Ngộp thở với bố chồng khắt khe

Suốt 2 năm làm dâu, Ngà luôn có cảm giác mình bị kìm kẹp, ức chế. Đến lúc này, cái tôi của Ngà không thể chịu được nữa. Cô nghĩ tức nước thì phải vỡ bờ. Ngà phản kháng, cãi lời bố chồng lần đầu tiên.

Suốt 2 năm làm dâu, Ngà luôn có cảm giác mình bị kìm kẹp, ức chế. Đến lúc này, cái tôi của Ngà không thể chịu được nữa. Cô nghĩ tức nước thì phải vỡ bờ. Ngà phản kháng, cãi lời bố chồng lần đầu tiên.

Ngột thở vì gặp phải bố chồng khắt khe

Ngà thuộc thế hệ 8x, ngày Ngà hẹn hò với Hiếu ai cũng bảo số nàng đỏ như son. Hiếu đẹp trai, hiền lành, công việc ổn định, rất phù hợp, xứng đôi với Ngà từ hình thức đến tính tình.

Đã thế, Hiếu chỉ sống cùng với bố trong căn nhà rộng nằm trên một con phố yên tĩnh. Trong đầu Ngà nghĩ dù sao thì cũng thoát được cảnh nàng dâu - mẹ chồng, đỡ phức tạp hẳn. Trong khi chị gái Ngà đang phải khổ sở với những mâu thuẫn liên quan đến mẹ chồng, Ngà coi đó là may mắn lớn của mình.

Nhưng chỉ vài ngày sau đám cưới, Ngà đã nhanh chóng nhận ra, việc làm dâu bố chồng cũng cơ cực không kém mẹ chồng là mấy. Bố Hiếu là người ít ít nói nhưng đã nói là chỉ có ra lệnh và vô cùng khắt khe với Ngà.

Buổi sáng thứ 3 sau đám cưới của Ngà, ông gõ cửa phòng vợ chồng cô lúc 5 giờ sáng. Với nét mặt nghiêm khắc, ông bảo: “Ngày trước, mọi việc dọn dẹp, nấu nướng bố làm hết, giờ nhà đã có con dâu, những việc đó, bố giao cho con đấy, con phải có trách nhiệm đối với gia đình này". Nghe xong Nga hiểu sự việc không hề đơn giản rồi đây.

Kể từ đó, đi làm về, Ngà luôn tay luôn chân làm việc nhà như một cái máy đã cài sẵn lập trình, đến mức nàng có cảm giác mình không phải “được đi lấy chồng” mà là “được đưa về làm giúp việc”.

Hồi ở nhà mình, Ngà thấy bữa ăn nào cũng vui, tự do, mọi người cười nói vui vẻ, không khí thật dễ chịu, muốn ăn gì cũng được. Đừng này ở nhà chồng, bữa ăn có muôn vàn quy tắc. Ông yêu cầu không được vừa ăn vừa nói. Khi xới cơm, chỉ được lấy trên lưng bát một lần. Nếu bố chồng chưa gắp thức ăn thì con dâu chưa được gắp. Ngà không hiểu quy luật đấy ở đâu ra mà ông còn áp đặt và bắt các con tuân thủ trong cuộc sống hiện đại như ngày nay.

Để thay đổi thực đơn dịp cuối tuần, Ngà hăm hở làm món sa lát thập cẩm theo hướng dẫn trên mạng. Ai ngờ, lúc cả nhà quây quần bên bàn ăn, bố chồng chỉ đáp vẻn vẹn một câu: “Nhà này không ai ăn kiểu này bao giờ. Con làm dâu mà vụng về thế thì ai ăn nổi?” rồi ông vùng vằng ra ngoài ăn phở. Rút kinh nghiệm, những lần sau, muốn ăn gì, Ngà đều phải thông qua ý kiến chỉ đạo của bố chồng.

Trong giao tiếp với chồng hay người hơn tuổi, bố chồng yêu cầu Ngà lúc nào cũng phải "Vâng ạ", "Dạ", "Thưa". Không những thế khi nói năng với chồng, ông yêu cầu Ngà cũng phải xưng hô tương tự. Không có chuyện xưng hô lăng nhăng trước mặt ông. Nghĩ lại hồi đầu mới về làm dâu, lúc nào Ngà cũng gọi chồng bằng câu "mình ơi" đã bị ông nhìn xéo, nguýt cho cái thật dài và không quên buông một câu "Hỗn, không có tôn tư trật tự!”.

Người ngoài nhìn vào, ai cũng nghĩ Ngà sướng. Nhưng mọi người đâu có biết ở cái tuổi 25, bất kỳ cô gái nào cũng váy áo tung trời, giày dép đủ loại thì Ngà bị "cấm tiệt". Từ ngày về làm đâu, trong quan niệm của bố chồng, thói quen shopping, thú vui mua đồ, ăn diện của phụ nữ là xa xỉ và không thể chấp nhận.

