Đừng khám thai nửa vời

Khám không theo quy trình chuẩn, không đủ số lần tối thiểu, không tiêm ngừa hay chỉ chú trọng đến siêu âm… là những sai lầm của nhiều thai phụ.

Khám không theo quy trình chuẩn,không đủ số lần tối thiểu, không tiêm ngừa hay chỉ chú trọng đến siêu âm… lànhững sai lầm của nhiều thai phụ.

Vừa vào cổng cơ sởy tế chuyên khoa sản tại TPHCM, một chị chừng 30 tuổi, thai đã khá to, quaysang hỏi người giữ xe: “Ở đây có siêu âm chứ?”. Theo chân chị, chúng tôi đếnkhu vực đăng ký khám thai.

Chỉ khám 1-2 lần

Sau khi nghe chịbảo “cảm giác là cái thai có gì đó… có vẻ bất thường, muốn siêu âm” và “từkhi có thai đến giờ chỉ siêu âm 2 lần chứ chưa hề khám hay tiêm ngừa”, bácsĩ (BS) ở đây khuyên chị nên đăng ký khám theo đúng quy trình. Tuy nhiên,chị một mực chỉ muốn siêu âm vì “siêu âm là thấy hết rồi, em bé nó cũng đãhơn 6 tháng chứ đâu phải còn nhỏ mà khám!”. Chị vùng vằng bỏ về vì cho rằnghọ đang muốn “làm tiền” mình.

Theo BS Nguyễn Ngọc Thông, Giám đốc Trungtâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TPHCM, hầu hết thai phụ hiện nay khá chútrọng đến việc chăm sóc, theo dõi thai kỳ nhờ có điều kiện hơn và nhiềucơ hội tiếp cận thông tin. Tỉ lệ sinh có quản lý thai (thai phụ đượckhám ít nhất 1 lần) tại TPHCM qua các năm luôn đạt trên 90%. 

Đừng khám thai nửa vời

Khám không theo quy trình chuẩn, không đủ số lần tối thiểu, không tiêm ngừa hay chỉ chú trọng đến siêu âm… là những sai lầm của nhiều thai phụ.

Tuy nhiên, đây vẫn còn là một con số đánglưu ý bởi hơn 90% trong đó chỉ khám 1-2 lần, tức ít hơn con số tối thiểumà ngành y tế khuyến cáo (ít nhất 3 lần trong thai kỳ, vào 3 tháng đầu -3 tháng giữa - 3 tháng cuối) và không được hưởng đầy đủ các dịch vụ chămsóc sức khỏe sinh sản cần thiết. Đó là chưa kể số thai phụ hoàn toànkhông đi khám thai hoặc chỉ đến các cơ sở tư nhân siêu âm và nghĩ nhưvậy đã là khám thai!

Nhân viên một nhà thuốc có treo bảng “chụpX-quang, siêu âm” trên đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh - TPHCM tiếtlộ: “Nhiều thai phụ tìm đến chỗ chúng tôi để siêu âm và cũng không ngạicho biết họ chỉ siêu âm để xem con thế nào chứ không đi khám ở các bệnhviện vì đông người và… rắc rối. Nhiều người đến khám vào tháng thứ 4, 5của thai kỳ chỉ để mong biết giới tính thai nhi. Có người thì bảo biếttrai gái rồi, khám làm gì nữa.

“Đó là một quanniệm sai lầm, vì khám thai không chỉ là siêu âm, thai phụ còn cần được ápdụng các biện pháp thăm khám khác, tiêm ngừa, tư vấn về dinh dưỡng và chămsóc thai kỳ, theo dõi các bất thường ở thai nhi, tình trạng sức khỏe của mẹ”- BS Thông nhấn mạnh.

Ngăn ngừa tai biến

BS Trần Ngọc Hải,Trưởng Phòng Kế hoạch - Tổng hợp Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ (TPHCM), khuyếncáo: “Sự phát triển của thai nhi và tình hình sức khỏe của bà mẹ luôn thayđổi, luôn có thể phát sinh những bất thường. Do đó, thai phụ cần được khámthường xuyên. Khám 3-4 lần thì mới chỉ là số lần tối thiểu và chưa phải làđủ”.

Việc khám thai ởtừng giai đoạn có ý nghĩa khác nhau: 3 tháng đầu nhằm xác định người phụ nữthật sự có thai hay không, thai nằm ở đâu (trong hay ngoài tử cung), có baonhiêu thai, thai có đang sống và phát triển bình thường không, có yếu tố nàotrong cơ thể người mẹ đe dọa thai? Ba tháng giữa khám để theo dõi sự pháttriển của thai, tiêm ngừa, kiểm tra các phần phụ như nước ối, bánh nhau; 3tháng cuối chủ yếu để kiểm tra hướng xoay đầu của thai và dự đoán các bấttrắc, tai biến có thể xảy ra trong cuộc sinh.

BS Nguyễn NgọcThông khuyên thai phụ diện nguy cơ cao (tuổi trên 35, gia đình hoặc bản thâncó người dị tật và các bệnh di truyền, đang mắc bệnh, tiền căn sinh khó…),nên thực hiện tầm soát trước sinh. Khi khám thai, nên tìm đến các cơ sở y tếchính thống có đầy đủ trang thiết bị, BS có chuyên môn. Trong trường hợpthai phụ khám tại các phòng khám tư nhân không có khả năng thực hiện đầy đủcác hạng mục chăm sóc sức khỏe sinh sản thì phải đến các cơ sở y tế chuyênkhoa để làm bổ sung, nhất là tiêm ngừa.

Theo NLĐ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.