3 món ngon mùa lạnh mê hoặc lòng người xứ Lạng

Cuối năm, phố thị xứ Lạng đông đúc hơn thường lệ bởi người buôn bán, khách vãng lai cũng tranh thủ dịp này ghé thăm thắng cảnh và các khu chợ cửa khẩu.

Cuối năm, phố thị xứ Lạng đông đúc hơn thường lệ bởi người buôn bán, khách vãng lai cũng tranh thủ dịp này ghé thăm thắng cảnh và các khu chợ cửa khẩu. 

Khi đến Lạng Sơn vào thời điểm này, bạn đừng quên thưởng thức những đặc sản hấp dẫn, được đánh giá là ngon nhất khi thưởng thức vào mùa lạnh nơi đây.
 
1. Lợn quay
 
Do đặc điểm khí hậu nên người Lạng Sơn ưa chuộng các món quay, nướng hơn cả. Và người Lạng Sơn cũng có cách sáng tạo đặc biệt để món ăn nơi đây mang hương vị không thể lẫn, lại càng không thể quên.
 
 
 
Trong các món quay, nướng xứ Lạng, có lẽ ngon hơn cả,  nổi tiếng hơn cả là lợn quay lá mắc mật. 
 

Lợn thường được quay nguyên con 
 
Không giống cách chế biến ở bất kì nơi đâu, lợn quay Lạng Sơn thường được quay nguyên con. Những con lợn quay với lớp da vàng rộm sinh động; khi ăn, thịt vừa ngọt vừa giòn, không ngấy, thơm hương đặc trưng của lá mắc mật và các gia vị ướp mà bất kì ai nếm thử một lần đều sẽ nhớ mãi. 
 

Lợn quay là vật tế quan trọng trong các dịp lễ hội. 
 
Vị ngậy béo của thịt vừa chín tới, thêm lớp bì giòn tan, chấm với nước sốt lấy từ trong bụng lợn cũng thoảng hương mắc mật thơm phức sẽ là kỉ niệm không thể quên cho mỗi thực khách mỗi khi thưởng thức món đặc sản địa phương này.
 
2. Vịt quay
 
Không phải chỉ riêng Lạng Sơn mới có món vịt quay nhưng độc đáo nhất trong hương vị phải kể tới món vịt quay móc mật, đặc sản xứ Lạng. 
 
 
 
Vịt được chọn lựa kĩ lưỡng từ vựa lúa Thất Khê, mổ moi khéo léo để lấy hết nội tạng, đường chỉ mổ chỉ vừa đủ để nhồi nhân vào.
 
Vịt được buộc chặt cổ để khi nhồi nhân, hỗn hợp nhân sẽ không chảy ra được. Mỗi con vịt được nhồi khoảng 3-4 muôi nước sốt trước khi được khâu kín lại, bơm căng lên. 
 
 
 
Nước sốt nhồi bụng vịt được pha từ trên 10 loại gia vị khác nhau nhưng không thể thiếu lá và quả móc mật.Các gia vị tẩm ướp khác còn phải kể tới như đinh hương, thảo quả, hoa hồi, hạt tiêu, xì dầu, muối, mật ong, hành, tỏi...và một loại đậu tương lên men tên gọi tàu tro. 
 
Vịt được tưới nước sôi già cho da săn lại, tẩm qua nước pha mật ong rồi treo trong lò nướng hình trụ. Sau khoảng 20 phút, công đoạn chao vịt mới được tiến hành. Vịt được chao trong dầu sôi từ 25-30 phút nữa là thịt đã chín đều và đã sẵn sàng để thưởng thức. 
 
 
 
Miếng thịt thơm ngào ngạt hương móc mật, ngọt ngậy vị mật ong, chấm cùng phần nước chắt từ bụng vịt thay cho xì dầu hay nước mắm thông thường.
 
3. Khâu nhục
 
Một món ăn lạ tai, vui miệng mà không kém phần đặc sắc khác của xứ Lạng là thịt khâu nhục. Món ăn được coi là đặc sản của đồng bào người Nùng xứ Lạng.
 
 
 
Món ăn đòi hỏi kĩ thuật nấu nướng phức tạp với rất nhiều loại gia vị đặc trưng như khoai lang, lá tàu soi.Lá tàu soi là một loại rau muống mặn dùng làm thức ăn mặn của người Hoa. Lá đem rửa cho hết sạn, băm nhỏ rồi trộn đều với tương tàu-choong, xì dầu, húng lìu…xào sơ qua rồi cho vào tô thịt. Thịt thui qua lửa cho đổi màu rồi cho vào luộc chín, dùng tăm chọc nhiều lỗ nhỏ trên bì rồi lại đem chiên cho vàng rộm, giòn bì. Miếng thịt chao xong để nguội, xắt thành những miếng dày khoảng 0,5 cm rồi xếp đều vào tô.
 
 
 
Tô thịt có lót sẵn các nguyên liệu được hấp cách thủy trong khoảng 5 phút rồi được khéo léo úp lại ra đĩa, tạo thành một “quả đồi” nhỏ xinh. Món ăn đạt tiêu chuẩn khi không bị vỡ nát, màu đẹp, thịt ngọt mềm cùng lớp bì vàng rộm ngon mắt tỏa hương thơm ngào ngạt đánh thức vị giác.

Theo Depplus


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.