Những trải nghiệm thú vị trên phá Tam Giang

Phá Tam Giang - Huế đẹp vào buổi hoàng hôn. Màu nước lóng lánh ánh vàng, những cánh đồng nuôi tôm trên Phá kết lại thành những hình thù khác nhau hút hồn lữ khách.

Phá Tam Giang - Huế đẹp vào buổi hoàng hôn. Màu nước lóng lánh ánh vàng, những cánh đồng nuôi tôm trên Phá kết lại thành những hình thù khác nhau hút hồn lữ khách.

Ngay từ đầu bến là một khu chợ khá nhộn nhịp với nhiều hàng hóa không khác gì các khu chợ trong thành phố, song đặc biệt hơn là khi chiều xuống, hoàng hôn tím nhuộm màu trên phá thì chợ thật sự ồn ào bởi các ghe thuyền đánh bắt thủy hải sản trở về, tôm, cá, mực tươi rói được chuyển nhanh từ dưới thuyền lên chợ, rồi lại chuyển từ chợ xuống các thuyền buôn cá tôm khác đi khắp các chợ khác quanh vùng. Phá Tam Giang rộng, nước ngọt trong mùa mưa lũ và nước lợ khi vào mùa khô hanh.

Cảnh đẹp mê hồn của phá Tam Giang.

Cảnh đẹp mê hồn của phá Tam Giang.

Trên hành trình khám phá phá Tam Giang, không gì thú bằng được ghé lại quán ăn ngay đầu đò ngang, thưởng thức những đặc sản cá, tôm, cua, … tươi rói, nhảy tanh tách, ăn đến đâu thơm ngọt đến đấy. Chính nguồn nước lợ tạo nên từ sự hòa trộn giữa nước biển và nước sông nơi một địa vực đặc thù đã làm cho tôm cá ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có được cái phong vị đặc biệt ấy…

Còn nữa, sứa ở phá Tam Giang to mẩy, vỏ lốm đốm đỏ, mềm mềm như trái bong bóng, ngư dân kéo lưới đáy lên và lôi từng con sứa ra ngoài, chất lên ghe, sứa nhiều đến độ chất đầy ghe ngư dân đành thả chúng về với nước vì không còn chỗ chứa. Về phá Tam Giang chúng ta còn được tham quan các ngôi nhà chồ đặc biệt dành cho ngư dân ở đây để thưởng thức một cuộc sống thanh thản, trong lành và đầy ắp tiếng cười.

Hình ảnh của phá Tam Giang khiến không ít người rung động.

Hình ảnh của phá Tam Giang khiến không ít người rung động.

Vùng đầm phá mênh mông này từng được biết đến như một vùng quê nghèo khó, tù đọng bởi lượng cá tôm mọn mằn so với biển khơi, thị trường tiêu thụ lại chỉ bó gọn, khép kín ở địa phương. Nhưng đó là chuyện ngày trước. Xưa kia đến với phá Tam Giang không dễ nhưng giờ đây người ta đã có thể dễ dàng đến đây, ngủ lại để ngắm sao trời hay đón bình minh trên sông nước. Sự bình yên nơi đây không thể tìm thấy ở bất cứ đâu.

Phá Tam Giang đẹp là vào buổi hoàng hôn, màu nước lóng lánh ánh vàng. Chân trời trải dài xa tít. Những cánh đồng nuôi tôm trên phá kết lại thành những hình thù khác nhau hút hồn lữ khách. Trong quang cảnh ảm đạm của một chiều mưa, phá Tam Giang vẫn hiện lên vẻ đẹp hoang dã, Những vạt nắng cuối cùng của một ngày chợt bừng lên, cắt xéo qua không gian tĩnh lặng mênh mang, chấn vào những con sóng vỗ ì oạp và yếu ớt đuổi theo những chiếc thuyền đang lặng lẽ khuất dần trên những “con đường” nước như mê cung rẽ về khắp ngả đầm phá.

Những người dân ở đầm phá sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng hải sản. Sáng sáng, đàn ông dong thuyền ra khơi còn đàn bà vào phá cào nghêu chỉ với dụng cụ là cây cào, chiếc nón lá đội đầu. Các chị em phải ngâm mình hàng tiếng đồng hồ dưới nước khiến cho những đôi bàn chân gầy sạm lúc nào cũng nhợt nhạt và bấy bớt.

Những chiếc thuyền thô sơ là phương tiện ra khơi của người dân nơi đây.

Những chiếc thuyền thô sơ là phương tiện ra khơi của người dân nơi đây.

Du khách thường về chơi phá Tam Giang bằng thuyền, theo dòng Hương Giang vào sông Đông Ba, đi qua phố Bao Vinh tới bến đò Vĩnh Tu, là ra đầu nguồn. Khách cũng có thể đi xe máy theo QL49B về thị trấn Thuận An, có cầu và đường nhựa xuyên suốt 50 km trên dải cát giữa biển và đầm phá.

Theo Zing




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.