Tử tù Nguyễn Hải Dương có thể không được hiến xác cho y học

Nguyễn Hải Dương muốn hiến xác cho y học sau khi thi hành án tử là một hành động nhân đạo, nhưng có thể tử tù này sẽ không được đạt được nguyện vọng của mình.

Nguyễn Hải Dương muốn hiến xác cho y học sau khi thi hành án tử là một hành động nhân đạo, nhưng có thể tử tù này sẽ không được đạt được nguyện vọng của mình.

Sau khi biết thông tin tử tù Nguyễn Hải Dương - kẻ gây ra vụ thảm sát ở Bình Phước - sẽ gặp người thân ngày 4/11 tới để bàn về việc hiến xác cho y học, nhiều độc giả bày tỏ quan điểm trái chiều của mình.

Nếu Đặng Quốc Huy cho rằng: "Hành động này tuy muộn màng nhưng cho thấy trong tâm anh vẫn còn lương trí..." thì độc giả Danh Đặng lại có suy nghĩ khác: "Những tên tội phạm giết người máu lạnh, dù cho họ có hối hận trăm nghìn lần củng không thể tha thứ".

Đề cập đến ý định trên của tử tù Dương, luật sư Đỗ Hải Bình (người bảo vệ quyền lợi cho Dương tại phiên tòa phúc thẩm) chia sẻ rằng có 3 trường hợp sẽ không được nhận xác tử tù sau khi cơ quan chức năng thi hành:

1. Tử tù phạm một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh theo quy định của Bộ luật hình sự.

2. Tử tù bị bệnh truyền nhiễm theo quy đinh tại điểm a, điểm b khoản 1, Điều 3 của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

3. Người xin nhận tử thi không phải là thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người đã bị thi hành án tử.

Như vậy, phạm nhân Dương nằm ngoài ba trường hợp trên, gia đình có thể nhận thi thể và làm theo nguyện vọng của anh ta.

Tử tù Nguyễn Hải Dương có thể không được hiến xác cho y học - Ảnh 1.

Hải Dương (bị cáo ở giữa) có thể không được hiến xác vì tình trạng cơ thể sau khi bị tiêm thuốc độc. Ảnh: Hải An.

Còn luật sư Nguyễn Đức Chánh (Đoàn luật sư TP.HCM) chia sẻ về Điều 5 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác. Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác quy định rõ như sau:

Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác. Như vậy, tử tù không bị cấm hiến mô, bộ phận cơ thể hay hiến xác sau khi thi hành án tử.

Về mặt pháp lý, việc Dương hiến xác sẽ không có một quy định nào cấm. Tuy nhiên, tử tù này vẫn có thể không thực hiện được nguyện vọng của mình.

Theo Điều 59 Luật Thi hành án hình sự năm 2010 thì Thi hành án tử hình được thực hiện bằng tiêm thuốc độc.

Khi bị tiêm thuốc độc vào cơ thể liệu các cơ quan nội tạng của tử tù còn đáp ứng được yêu cầu y học hay không?. Việc cấy ghép mô, nội tạng trên cơ thể tử tù có ảnh hưởng đến sức khỏe của người được cho hay không?.

Nếu chất độc được tiêm vào trong quá trình thi hành án tử hình ảnh hưởng đến nội tạng, cơ thể tử tù thì khả năng việc hiến mô, bộ phận cơ thể hay hiến xác sẽ không thể thực hiện được.

"Để phục vụ mục đích khoa học hoặc cứu sống người bệnh thì các cơ quan chức năng nên xem xét để dù thực hiện đúng quy định pháp luật, song vẫn “hợp lý, hợp tình”, luật sư Chánh chia sẻ quan điểm.

Theo Zing



Người phụ nữ bị nam thanh niên đâm gục trên đường
Khi đang chạy xe máy trên đường, người phụ nữ bị nam thanh niên chặn lại rồi dùng vật nhọn đâm liên tiếp vào người. Nạn nhân gục tại chỗ, dù được đưa đi cấp cứu song không qua khỏi.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.