Những người vợ trắng tay: Bi kịch từ sự thiếu hiểu biết

Hi sinh gần hết cuộc đời mới biết mình trắng tay

Họ là những người phụ nữ tảotần khuya sớm, là những người vợ một tay cáng đáng gia đình. Thế nhưng một ngàyhọ trở thành những người phụ nữ tay trắng ra đi, ngậm đắng nuốt cay kêu trờikhông thấu vì sự thiếu hiểu biết về pháp luật.

Hi sinh gần hết cuộc đời mớibiết mình trắng tay

"Nếu biết trước có ngày hômnay thì có lẽ ngày đó tôi đã đề nghị người ta trừng trị ông ấy rồi. Nhưng vìnghĩ rằng mình là phận đàn bà lấy chồng thì sống vì chồng vì con nên làm cái gìtôi cũng không dám. Cứ nghĩ con người sống với nhau phải có tình có nghĩa, nếumà hết tình thì cũng còn lại cái nghĩa. Nhưng đúng là ông ấy cạn hết tình nghĩađối với tôi rồi. Ngay cái nguyện vọng cuối cùng là "chết làm ma nhà chồng" cũngkhông thành."

Những người vợ trắng tay: Bi kịch từ sự thiếu hiểu biết

Một ngày họ trở thành những người phụ nữ tay trắng ra đi, ngậm đắng nuốt cay kêu trời không thấu vì sự thiếu hiểu biết về pháp luật

Người phụ nữ bước qua tuổi 60 đãđược mấy năm, màu tóc đốm bạc át mái tóc đen đã gần hết ngậm ngùi nói về nỗiniềm của mình. Một nỗi niềm mà như bà nói "kêu trời cũng không thấu". Kết hôn đãgần 40 năm nhưng thời gian bà ở gần chồng chưa được 10 năm. Bà bảo có lẽ thế nêngiờ đây ông ta cạn tình cạn nghĩa với bà "quyết liệt" như thế. 

Dù quãng thời gian còn lại bà laotâm khổ tứ vì gia đình, vì gánh nặng người chồng ấy đặt lên vai kể từ ngày bàbước chân về làm dâu. Sinh ra ở mảnh đất Thường Tín, nhà bà và nhà ông cùng mộtxóm. Cha mẹ ông cảm mến cô gái làng nết na thùy mị, hiền lành đã đồng ý cuộc hônnhân của họ. Ngày đó, ông là dân bộ đội chuyên nghiệp công tác ở trong Nam. Mỗilần về thăm nhà là bà Y lại một lần chửa đẻ. Kết quả bà sinh được 4 đứa con gáisàn sàn cách nhau không nhiều năm.

Chồng biền biệt cả năm, bà tảotần bám ruộng đồng nuôi con cái và phụng dưỡng bố chồng già yếu. Ngày đó và chođến tận bây giờ ai cũng công nhận bà là người sống có trước, có sau đức độ. Bởivậy, bà được bố mẹ chồng hết lòng thương yêu. Khi đứa con gái út được 15 tuổithì ông chuyển ra Bắc và may mắn được về huyện nhà làm việc. Bà là người vuimừng hơn ai hết vì từ đây cuộc sống vợ chồng không còn người Nam kẻ Bắc.

Thế nhưng niềm vui chưa tày gangthì chồng bà trở thành người đàn ông phụ bạc. Bà cay đắng khi nghe người ta bảochồng đang cặp bồ và có con riêng. Có người xui bà viết đơn lên đơn vị ông côngtác tố cáo hành động trái luân thường đạo lý ấy để giữ hạnh phúc gia đình. Bàviết đơn định mang đi "đòi hạnh phúc" về thì bố mẹ chồng ngăn cản, nhất là bốchồng bà.

Ông gạt nước mắt nói với con dâurằng: Thôi số phận đã thế thì phải chịu, con đừng làm to chuyện lên. Làm thế lànó mất công việc, cả cuộc đời nó đi biền biệt bây giờ cũng chỉ còn mấy năm nữalà về hưu. Hãy chịu thiệt thòi một chút để cho chồng con yên ổn danh dự, bố mẹsẽ khuyên bảo nó về với con. Nghĩ lời bố chồng nói cũng đúng. Nếu làm to chuyệnlên thì xấu chàng hổ ai, bà đành vứt bỏ lá đơn định gửi lên đơn vị ông công tác. 

