Quyền tác giả hòa âm phối khí?

Nhạc sĩ viết hòa âm phối khí là những người sáng tạo thầm lặng, là cầu nối quan trọng nhất giữa nhạc sĩ sáng tác ca khúc và ca sĩ nhưng chính họ là người bị xâm hại quyền tác giả nhiều nhất.

Nhạc sĩ viết hòa âm phốikhí là những người sáng tạo thầm lặng, là cầu nối quan trọng nhất giữa nhạcsĩ sáng tác ca khúc và ca sĩ nhưng chính họ là người bị xâm hại quyền tácgiả nhiều nhất.

Lâu nay, người thưởng thức âmnhạc khi nghe qua một ca khúc họ thường quan tâm đến giọng hát ca sĩ, đôikhi tìm hiểu thêm tên người sáng tác, ít ai để ý rằng đoạn nhạc dạo đầu(intro) cũng như âm nền toàn bộ ca khúc là do nhạc sĩ hòa âm phối khí sángtác dựa trên văn bản của nhạc sĩ viết ca khúc. Không có họ thì bản nhạc viếtra giấy chỉ là tác phẩm vô hồn.

Chắp cánh cho ca khúc vàca sĩ

Khi nghe một đoạn dạo chưađến 10 giây của các ca khúc quen thuộc, người yêu âm nhạc đã nhận biết ngayca khúc mình đang nghe là bài gì do đoạn dạo đầu ấn tượng gắn liền với cakhúc mà người nghe yêu thích.

Để phối một ca khúc hay, điều kiện đầu tiên cần thiết cho nhạc sĩ hòa âm,phối khí là ngoài năng khiếu, lòng say mê, họ còn phải thành thạo ít nhấtmột nhạc cụ, tự tìm tòi học hỏi hoặc được đào tạo bài bản môn hòa âm, biếtrõ tính năng, âm vực, kỹ năng sử dụng từng nhạc cụ. Và quan trọng hơn vẫn làcảm xúc (một ca khúc hay, người phối âm vẫn thích hơn), kỹ năng sáng tác.

Quyền tác giả hòa âm phối khí?
 

Trước khi hòa âm, họ nghiêncứu rất kỹ ca khúc, bởi có rất nhiều thủ pháp để hòa âm. Những câu introthường dựa trên nét nhạc của tác giả rồi biến tấu thêm; dựa vào lời của cakhúc rồi viết thành đoạn nhạc có ngôn ngữ âm nhạc tương ứng; dựa vào tinhthần của ca khúc viết thành đoạn nhạc có chất liệu mới nhưng sao cho vẫn phùhợp...
Còn cách đặt hòa âm cũng tùy theo sở thích mỗi người nhưng phải theo tiếntrình hợp lý và cảm xúc, tạo cầu nối khoảng cách giữa hai đoạn nhạc, cáchdiễn đạt từng nhạc cụ...

Sau khi họ làm xong, tổng phổ được hình thành (tổng phổ là văn bản nhạc đượcghi hòa âm và nội dung thể hiện từng nhạc cụ trên cùng một trang giấy), phânphối đến từng thành viên của ban nhạc để thực hiện thu âm (thường các bảntổng phổ của các nhạc sĩ hòa âm ca khúc ở TPHCM rất đơn giản, chỉ có hợp âmvà vài dòng ghi nhạc cụ ở đoạn dạo đầu, giang tấu, kết và nhạc công thể hiệnthường là ê kíp rất hiểu ý người phối).

Một bài phối hay sẽ làm cakhúc thêm thăng hoa, bay bổng, ca sĩ sẽ thể hiện bài hát sâu sắc, tình cảmhơn và dễ tìm sự đồng cảm ở người nghe. Vì thế, công việc sáng tác của cácnhạc sĩ hòa âm phối khí không phải nhạc sĩ viết ca khúc nào cũng làm được vàhọ cũng được pháp luật Nhà nước bảo hộ theo các quy định về quyền tác giả.

