Nhạc "chế" không chỉ để cười

Theo nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, nhạc “chế” khá phổ biến ở nước ta từ xa xưa, cũng giống như việc đặt lời mới cho các làn điệu dân ca. Nhạc “chế” ngoài để hát cho vui khắp hang cùng ngõ hẻm còn chứa một phần hiện thực và là một hình thức phát ngôn trước thời cuộc.

Đầu năm2010, trên một số mạng xã hội xuất hiện bài hát Khúc hát bia Hà Nội,được “chế” từ bài Khúc hát sông quê nổi tiếng của nhạc sĩ NguyễnTrọng Tạo. Từ bài hát này, vấn đề “sáng tạo hay phản văn hóa” trong nhạc“chế” một lần nữa được nhiều người đặt ra.

Theo nhà phêbình Phạm Xuân Nguyên, nhạc “chế” khá phổ biến ở nước ta từ xa xưa, cũng giốngnhư việc đặt lời mới cho các làn điệu dân ca. Nhạc “chế” ngoài để hát cho vuikhắp hang cùng ngõ hẻm còn chứa một phần hiện thực và là một hình thức phát ngôntrước thời cuộc.

Nhạc "chế" không chỉ để cười
Nhạc chế ngoài tạo tiếng cười còn phản ánh phần nào hiện thực cuộc sống. Ảnh minh họa.

Phản ánh hiện thực

Ông Nguyễn Hùng Vỹ, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, giảng viên ĐH KHXH&NV,cho biết: “Tôi tiếp xúc với quá nhiều dị bản trong văn học dân gian nênthấy “chế” là một phương thức văn hóa thú vị”.

Ngoài tính dân gian hóa, phổ cập hóa rất cao, theo ông Vỹ, nhạc "chế" làtiếng nói của người dân, nói lên quyền được cười, quyền được tiếp cận âmnhạc, quyền phản kháng, và là một cách cân bằng trước những gì quá nghiêmtrang, cứng nhắc. “Trong sinh hoạt dân dã thì nhạc “chế” tạo ra tiếngcười tinh nghịch, giải tỏa tâm lý cho cộng đồng khi căng thẳng. Vì thế nó cóquyền được tồn tại như tất cả những bản chính khác”, ông Nguyễn Hùng Vỹnói.

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho rằng, nhạc chế ngoài tạo tiếng cười cònphản ánh phần nào hiện thực cuộc sống. Để có được lời “chế” có ý nghĩa,người “chế” cần có vốn tri thức nhất định chứ không phải ai cũng có thể làmđược. Ông Nguyên lấy ví dụ bài ca dao nói về lệnh cải dịch y phục thời MinhMạng (Tháng 8 có chiếu vua ra/ Cấm quần không đáy người ta hãi hùng…)được “chế” thành bài nói về lệnh cấm người ngực lép đi xe máy vào năm 2009như sau: “Tháng 10 có lệnh ban ra/ Cấm người ngực lép người ta hãi hùng/Không đi thì việc không xong/ đi thì phải độn cho phồng hay sao”.

Tương tự là bài Một cõi bia ôm (chế từ bài Một cõi đi về củaTrịnh Công Sơn): Bia ôm tiêu tiền là của nhân dân/ Lâu lâu bia ômcho đời trẻ lại/ Ai không bia ôm là người khờ dại

Cười có liều, vui cólượng

Nhạc chế có môi trường sống rất rộng và tồn tại một cách tự nhiên, với mụcđích “vui là chính”. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hùng Vỹ, vui cũng phải tuânthủ pháp luật, nếu cái gì luật pháp không cấm, không xâm phạm đạo đức truyềnthống thì có thể làm, chứ đừng quá đà như cách “chế” của FPT trước đây.

Đối với bài Khúc hát bia Hà Nội, người đưa nó lên mạng bình luận:“Thật buồn cười khi một bài hát trữ tình về quê hương, đã đi vào lòng baongười dân Việt Nam lại được biến tấu một cách lạ lùng và đầy chất bia bọtnhư vậy”. Tuy nhiên, theo blogger Handy man viết trong entry Con sôngquê thành… con sông bia, “bài hát Khúc hát sông bia ra đờitrong một phút ngẫu hứng, được tác giả bài hát gốc chấp thuận và chỉ diễntrên… internet hay những quán nhậu với thành phần tham dự nhỏ hẹp”, cho nên"chả có lý do gì phê bình nó”.

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho biết chính ông cũng hay nhớ lời “chế” vàđặt lời rất nhiều. “Vấn đề ở đây là phải có môi trường, hoàn cảnh và trongphạm vi nhỏ”, ông Nguyên nói.

Mặc dù không lấy làm vui nếu như các ca khúc của mình bị chế, nhưng nhạc sĩLê Minh Sơn cũng không phản đối. Anh cho rằng, tác phẩm bị chế cũng có nghĩalà nó đó thành công và đọng lại được trong lòng công chúng.

Theo nhạc sĩ Phan Phương, khivui người ta hát nhạc “chế” là bình thường, còn khi bài nhạc “chế” đó đượcin ra thành đĩa để phát hành rộng rãi thì không thể được. “Tôi đã chứng kiếnnhiều cuộc vui có kiểu nhại lời để chọc một ai đó, mà chính người bị chọccũng thích. Nếu họ sử dụng bài hát của tôi thì không thích lắm, nhưng có thểbỏ qua được”, nhạc sĩ Phan Phương nói.

Theo Nhạc "chế" không chỉ để cười



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.