Mất lòng tin vì vợ giấu giếm mua sắm

Biết vợ nhiều lần mua quần áo, giày dép mới nhưng giấu bên nhà ngoại, dần dần mang về từng thứ rồi bảo là: ‘Được chị gái cho’, anh Thành đâm ra nghi ngờ và rất đề phòng. Hậm hực vợ tiêu pha phóng tay lại không biết tính toán trước sau nên thay vì đưa 2/3 lương cho vợ, chỉ để lại một phần xăng xe, điện thoại, café sáng, cơm trưa thì nay, anh chỉ đưa cho vợ ½ lương, nói dối là công ty khó khăn nên lương bị giảm.


Biết vợ nhiều lần mua quần áo, giày dép mới nhưng giấu bên nhà ngoại, dần dần mang về từng thứ rồi bảo là: ‘Được chị gái cho’, anh Thành đâm ra nghi ngờ và rất đề phòng. Hậm hực vợ tiêu pha phóng tay lại không biết tính toán trước sau nên thay vì đưa 2/3 lương cho vợ, chỉ để lại một phần xăng xe, điện thoại, café sáng, cơm trưa thì nay, anh chỉ đưa cho vợ ½ lương, nói dối là công ty khó khăn nên lương bị giảm.

Anh Thành (30 tuổi, nhân viên IT của một công ty phân phối mỹ phẩm) cho biết, anh mới kết hôn đầu năm và chưa có con. Vợ anh thuộc kiểu “có bao nhiêu tiêu bấy nhiêu”. Đã bao lần, anh nhắc nhở vợ tiết kiệm, dành tiền sau này sinh con hoặc khi vợ chồng có việc gấp nhưng chẳng ăn thua. Vợ anh đặc biệt mê sắm đồ, quần áo, giày dép, túi xách, mỹ phẩm, không chỉ cho bản thân mà còn cho chồng, bố mẹ chồng, vợ chồng ông anh chồng và các cháu. Bố mẹ đẻ rồi họ hàng bên ngoại, cũng được vợ anh sắm sửa cho liên tục, tới mức mỗi khi anh về ngoại là nghe mẹ vợ than: “Con bảo ban nó tiết kiệm. Mua sắm làm gì, mặc không hết thì phí”.

Có lần, mẹ anh phải đi cấp cứu, anh bảo vợ đưa tiền đóng viện phí thì vợ anh nghệt mặt bảo: “Em chẳng có xu nào”. Sau lần ấy, rút kinh nghiệm, anh Thành chẳng còn lòng tin với vợ và cũng e ngại chuyện giao “tay hòm chìa khóa” cho vợ mình. Anh bảo, chỉ dám đưa vợ tiền đóng sinh hoạt phí hàng tháng thôi, số còn lại, anh tự để dành cho chắc ăn.

Cùng cảnh, anh Phú (Long Biên, Hà Nội) quyết định không giao tiền hết cho vợ như ban đầu. Vợ anh Phú ăn tiêu rất ngẫu hứng. Lương 5 triệu nhưng sẵn sàng chi một nửa số đó mua cái áo khoác. Chưa kể tháng nào cũng mua với sắm xong, về nhà toàn bảo hàng giảm giá, đổ đống rồi “khai gian” giá đi để anh đỡ xót tiền. Một lần, anh vô tình phát hiện ra cái hóa đơn tiền quần áo ngót nghét tháng lương của vợ bị vò nát trong thùng rác. Sau lần ấy, biết vợ tiêu hoang dù nhắc nhở thế nào cũng không thay đổi, mỗi tháng anh đưa đủ tiền cơm cho vợ, số còn lại anh quản lý. Những việc sữa bỉm của con, rồi đám hiếu hỉ nội – ngoại, anh Phú đều tự lo hết, chứ đưa cho vợ tới lúc cần hỏi, thể nào cũng nhận được câu trả lời: “Hết tiền rồi”.

Khi phụ nữ không giỏi vun vén

Một số ít nam giới có khả năng nắm giữ kinh tế trong gia đình tốt hơn phụ nữ. Khi ấy, nếu giao tiền cho vợ quản lý thì người chồng không yên tâm, tài chính trong nhà cũng không được dôi dư. Nguyên nhân phần nhiều là do phụ nữ quá tiêu hoang hoặc suy nghĩ đơn giản, chỉ biết hưởng thụ trước mắt mà không biết lo xa, dù đã có gia đình riêng… Suy cho cùng, chuyện quỹ chung, quỹ riêng, vợ hay chồng nắm quỹ tùy hoàn cảnh mỗi gia đình. Điều quan trọng là vợ chồng biết tôn trọng và góp ý để thống nhất với nhau cách chi tiêu sao cho hợp lý nhất. Vợ chồng có thể đóng góp mỗi tháng một ít vào quỹ chung như nuôi con, tiết kiệm, sinh hoạt phí… Số còn lại, vợ chồng có thể dành để chi tiêu cá nhân hoặc đóng góp chi phí sinh hoạt phát sinh trong nhà.

Bản thân người vợ cũng nên biết cân đối trong mua sắm. Tránh mua sắm vô tội vạ rồi nói dối chồng. Chuyện cái quần, cái áo hay đôi giày tưởng như đơn giản nhưng lâu dần sẽ khiến đôi bên mất lòng tin, sinh đề phòng, hậm hực, nặng nữa là gây xung đột, chán ghét nhau.

Theo Mevabe


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.