Tết Đoan Ngọ và những món ăn giết sâu bọ không thể thiếu

Cứ đến ngày Tết Đoan Ngọ, các gia đình lại chuẩn bị những món ăn, hoa quả, bánh trái truyền thống để "giết sâu bọ".

Cứ đến ngày Tết Đoan Ngọ, các gia đình lại chuẩn bị những món ăn, hoa quả, bánh trái truyền thống để "giết sâu bọ". Đây là một phong tục đã gắn bó bao đời này và không thể thiếu của người Việt.

>> Những bí quyết nấu nướng để trở thành bà nội trợ đảm đang

Người ta cho rằng vào mồng 5/5 (âm lịch), các loại ký sinh trong đường ruột thường ngoi lên và con người có thể ăn thức ăn, hoa quả vị chua, chát và nhất là rượu nếp, có thể loại bỏ chúng.  Dưới đây là những món ăn đi cùng năm tháng trong dịp Tết Đoan ngọ.


Hoa quả được chọn để cúng và ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ chủ yếu là các loại quả mùa hè, tươi ngon và có vị chua chua, thơm nức.  Ở miền Bắc, những loại quả thời vụ điển hình như mận, vải, đào đều không thể thiếu trong mâm cúng.


Theo dân gian, rượu nếp được ăn ngay khi vừa ngủ dậy thì diệt sâu bọ rất hiệu nghiệm.



Nếu ở miền Bắc có rượu nếp thì ở miền Trung Tết Đoan ngọ lại không thể thiếu được bánh ú tro (miền Bắc gọi là bánh gio). Bánh ú tro được chế biến từ 2 nguyên liệu chính là gạo nếp và nước tro. Cắt từng miếng bánh nhỏ, chấm vào bát mật mía màu vàng óng, thơm phức rồi nhẩn nha thưởng thức mới thấy hết sự hòa quyện ngọt mát hấp dẫn này.


Không có rượu nếp như miền Bắc, người miền Nam đón Tết Đoan ngọ bằng cơm rượu. Cơm rượu miền Nam được vo thành viên tròn, món ăn có nước tiết ra, pha thêm đường nên có vị ngọt đúng chất miền Nam. Ngoài ra nước cơm rượu còn có thể sử dụng để làm bánh bò cơm rượu và tạo thành cặp đôi hoàn hảo cho ngày giết sâu bọ.

Trong ngày Tết Đoan Ngọ, người ta còn biến tấu một số món ngon khác từ nếp cẩm như xôi nếp xẩm, chè nếp cẩm, sữa chua nếp cẩm, chè chuối nếp cẩm.

Chè trôi nước không chỉ là món chè truyền thống trong ngày 3/3 âm lịch, mà nó còn là món ăn được yêu thích vào ngày Tết Đoan ngọ. Từng viên chè tròn làm bằng bột nếp trắng, bên trong có nhân đậu xanh, ăn cùng với nước cốt dừa rất hấp dẫn.


Thịt vịt là một món ăn không thể thiếu trong ngày Tết “giết sâu bọ” của người dân miền Trung. Một số giải thích rằng, vịt có tính hàn, ăn vào sẽ giúp cơ thể mát mẻ, bổ dưỡng trong những ngày oi bức đầu tháng 5 âm lịch. Trong khi đó, một số lại quan niệm, vịt sẽ bắt đầu béo ngậy, thơm ngon hơn kể từ ngày mùng 5/5 (âm lịch) trở đi. 


Chè kê cũng là món ăn rất đặc trưng cho ngày Tết Đoan Ngọ ở Huế. Những hạt kê mẩy tròn sau khi được xay cho tróc vỏ, ngâm và đun sôi đến khi nở mềm, sền sệt, bỏ thêm đường và nước gừng sẽ cho ra nồi chè thơm phức với màu vàng kê quyến rũ.

Khác với người Kinh có cơm rượu nếp, bánh tro, thịt vịt, đặc sản Tết Đoan Ngọ của người Nùng (Mường Khương, Lào Cai) là món bánh khúc. Nguyên liệu làm bánh là gạo nếp ngon, rau khúc, đậu xanh, hạt vừng đen. Bánh khúc có hình thù và cách làm gần giống bành dày.

Hà Linh (Tintuconline tổng hợp)
Theo VietNamNet


đặc sản

món ăn

truyền thống

Tết Đoan Ngọ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.