Cứ mỗi lần Ngà có thứ gì mới, ông lại dòm ngó rồi nói bóng, nói gió đến chóng mặt. Kể từ ngày Ngà bước chân về nhà chồng, số lần mua sắm cho bản thân chỉ đếm trên đầu ngón tay. Dù cô có mua vụng mua trộm thì sớm muộn bố chồng cũng phát hiện ra món đồ mới đó. Chồng Ngà không phải diện ích kỷ nhưng anh không muốn làm bố phật lòng. Vậy nên cuộc sống ở nhà chồng của cô lúc nào cũng ngột ngạt, khó chịu. Cô tự hỏi không biết đến ngày tháng nào mình mới được sống cuộc sống của chính mình?
 

Chồng Ngà không phải diện ích kỷ nhưng anh không muốn làm bố phật lòng, vậy nên cuộc sống ở nhà chồng của cô lúc nào cũng ngột ngạt, khó chịu (Ảnh minh họa).


"Tức nước phải vỡ bờ"

Sau khi Ngà sinh con đầu lòng, bố chồng vui lắm và giữ cháu rất khắt khe. Mới sinh, ông đã dặn dò: "Chúng mày trẻ người non dạ, đừng có tùy tiện làm gì đấy”. Vậy là từ thay bỉm, cho bé uống sữa, tắm rửa đi vệ sinh, kiêng kị gió máy, ăn uống… đều được ông can thiệp một cách thường xuyên và gắt gao. Khi con đã 6 tháng mà Ngà vẫn chưa được phép đưa con về bên ngoại chơi vì ông nội sợ cháu ra ngoài sương gió dễ ốm.

Suốt 2 năm làm dâu, Ngà luôn có cảm giác mình bị kìm kẹp, ức chế. Đến lúc này, cái tôi của Ngà không thể chịu được nữa. Cô nghĩ tức nước thì phải vỡ bờ. Ngà phản kháng, cãi lời bố chồng lần đầu tiên. Và khỏi phải nói, “giông tố" nhanh chóng nổi lên trong nhà Ngà. Từ đó, bố chồng - nàng dâu giận nhau cả tháng không nói chuyện.

Một lần khi không đựng được nổi, cô nói thẳng với bố chồng: “Bố cứ như thế này, vợ chồng con sẽ đưa cháu ra ngoài, thuê nhà ở riêng”. Thấy bố chồng lặng người rồi bỏ vào phòng riêng, trong lòng Ngà nghĩ mình có lẽ đã cư xử quá đáng với ông.

Tối ấy chồng về, mọi ấm ức tích tụ bấy lâu Ngà tuôn ra ào ạt. Rồi cô đề cập đến việc đi thuê nhà. Thật không ngờ Hiếu cũng lặng người đi, y như bố chồng Ngà vậy.

"Nếu anh không đi cùng mẹ con em thì hai mẹ con em sẽ ra ở riêng" - Ngà kiên quyết. Hiểu được tâm lý của vợ, Hiếu ôm vợ thật lâu, thủ thỉ tâm sự với vợ: "Chồng biết suốt thời gian qua em đã bị ức chế nhiều. Nhưng nếu chúng ta chuyển đi, bố sẽ sống ra sao? Ai sẽ chăm sóc bố? Giá mà em cố gắng thêm chút nữa, hiểu tâm tính người già hơn, nhẫn nhịn, cư xử lễ độ hơn, có thể em sẽ nhận ra bố làm thế là muốn tốt cho con, cho cháu. Đã bao giờ em tự hỏi, việc bố thay mẹ nuôi anh hơn 30 năm trời đã vất vả, khó khăn thế nào? Chính từ sự khắc khe ích kỉ mà anh đã trưởng thành và là chồng của em như ngày hôm nay".

Sáng hôm sau, Ngà trở dậy, những lời thủ thỉ đêm qua của chồng vẫn còn văng vẳng bên tai. Cô thấy chồng nói phần nào cũng có lý nên cố gắng nhìn lại mọi chuyện liên quan đến bố chồng. Khi vừa đẩy cửa gian bếp bước vào, cô ngạc nhiên thấy bố chồng đang xắn tay bật bếp. Thấy Ngà, ông nói với giọng rất nhẹ nhàng: “Hai bố con mình cùng làm bữa sáng cho nhanh nhé”. Ngà nhẹ nhàng vâng ạ. Lúc này cô mới thấm thía những gì chồng mình đã nói "hãy hiểu bố thêm một tí".

Thế mới biết, xưa nay chuyện bố chồng - nàng dâu thường không mấy ai đề cập tới. Nhưng đằng sau mối quan hệ đó là vô vàn những chuyện phức tạp. Tuy nhiên mỗi người chịu nhường nhịn nhau một chút thì gia đình đó sẽ luôn ấm êm và hạnh phúc.

TheoTrí thức trẻ



Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp
Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.