Quyền và lợi đều bị xâmhại

Gần đây, qua thông tin củabáo chí, giới nhạc sĩ hòa âm xôn xao việc Cục Bản quyền cấp giấy chứng nhậnđăng ký quyền tác giả cho ông Trần Việt Hùng là tác giả phần phối âm phốikhí với số lượng 3.000 bài midi karaoke (đang có tranh chấp).

Nhân việc này các nhạc sĩ hòa âm mới biết mình là tác giả phần hòa âm phốikhí của rất nhiều ca khúc đã bị xâm hại và nói lên sự thiệt thòi của họ từbấy lâu nay, như lời nhạc sĩ Bảo Chấn tâm sự: “Khi nhận lời mời viết phối âmcho các đơn vị sản xuất đĩa nhạc hay ca sĩ, thường chúng tôi chỉ ký tên trêngiấy nhận tiền sau khi xong việc, chứ không quan tâm đến quyền tác giả củamình đã được pháp luật bảo hộ.

Chỉ nghĩ đơn giản là “mua đứt, bán đoạn” và theo “trật tự” thì mình là ngườiđứng sau nhạc sĩ viết ca khúc nên không quan tâm đến hình thức sử dụng củachủ sở hữu như thế nào. Các nhà sản xuất nên “tử tế” với chúng tôi hơn bởicác nhạc sĩ sáng tác ca khúc khi được sử dụng tác phẩm trong chương trìnhbiểu diễn hoặc trong các hình thức sử dụng khác thì được nhận tiền bản quyềncòn chúng tôi thì không, mặc dù họ cũng như chúng tôi đều sáng tác nhưnhau”.

Đó là quyền tài sản, cònquyền nhân thân của nhạc sĩ hòa âm phối khí thường bị xâm phạm nhiều nhất.Các đơn vị tổ chức biểu diễn, các đài truyền hình, phát thanh... khi sử dụngtác phẩm âm nhạc đã được hòa âm phối khí hiếm hoi lắm mới giới thiệu tênnhạc sĩ hòa âm phối khí trước công chúng, chưa nói là bài phối của họ bịnhiều nơi sử dụng tùy tiện, không xin phép, cũng như không trả tiền.

Các cơ quan, đơn vị thu hộ tác quyền cho nhạc sĩ sáng tác ca khúc chứ chẳngai quan tâm đến tác giả phần hòa âm phối khí. Như vậy sự thiệt hại của giớinhạc sĩ sáng tác bản hòa âm quá lớn, trong khi đó công sức đóng góp của họkhông nhỏ để đưa được một ca khúc trên văn bản ra thị trường âm nhạc.

Phải biết tự bảo vệ mình theo luật

Mặc dù đã được Nhà nước bảo hộ nhưng theo thói quen, những nơi sử dụng ca khúc để làm chương trình ít khi họ quan tâm đến nhạc sĩ hòa âm phối khí.

Nhà sản xuất có quyền giao dịch dân sự các bản ghi âm do mình là chủ sở hữu (vì là người trực tiếp đầu tư nên nhạc sĩ hòa âm chỉ còn quyền nhân thân) nhưng nơi nào sử dụng lại các bài phối của nhạc sĩ hòa âm thì phải trả tiền tác quyền và không được tự ý sửa đổi tác phẩm mà họ đã sáng tạo, dù chỉ một nốt nhạc.


Để tạo thành “thói quen”, các nhạc sĩ hòa âm phối khí cũng nên “mạnh dạn” đòi hỏi quyền lợi của mình giống như quyền lợi của nhạc sĩ sáng tác ca khúc, trước khi thực hiện công việc; mạnh dạn yêu cầu nơi sử dụng bài phối của mình phải xin phép tác giả và thanh toán tiền bản quyền hòa âm phối khí đúng pháp luật.

Nếu xảy ra tranh chấp có liên quan về bản quyền hòa âm phối khí thì nhạc sĩ hòa âm mới chính là người có đủ năng lực, hành vi để đòi lại sự công bằng cho chính mình, trước công lý.

Theo Quyền tác giả hòa âm phối khí?



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.