Bất ngờ về lý do 'đeo khẩu trang' cho biển số xe của tài xế GrabBike

Nhiều tài xế GrabBike lên tiếng nêu lý do vì sao phải “đeo khẩu trang” cho biển số xe khi lưu thông trên đường phố.

Nhiều tài xế GrabBike lên tiếng nêu lý do vì sao phải “đeo khẩu trang” cho biển số xe khi lưu thông trên đường phố.

GrabBike là một công việc được đánh giá rằng “trong chán, ngoài thèm” khi những người chưa tham gia thì quyết tâm đăng kí còn người trong cuộc thì hoạt động cầm chừng, đợi thời cơ tìm công việc mới thay thế.

Một điều khá bi hài đang diễn ra tại Hà Nội hiện nay là rất nhiều tài xế Grab dùng khẩu trang che biển số. Theo chia sẻ của một tài xế Grab, việc che biển để tránh “chim lợn” chụp ảnh và khóa tài khoản. Vì sao lại có điều này?.

Hình ảnh tài xế Grab che biển số xe thường gặp ở Hà Nội. Ảnh: PV

Tại diễn đàn “GrabBike Hà Nội” với hơn 20.700 thành viên và “Hội Grabbike Hà Nội” với hơn 47.500 khi được hỏi về vấn đề trên, nhiều tài xế Grab đã lên tiếng lý giải về hành vi “lạ”.

“Chỉ người trong ngành mới hiểu được nỗi khổ của tài xế Grab. Mình từng bị khóa tài khoản vì đưa cho khách mặc áo mưa ướt, không được khô ráo sạch sẽ. Trong khi đó, bên ngoài trời đang mưa to…”, Phạm L., một tài xế Grab có thâm niên 3 năm làm việc tại Hà Nội chia sẻ.

Cũng theo bạn L., nhiều khi đang ngồi uống nước ven đường, có người già không dùng ứng dụng trên điện thoại, thấy có người mặc đồng phục xanh của Grab nên hỏi chở đi luôn. “Những cuộc như vậy tài xế sẽ được 100% tiền mà không phải cắt gần 1/3 cho “nhà cái”, tuy nhiên nếu bị thanh tra Grab phát hiện và chụp biển số xe gửi về tổng đài thì bị khóa tài khoản, coi như hết kế sinh nhai”, L. nói.

Một tài xế Grab nêu lý do che biển số xe.

Nguyễn Q., một thành viên khác cũng cho hay, việc che biển số xe nhằm mục đích chính là tránh bị thanh tra của dịch vụ Grab xử lý, khóa tài khoản.

Ngoài ra, một số sinh viên chạy Grab kiếm thêm, đầu vẫn đội mũ Grab nhưng áo đút balô để tối đi học về chạy. Nếu bị chụp ảnh không mặc đồng phục, lái xe có thể bị phạt tiền, rồi khóa tài khoản nên cứ lấy khẩu trang che biển số cho chắc.

Một tài xế Grab cũng đưa ra lý giải rất thực tế: “Vì xe ôm truyền thống họ hay bắt nạt chúng tôi dẫn đến những va chạm không đáng có nên chúng tôi bịt biển số xe. Ở những ngã ba, ngã tư là những địa điểm xe ôm truyền thống họ hay đứng, che biển vào nếu lỡ có xảy ra va chạm thì họ cũng không thể nhớ được biển số xe của mình, đề phòng bị trả thù”.

Tuy nhiên, một số thành viên cũng thẳng thắn nêu nhiều trường hợp tài xế Grab che biển số xe vì mục đích “không lành mạnh”.

Nhiều người phản ứng với hành vi che biển số xe của lái xe GrabBike.

“Thứ nhất nhiều lái xe hiện nay đăng ký trên hệ thống 1 biển số xe nhưng lại chạy 1 biển số (hoặc phương tiện) khác. Thứ hai, nhiều người thường xuyên bắt khách ngoài hệ thống, hoạt động lôm côm, ứng xử kém văn minh nên che biển vì sợ khách phản ánh lên tổng đài. Thứ ba, một nhóm tài xế Grab thường hoạt động ở cổng bến xe, chở khách quá số người quy định; Thậm chí những tài xế này thường xuyên vượt đèn đỏ, đi ngược chiều. Thứ tư và cũng nhiều nhất hiện nay là khi khách trả tiền, tài xế thường không trả lại tiền thừa hoặc xin thêm với lý do đường ngắn, đường đông người, địa chỉ khó tìm...”, bạn B. Đại nêu.

Trong khi đó, anh Nguyễn H., một lái xe GrabBike giàu kinh nghiệm cho biết, việc nhiều tài xế che biển số đã làm xấu hình ảnh của đội ngũ GrabBike ở Hà Nội. Đây là sự thiếu sòng phẳng, không nghiêm túc khi tham gia dịch vụ.

Anh Hoàng Long, một khách hàng thân thiết của ứng dụng GrabBike cũng cho rằng, những lái xe mờ ám này sẽ gây ảnh hưởng chung tới lái xe công nghệ. Khi đã mất thiện cảm của khách hàng đồng nghĩa với việc tự mình giết mình.

“Những người có nhu cầu đi xe ôm mà gặp những chiếc xe che biển số thì không nên đi. Cần xử lý nghiêm những trường hợp này để hạn chế rủi ro cho người đi đường”, anh Long kiến nghị.

Nhiều ý kiến cho rằng cần xử lý nghiêm những người điều khiển phương tiện giấu BKS.

Đáng nói, việc che biển số xe cũng là hành vi vi phạm pháp luật. Theo điều 16, Nghị định 46/2016/NĐ-CP về “QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐƯỜNG SẮT”, kể từ ngày 1-8-2016, những người điều khiển xe gắn máy, xe máy điện sẽ bị phạt từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng nếu xe gắn biển số không đúng quy định; biển số không rõ chữ,số; biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng.

“Những người có nhu cầu đi xe ôm mà gặp những chiếc xe không rõ BKS thì không nên đi. Tốt hơn là không nên bắt xe ngang đường, mà vào ứng dụng để đặt xe cho an toàn. Bên cạnh đó, lực lượng CSGT cũng cần xử lý nghiêm những chiếc xe che lấp BKS để hạn chế rủi ro cho người đi đường, và bớt khó khăn, phúc tạp trong việc giải quyết những vụ việc có thể xảy ra”, Luật sư Nguyễn Thanh Hoàng, Đoàn luật sư TP Hà Nội khuyến cáo.

Theo Gia Đình & Xã Hội


tài xế GrabBike

khẩu trang


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.