Những người vợ trắng tay: Bi kịch từ sự thiếu hiểu biết

Ra đi với hai bàn tay trắng

Bố chồng bà chưa kịp thực hiệnlời hứa với con dâu khuyên bảo con trai bỏ chốn lăng nhăng trở về toàn tâm toàný với vợ con thì qua đời. Bà chật vật nuôi mẹ chồng già đau ốm, vừa nuôi bốn đứacon gái đang tuổi ăn học. Chồng bà vẫn đi lại với người phụ nữ kia và xem như đólà  tổ ấm chính thức của mình. Ông ta hầu như quên trách nhiệm của một người contrai đối với mẹ già, với người vợ hiền và 4 đứa con gái.

Cô vợ bé trẻ trung cùng hai đứacon trai đã khiến cuộc sống của ông viên mãn. Lòng người phụ nữ vị tha cùng vớimột chút mặc cảm không đẻ được con trai để nối dõi tông đường ấy đã nghĩ rằngthôi thì chấp nhận kiếp chồng chung, cũng không nên hận người phụ nữ kia, dẫusao cô ta cũng làm thay nghĩa vụ nối dõi tông đường thay bà. Vì thế, bà cam tâmlàm lụng nuôi 4 đứa con gái khôn lớn mà không một lần gây khó dễ cho chồng vàngười phụ nữ kia.

Khi đứa con gái út cưới chồng, bàthở phào trút được gánh nặng. Bởi cho đến lúc này bà đã hoàn thành nghĩa vụ vớibốn đứa con, sinh chúng ra, nuôi chúng trưởng thành có công ăn việc làm và gảchồng. Nhìn lại bà chẳng còn mấy năm nữa bà tiến đến tuổi 70. Bà nghĩ quãng đờicòn lại bà sẽ chỉ vui vầy bên con cái, thờ phụng hương khói cho tổ tiên, bố mẹchồng. Nhưng sự đời lại không sắp đặt như bà nghĩ.

Ba năm sau ngày mẹ chồng mất, ôngchồng trở về và tuyên bố ly hôn với bà. Ông ta bảo bà hãy ra khỏi nhà bằng taytrắng, bởi ruộng vườn, nhà cửa đất đai bà đang ở là của bố mẹ chồng bà. Giờ họchết, ông ta và mấy người em chồng về chia thừa kế. Của thừa kế đó ông làm tàisản riêng nên bà không có phần. Bà như người từ trên trời rơi xuống vực khi nghengười ta nói con dâu không nằm trong phần được chia thừa kế của bố mẹ chồng, rồithì chồng bà có quyền được xác lập tài sản riêng.

Gần 40 năm làm dâu, bà bỗng dưngbị đuổi khỏi ngôi nhà mình đang sống ra đi tay trắng. Bà đã sống trên đời nàyhơn 60 năm, đã dành hơn 2/3 quãng thời gian đó hi sinh và tần tảo cho nhà chồng,cho con cái. Giờ cái nguyện vọng cuối cùng của bà là được chết làm ma nhà chồngcũng không được.

"Triệu phú" không...tiền

"Bao năm làm thuê làm mướn xứngười, em làm ra tiền triệu hẳn hoi, không phải một hai triệu mà cả trăm triệu.Vậy mà khi về nước em chẳng còn một đồng xu dính túi, tay trắng nhìn ngôi nhà tooạch xây bằng mồ hôi công sức  của mình trở thành của người khác."

