân thành, chứ không phải những lời khéo léo ở chót lưỡiđầu môi.

Người con dâu phải quan tâm, để ýlắm mới nói với bố chồng rằng: “Dạo này con thấy bố ho nhiều, bố bớt hútthuốc lào cho đỡ hại phổi”. Phải quý mẹ chồng lắm mới thốt ra những lờithương cảm: “Mẹ ăn ít, để con mua hộp sữa, thỉnh thoảng mẹ uống thêm chokhỏe“.

Dù bạn bận rộn, ít đến thăm bố mẹchồng, thì khi đến cũng hãy cứ nói thật lòng rằng: “Con bận quá, lâu lâukhông ghé thăm bố mẹ, con cũng sốt ruột”. Dẫu bạn có vụng về đến đâu nhưngnếu biết nói: “Về làm dâu bố mẹ, con học thêm nhiều điều, chứ trước kia ởnhà, mải học, nên con không để ý những việc này”, chắc chắn không ai nỡ chêtrách bạn đâu.

Đặc biệt là cách xưng hô khi nóivề bố mẹ chồng. Bạn cứ gọi họ là “bố mẹ“, nếu có con rồi có thể gọi là “ông bà“thay con. Khi nói với chồng, bạn cứ nói “ông nội”, chứ đừng phân biệt rạch ròilà “bố anh”. Khi thưa chuyện với người ngoài, bạn cứ bảo “ông bà cháu”, khôngnhất thiết phải nói là “bố mẹ chồng em”.

Điều cuối cùng cần lưu ý là nhữngmón quà. Người Việt ta không quá coi trọng vật chất nhưng quà cáp lại là thứ“nói hộ tấm lòng”.

Người xưa dạy “Già bát canh, trẻmanh áo mới”, ý muốn nhắc rằng người già và trẻ em đều giống nhau ở chỗ thíchđược tặng quà, nhưng quà cho các cụ phải khác với quà cho trẻ em. Cái khăn ấmcho mẹ chồng, thang thuốc bổ cho bố chồng ngâm rượu, cái áo len hợp mốt cho côem chồng, đôi giày thể thao cho cậu em chồng, vài đôi tất xanh xanh, đỏ đỏ chocác cháu - những món quà chứa đựng sự quan tâm ấy sẽ khiến cả nhà vui như hội.

Có bà mẹ chồng rưng rưng khi côcon dâu đi ăn cưới về mang biếu bà một túi trầu cau. Có ông bố chồng đi đâu cũngkhoe cô con dâu mua cho chiếc đèn sạc pin, khi mất điện không sợ tối.

Nếu chú ý một chút, bạn sẽ thấycó nhiều tiền cũng chưa chắc đã mua được tình cảm quý mến của gia đình chồng nhưvậy. Yêu chồng, đối xử tốt với bố mẹ chồng là bạn đang làm gương cho chồng đốixử tử tế với gia đình mình. Đồng thời, bạn đang làm gương cho con cái đối xử vớichính bạn mai sau.

Theo Đinh Đoàn
“Yêu cây, học yêu cả rừng”



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.