Tôi gặp chị Tuyết ở Vĩnh Phúc,trong một lần theo đoàn trợ giúp pháp lý cho phụ nữ nghèo ở tỉnh này. Chị khácvới những người phụ nữ nghèo khác tìm đến để được trợ giúp pháp lý miễn phí vìkhông thuộc dạng đối tượng ấy. Bởi theo như người ta ghi nhận thì chị đi laođộng xuất khẩu ở tây về, gia đình chồng chị nhà cửa to lớn nhất nhì xã thì làmsao thuộc dạng hộ nghèo để được xét vào danh sách. Vậy nên chị đứng khép nép bênngoài, đợi người vãn ở bàn làm việc của các luật sự rồi mới dám vào hỏi vềtrường hợp của mình. Chị bảo giờ thì chị trắng tay thật, tiền cũng chẳng có đểthuê luật sư nên đành "hỏi rợ" bên ngoài một chút.

Lấy chồng làm nông, sinh được haiđứa con, cuộc sống thiếu trước hụt sau bám lấy nhà chị hết năm này qua năm khác.Khi xã có chủ trương cho phụ nữ đi lao động xuất khẩu để làm kinh tế thoátnghèo, chị tình nguyện lên đường đi kiếm tiền. Dù chỉ là công việc giúp việc giađình nhưng tiền kiếm ra nhiều gấp nhiều lần so với ở nhà cày ruộng. Là người íthọc, nên mỗi lần kiếm được tiền chị lại chắt bóp rồi có người quen sang hoặc bạnbè về nước lại nhờ cầm cho chồng con trang trải cuộc sống ở nhà.

Số tiền chị gửi về nước giúp íchcho gia đình rõ rệt. Bố mẹ chồng cho sửa sang lại nhà cửa to đẹp, các con chịcũng được ăn ngon mặc đẹp hơn. Sau bốn năm trở về, nhìn chồng con tươm tất, nhàcửa khang trang chị những tưởng bao công sức của mình cũng đã có ngày hái quả.Nhưng cũng từ ngày trở về ấy, hạnh phúc của chị bị lung lay.

Chị Tuyết kể, chồng chị khôngvững dạ tin vào người vợ đã hết lòng vì gia đình. Anh ta bảo rằng chị đã khôngcòn chung thủy khi ở bên trời tây. Có tiền anh ta "rửng mỡ" tìm gái đẹp trẻtrung hơn chị để rồi về trút cho chị cái tội lăng nhăng với đàn ông tây khi làmgiúp việc trong nhà họ. Chị thanh minh không nổi.

Trong khi đó, anh chồng kia thìchỉ muốn bỏ nhanh cô vợ vừa già vừa xấu để đến với cô gái trẻ đẹp kia nên đãdùng đủ mọi cách để hành hạ vợ. Cực chẳng đã chị đồng ý kí vào đơn ly hôn. Khira Toà chị bàng hoàng khi nghe anh ta khai rằng tài sản riêng anh ta không cógì, tất cả những gì có được đều là của bố mẹ anh ta. Chị không đồng ý đề nghịtoà hoãn xử ly hôn để đòi lại tiền của mình gửi về bao năm nay. Toà bảo chị phảicó bằng chứng đó là số tiền chị gửi về vì hiện tại bố mẹ chồng chị bảo đó là củaông bà làm nên, tiền chị gửi về cho con trai họ, họ không biết.

Chị Tuyết ngơ ngẩn trước nhữnglời nói của những con người mà trước đây vì họ chị đã đành phải gạt nước mắt xahai đứa con còn nhỏ để lưu lạc xứ người kiếm tiền; thậm chí Tết cũng không dámvề vì sợ tốn kém. Cũng vài lần chị ra bưu điện để gửi tiền về nhà nhưng giấy gửitiền thì chị không giữ lại vì không nghĩ một ngày nó lại cần thiết đến thế. Đếntìm mấy người quen nhờ mang tiền về trước đây, họ bảo có chuyển cho chồng chịhết. Hỏi lại chồng, anh ta bảo dùng hết cho con ăn học rồi. Chị cay đắng.

Tất cả nhà cửa đều do một tay chịkiếm tiền về mới có được nhưng giờ nhà chồng đều phủ nhận. Chị Tuyết không biếtphải làm cách nào để đòi được tài sản mà đáng lẽ là của chị. Nguy cơ trở thànhmột người vợ vô sản khi nhận quyết định ly hôn ở tòa án đang lơ lửng trên đầuchị.

Theo Hạ Thi
ĐSGĐ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.